3 4 3 Nhóm biện pháp phòng ngừa tổn thất hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro:

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II-NHCTVN (Trang 32 - 33)

phòng rủi ro:

Việc phân loại tín dụng ở trên là cơ sở cho việc đưa ra quyết định mức độ giám sát và mức trích lập quỹ dự phòng đối với từng khoản cho vay. Để đưa ra mức trích lập quỹ dự phòng thích hợp cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác như lịch sử vay trả của người đi vay, tài sản bảo đảm và tất cả các yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Các yếu tố trên bao hàm trong nó là chất lượng của các chính sách và các công tác quản lý của ngân hàng, kinh nghiệm xử lý những thiệt hại trước đây, mức độ tăng trưởng của các khoản cho vay, chất lượng và khả năng quản lý trong khu vực cho vay, khả năng thu hồi vốn, sự thay đổi về điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh và các xu hướng kinh tế nói chung.

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro được đưa ra nằm trong giới hạn từ việc thực hiện theo các văn bản, quy định của ngành đến các quyết định của bản thân ngân hàng tùy thuộc vào hệ thống ngân hàng của nước đó.

Mức trích lập quỹ thường được quyết định bởi các các con số thống kê hiện tại về mức độ rủi ro tín dụng. Ở những nước có hệ thống luật pháp cho việc quản lý các khoản nợ phát triển thì mức trích lập nhỏ ví dụ như ở nước Mỹ mức trích lập khoảng 10% đối với các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn, 50% đối với các khoản tín dụng khó đòi và 100% đối với các khoản tín dụng thua lỗ, mất mát, còn ở những nước đang phát triển thì mức trích lập lên tới 20- 25 % đối với các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn.

Đối với những nước có hệ thống luật pháp chưa phát triển thì khuyến khích tỷ lệ trích lập như sau :

Khoản tín dụng Mức trích lập Đạt tiêu chuẩn (tốt) 0- 1% Cần được theo dõi 5- 10% Không đạt tiêu chuẩn (xấu) 10- 30%

Khó đòi 50- 70%

Mất mát, thua lỗ 100%

Có hai cách xử lý những khoản mất mát : một là :giữ nguyên khoản mất mát trên sổ sách cho đến khi thu hồi lại được (với cách thức này thì tỷ lệ dự trữ thường lớn), hai là: các khoản này phải được tất toán đưa ra khỏi sách kế toán chuyển vào khoản thua lỗ (với cách thức này thì tỷ lệ dự trữ thường nhỏ hơn).

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại sở giao dịch II-NHCTVN (Trang 32 - 33)