kiêm luôn hoạt động marketing. Nhưng phòng kinh doanh chỉ có 14 người quản lý các đại lý. Mà Công ty có trên 300 đại lý. Như vậy, trung bình một người phải quản lý khoảng 15 đại lý tại các tỉnh thành khác nhau. Như vậy thời gian theo dõi các đại lý là rất ít. Khối lượng công việc mà phòng kinh doanh đảm nhiệm quá lớn. Chính vì vậy, theo tôi Công ty cần đầu tư thêm nhân lực cho hoạt động của kênh.
Các nhân viên phòng kinh doanh đa số còn rất trẻ. Do đó họ còn thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt, chưa có ai được đào tạo chuyên môn về Marketing. Mà để có thể thiết lập kênh liên kết dọc, một trong những điều kiện mà Công ty cần thực hiện là có đội ngũ cán bộ quản trị Marketing và quản lý tiêu thụ có đủ trình độ và năng lực, có kiến thức về tổ chức quản lý các hệ thống kênh liên kết dọc. Do đó , trong thời gian tới Công ty phải có biện pháp đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên phòng kinh doanh để đảm nhiệm tốt các hoạt động Marketing, mà đặc biệt là công tác quản lý kênh phân phối. Công ty có thể thuê cho chuyên gia đến cơ quan đào tạo hoặc cử cán bộ, nhân viên của mình đi học tại các trường đại học tuỳ theo điều kiện của Công ty. Sau khi đã có trong tay những cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn Công ty cần thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị hệ thống kênh phân phối. Công ty cũng cần tạo ra những cơ chế nhằm phát huy tính sáng tạo, năng động của các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này.
Tóm lại: Chương III đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH Sơn Lucky House Việt Nam. Mặc dù các giải pháp chưa được phân tích chi tiết nhưng cũng đã cho chúng ta thấy một cách tổng thể những công việc cần làm và ý nghĩa cũng như lợi ích mà Công ty có thể thu được khi triển khai những giải pháp này. Tuy nhiên các nội dung công việc được liệt kê ra có vẻ là quá nhiều và việc triển khai đồng bộ tất cả là không thể và cũng không nên, nhưng có nhiều việc sẽ đạt hiệu quả
cao hơn và dễ triển khai hơn nếu trước đó Công ty đã thực hiện một số công việc khác.
Như vậy tốt nhất đối với Công ty là lập chương trình hành động để xác định thứ tự các bước triển khai cũng như mục tiêu cần đạt được của mỗi giai đoạn triển khai. Theo cách đó Công ty có thể xác định rõ hơn các điều kiện để triển khai thành công các giải pháp hoàn thiện kênh phân phối đồng thời tập trung được sức mạnh để triển khai thành công.
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường hiện nay, hệ thống kênh phân phối là vấn đề rất quan trọng và được quan tâm hàng đầu trong chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Và là định hướng chiến lược phát triển của Công ty cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của Công ty trên thương trường. Điều đó đòi hỏi Công ty phải có khả năng kinh doanh thực sự, có chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trường thì mới có thể đứng vững và tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay .
Như vậy qua phân tích sự hoạt động và tổ chức quản lý của hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH sơn Lucky House Việt Nam là một trong những Công ty hàng đầu trong ngành sơn. Để xây dựng hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh phù hợp với tình hình tài chính, tình hình nhân sự, đối thủ cạnh tranh, và các khách hàng mục tiêu, thì Công ty sơn Lucky House Việt Nam phải thực sự phấn đấu và nỗ lực hết mình trong việc phát triển và chiếm lĩnh được thị trường.
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty TNHH sơn Lucky House Việt Nam. Em thấy có nhiều vấn đề cần hoàn thiện hơn nữa trong hệ thống phân phối của Công ty. Vì chỉ có hệ thống phân phối hoàn chỉnh thì Công ty mới có thể phát triển ổn định lâu dài trên thị trường sơn nước. Bởi đây là một thị trường đầy triển vọng cả về hiện tại lẫn tương lai.
Trong quá trình thực tập tại Công ty sơn Lucky House Việt Nam Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ hiểu biết có hạn cho nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong có được sự góp ý của giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Kế Tuấn và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh để bài viết được tốt hơn .
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO
1. PGS.TS Trần Minh Đạo (2002):Giáo trình Marketing căn bản,Nxb Giáo dục,Hà Nội.
2. TS. Trương Đình Chiến (chủ biên) (2004): Giáo trình quản trị kênh phân phối,Nxb Thống kê,Hà Nội.
3. GS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền (2004) : Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp,Nxb Lao động –xã hội,Hà Nội. 4. Tài liệu thống kê, bán cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn
2003-2007.
5. GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (2004) : Giáo trình Quản trị chức năng thương mại của doanh nghiệp Công nghiệp, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội