Kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường, đoàn thể với xã hội

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường, đoàn thể với xã hội

Để không ngừng nâng cao chất lượng và công tác giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng một trong những giải pháp cơ bản không thể thiếu, đó là kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường, đoàn thể và xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh. Quá trình kết hợp này sẽ tạo nên sự thống nhất trong tư tưởng và trong hành động đối với việc giáo dục đạo đức cho

thanh niên. Với vị trí chức năng riêng của mình, mỗi lực lượng, mỗi môi trường (gia đình, nhà trường, đoàn thể và xã hội) đều có vai trò, vị trí quan trọng riêng. Nếu ta buông lỏng hay xem nhẹ bất kỳ một yếu tố nào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên và kết quả đạt được sẽ không cao.

Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình tốt là những tế bào tốt của xã hội, cần phải tạo ra một môi trường lành mạnh, có văn hoá ngay từ trong gia đình và cả ngoài xã hội để thanh niên tự thể hiện và khẳng định mình.

Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rất rõ điều này. Nhiều gia đình rất có nề nếp, có truyền thống, thậm chí ông, bà, bố, mẹ, chú, bác đều là cán bộ công chức nhà nước thế nhưng con cái lại hư hỏng, sa vào con đường nghiện ngập, ăn chơi trác táng, tức là đã tuột khỏi vòng tay của người lớn, bị các tiêu cực xã hội lôi cuốn. Với nhạy cảm vốn có của tuổi trẻ, họ rất nhanh phát hiện những thói hư tật xấu, những việc làm tiêu cực của người lớn và đối với những thanh niên thiếu bản lĩnh, thiếu vốn sống và thiếu từng trải nên dễ học theo, làm theo những thói xấu đó. Do vậy, người lớn những bậc ông, bà, cha, mẹ,... phải là những tấm gương sáng cho con cháu mình noi theo. Gia đình là môi trường hết sức quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách của các em. Tất cả mọi lời nói, cử chỉ, việc làm của cha mẹ và những người trong gia đình đều có ảnh hưởng đến con cái. Hiện nay, nhiều gia đình mải làm ăn, lo kinh tế không có thời gian để ý đến con cái dẫn đến sự thiếu thốn tình cảm, thiếu sự giáo dục, quan tâm của cha mẹ, ông bà, giao phó trách nhiệm giáo dục lại cho nhà trường mà không nhận thức rõ được vai trò, chức năng của gia đình. Thế mạnh của gia đình là ở sự gắn bó, quan tâm, chăm sóc đến từng thành viên của mình, biết được mặt mạnh, mặt yếu của từng người, trên cơ sở của tình thương yêu đùm bọc, và trách nhiệm đối với nhau mà gia đình có thể tìm ra được phương pháp hữu hiệu, thích hợp mang sức mạnh cảm hoá to lớn, tác động đến đối tượng cần giáo dục mà nhà trường và xã hội không thể có được. Nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ:

Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình

thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [12, tr.103 -104].

Vì thế, Hồ Chí Minh nói rằng: Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình.

Bên cạnh gia đình, vai trò quản lý, giáo dục của nhà trường và các đoàn thể xã hội trước hết là đoàn thanh niên đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên cũng không kém phần quan trọng. Bởi nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, có nề nếp, có kỷ cương, kỷ luật, là nơi trang bị cho sinh viên, học sinh những kiến thức cơ bản, chính thống và cũng là nơi giáo dục cho thanh niên lý tưởng sống, rèn luyện cho thanh niên những phẩm chất đạo đức cần thiết của công dân, tạo dựng cho họ những ước mơ hoài bão lớn lao đồng thời cũng là cơ sở để họ biến những ước mơ đó thành hiện thực. Do vậy, một môi trường giáo dục hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

Vì giáo dục trong nhà trường là hoạt động có mục đích, mang tính chiến lược, với định hướng giá trị đạo đức, giá trị nhân cách tiến bộ, tôn trong nhân phẩm, phát triển tài năng, rèn luyện ý chí, trau dồi đạo đức. Trong nhà trường ngoài trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản, còn là nơi hướng họ đến những giá trị đạo đức cao đẹp, do vậy giáo dục đạo đức trong nhà trường cần phải kết hợp giáo dục những giá trị đạo đức mới và những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với những giá trị phổ quát của nhân loại và của thời đại, qua đó làm cho thanh niên hình thành nên những phẩm chất đạo đức và lối sống văn hoá. Trong các thiết chế xã hội, nhà trường chính là nơi cung cấp một cách có hệ thống những quan điểm, những phạm trù về các môn học, trong đó có môn đạo đức học, trên cơ sở đó làm cho các em hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức.

Để công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường đạt hiệu quả cao, thầy giáo, cô giáo là những tấm gương sáng về đạo đức cho sinh viên, học sinh noi theo. Hồ Chí Minh đã dạy: Một tấm gương sáng còn có giá trị hơn một trăm lần

bài diễn văn tuyên truyền. Đồng thời, người thầy biết tìm các hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên. Việc giáo dục đạo đức cho thế hệ thanh niên không chỉ bằng sách vở, câu chữ mà phải liên kết các hình thức hoạt động khác như: lao động, sinh hoạt, dã ngoại, giao lưu văn hoá,... Thông qua những hoạt động như vậy giúp thanh niên hiểu thêm nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong lao động và trong học tập, hiểu thêm những giá trị đạo đức và họ tự rèn luyện, tự giáo dục bản thân để trở thành những con người có ích cho xã hội. Trang bị cho họ một thế giới quan và phương pháp luận khoa học để họ tự giải quyết được những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của họ. Muốn vậy đòi hỏi đội ngũ thầy cô giáo phải nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi kiến thức, tu dưỡng rèn luyện đạo đức. Bởi người thầy là "kỹ sư tâm hồn", là người dẫn đường, chỉ lối và góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên. Tư cách của người thầy được thể hiện không chỉ trên lớp, ở trường mà còn cả trong những sinh hoạt hàng ngày. C.Mác đã từng viết: "chính con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục" [37, tr.10].

Rèn luyện đạo đức là công việc đầu tiên ở mọi lứa tuổi, mọi cấp học, đối với thanh niên ở các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học cần đề cao thực tế khẩu hiệu, "tiên học lễ, hậu học văn". Hồ Chí Minh là người đề cao việc giáo dục đạo đức ở mọi cấp học, người cho rằng, học trước hết để làm người. Trước hết phải đưa những phẩm chất, tiêu chí làm người vào trong mọi chương trình giáo dục. Hơn thế nữa cần cụ thể hoá đạo đức trong mọi quan hệ, từ nhà trường đến xã hội. Các quan hệ và bổn phận đó được xây dựng thành những chuẩn mực với nội dung chi tiết mà ngành giáo dục phải cụ thể hoá. Ở trường học các nhà quản lý phải giáo dục và đề cao tấm gương đạo đức của thầy, cô giáo bằng những chuẩn mực cụ thể. Muốn có những thế hệ công dân tốt Đảng và Nhà nước cần ưu tiên những người làm thầy, từ đời sống vật chất đến tinh thần để họ có điều kiện làm việc, chăm lo rèn luyện đạo đức, chuyên môn và có nhiều thời gian quan tâm đến công tác trồng người.

Trong nhà trường việc đánh giá đạo đức học sinh phải được đánh giá từ tổ, lớp, đoàn thể và được thực hiện một cách nghiêm túc. Kết quả đánh giá đạo đức đó phải là căn cứ quan trọng để phân loại đánh giá đạo đức học sinh.

Quá trình giáo dục đạo đức không những chịu sự chi phối của gia đình, nhà trường mà môi trường xã hội là mảnh đất không kém phần quan trọng để nuôi dưỡng, hình thành những ý thức đạo đức tốt đẹp. Xã hội là vườn ươm của những tài năng và cơ sở của sự hình thành đạo đức. Đạo đức không phải bỗng dưng mà có, nó được hình thành trên cơ sở của một thiết chế xã hội. Xã hội giữ vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện các phẩm chất đạo đức, lối sống của thanh niên, là môi trường rộng lớn mà ở đó có các cá nhân, các đoàn thể, các mối quan hệ giao tiếp với nhau trong lao động, học tập và sinh hoạt. Do vậy, đối với xã hội, trực tiếp là Nhà nước cần có những định hướng toàn diện về mặt kinh tế, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công tác thanh niên.

Các đoàn thể xã hội, đặc biệt là đoàn thanh niên, là tổ chức góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng và giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đoàn Thanh niên chính là hạt nhân chính trị tham gia vào việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống... cho thanh niên thông qua các hoạt động khác nhau như tham quan, du lịch, sinh hoạt chính trị, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao...và các phong trào do Trung ương đoàn phát động như, thanh niên tình nguyện, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Những hoạt động, phong trào trên mang ý nghĩa giáo dục đạo đức sâu sắc và được đông đảo thanh niên tham gia nhiệt tình. Đó cũng là sân chơi để thanh niên thể hiện tài năng, trí tuệ và bản lĩnh của tuổi trẻ đang lớn và trưởng thành.

Với vị trí, chức năng riêng của mình, mỗi môi trường (gia đình, nhà trường, đoàn thể và xã hội) đều góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Do vậy, gia đình, nhà trường và xã hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Nếu gia đình, nhà trường và xã hội không có sự kết hợp chặt chẽ trong giáo dục đạo đức, lối sống,..., không có kỷ luật nghiêm khắc đối với những hành vi sai phạm của

thanh niên thì ở đó sẽ dẫn đến nhiều thanh niên vi phạm kỷ luật, thậm chí còn sa vào các tệ nạn xã hội.

Vì thế, cần giáo dục, đào tạo và chuẩn bị hành trang cho thanh niên ngay từ trong gia đình, nhà trường, gắn kết chặt chẽ những cuộc vận động và phong trào của đoàn thanh niên trong thực tiễn cuộc sống để từng bước định hướng giáo dục. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp với sự tác động đa chiều, với nhiều sắc thái khác nhau để mỗi thành viên thanh niên học tập và rèn luyện đạo đức cho mình. Việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên là một giải pháp hết sức căn bản, là một nguyên tắc căn bản của giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Thực tế hiện nay cho thấy, thanh niên rất năng nổ, hoạt bát, và nhiệt tình trong lao động, học tập và rèn luyện, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Song bên cạnh đó cũng còn không ít thanh niên chưa thực sự tích cực, tự giác trong lao động, học tập và rèn luyện đạo đức, có sự biểu hiện lệch lạc trong tư tưởng, lối sống... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như những nguyên nhân đã phân tích ở phần thực trạng đạo đức của thanh niên Thanh Hoá, song trong đó có một nguyên nhân không kém phần quan trọng về phía gia đình, nhà trường và xã hội, đã có nơi, có lúc chưa thực sự chú ý, chưa có sự phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa ba lực lượng gia đình, nhà trường và xã hôị trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên. Để khắc phục tình trạng này, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc quản lý, giáo dục đạo đức cho thanh niên giữa gia đình, nhà trường và xã hội, chúng ta cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, để tạo ra hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho thanh

niên theo hướng hoàn thiện thì trước hết cả gia đình, nhà trường và xã hội đều phải tự xây dựng mình trong môi trường văn hoá lành mạnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên, làm cho thanh niên thực sự tin tưởng và tự giác phấn đấu và rèn luyện, môi trường gia đình, nhà trường, xã hội tác động không nhỏ đến việc hình thành tư cách đạo đức của mỗi

thanh niên. Một gia đình trong ấm ngoài êm, có trên, có dưới, tôn trọng lẫn nhau, điều đó sẽ tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của các em. Ông, bà, cha, mẹ là những người đi trước, là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách đạo đức của con em mình, do vậy, mỗi thành viên trong gia đình cần có sự gương mẫu, mẫu mực để con cháu mình học tập. Nhà trường cần phải giữ gìn nề nếp, kỷ cương, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh giúp cho học sinh, sinh viên nhận thức được giá trị đạo đức nào là cần thiết, là có ý nghĩa cho bản thân mình và cho xã hội. Đối với mối quan hệ thầy, trò thì cần phát huy hơn nữa tinh thần tôn sư trọng đạo, thầy ra thầy, trò ra trò, các thầy cô giáo phải là tấm gương sáng để học sinh, sinh viên noi theo. Xã hội và các tổ chức xã hội thể hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với thanh niên và công tác thanh niên, quan tâm động viên, khích lệ thanh niên tham gia các hoạt động mang tính chất giáo dục... Tất cả những yếu tố đó sẽ hình thành trong mỗi con người được giáo dục, mỗi thành viên tự nhận thức, tự giáo dục và rèn luyện bản thân mình.

Thứ hai, trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, giữa gia đình, nhà trường

và xã hội phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp, tránh tình trạng phân tán, biệt lập. Gia đình phải luôn nắm bắt được thông tin từ phía nhà trường về kết quả học tập, hạnh kiểm đạo đức và các mối quan hệ của con em mình đối với thầy cô và bạn bè, để có phương pháp uốn nắn, động viên, khích lệ các em đối với những thành tích mà các em đạt được và ngược lại răn đe, nghiêm cấm và có những biện pháp thích hợp đối với những hành vi sai trái trong học tập, trong lao động và trong quan hệ của các em, hướng các em đến những giá trị đạo đức tốt đẹp. Nhà trường, ở đây trực tiếp là những thầy cô giáo, chủ thể của giáo dục biết lắng nghe ý kiến của phụ huynh, trao đổi với phụ huynh những hoạt động của học sinh, sinh viên, tôn trọng ý kiến của học sinh, sinh viên, tạo động lực cho sự sáng tạo của các em và là chỗ dựa cả về tri thức, đạo đức và tài năng để các em phấn đấu. Chính các thầy cô giáo là người phát hiện những tài năng của học sinh, từ đó giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cả về tri thức, tình cảm, đạo đức hướng các em tới những mục đích cao đẹp. Các đoàn thể xã hội tạo ra những sân chơi bổ ích, đầu tư, tạo điều kiện cả về vật chất lẫn

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w