3. 1 2 Định hướng về hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
3.2. 3 Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng
Thu nhập từ hoạt động tín dụng tại SGDII- NHCTVN chiếm 80%/ tổng thu nhập của ngân hàng do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ là biện pháp cơ bản nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro và đảm bảo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Với thực trạng tín dụng tại SGDII – NHCTVN hiện nay còn có khả năng có rủi ro tiềm ẩn : Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao, dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm thấp, công tác phân tích đánh giá và quản lý tín dụng tuy đã có thực hiện nhưng chất lượng chưa cao. Do đó việc khắc phục những tồn tại trên nhằm nâng cao chất lượng tín dụng là biện pháp cần thiết nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro, cụ thể như sau
Thứ nhất : Tiếp tục cơ cấu lại dư nợ theo hướng bền vững, bằng các biện pháp - Tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo/tổng dư nợ
- Tăng tỷ lệ cho vay các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp :
Thứ hai : Cải tiến phương pháp đánh giá và quản lý tín dụng
Để đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn, cần phải tiến hành một loạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lư ợng tín dụng. Cụ thể :
- Xây dựng hệ thống thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tình hình kinh tế trên địa bàn; phân tích thông tin, dự báo các xu hướng phát triển của các ngành kinh tế, từ đó có chính sách đầu tư hiệu quả.
- Phân tích sâu thực trạng sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp xin vay vốn, khi phân tích cần phải đối chiếu so sánh với các năm trước, so sánh với chỉ số trung bình ngành về các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh để đánh giá chính xác quy mô tăng trưởng hay giảm sút của doanh nghiệp từ đó có quyết định tín dụng phù hợp.
- Phân tích hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua nhiều nguồn thông tin từ thị trường, ngành hàng từ bạn hàng của khách hàng…
- Xem xét vấn đề bảo đảm tiền vay (thực hiện đúng quy định, đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh).
- Đánh giá chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp xin vay, đặc biệt lưu ý đến khả năng quản lý và chuyên môn của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
- Phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp nhằm tăng cường kiểm tra giám sát đối với các doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao.