House Việt Nam
Bên cạnh các thành công thì chính sách phân phối hiện tại của công ty vẫn còn những hạn chế nhất định:
+ Công ty vẫn còn sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu gây nên tình trạng tăng giá liên tục đối với mỗi sản phẩm. "sơn tốt phải sử dụng đến 70% nguyên liệu nhập ngoại", và sơn đã tăng giá 4-5% so với đầu năm vì nguyên liệu đầu vào tăng, và đó cũng là yếu tố "cạnh tranh gay gắt".Công cụ cạnh tranh bằng giá của công ty dễ bị ảnh hưởng do môtj số hóa chất vẫn phải nhập ngọai.
+ Mặc dù có áp dụng một phần của hệ thống kênh phân phối marketing dọc nhưng đa phần hệ thống kênh phân phối của công ty vẫn còn là kênh liên kết thông thường. Do đó mỗi thành viên của kênh luôn tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận của mình ngay cả khi có thể làm giảm lợi nhuận của cả hệ thống tổng thể. Hơn nữa công ty thực hiện phương pháp phân phối không hạn chế cho cả 03 khu vực thị trường cũng là yếu tố thứ hai tạo ra sự khó khăn trong việc kiểm soát và điều hành kênh.
+ Công ty chưa chú trọng lắm đến các hoạt động xúc tiến, quảng cáo truyền hình và tạp chí, internet, khuyến mãi, dịch vụ khách hàng.. cũng như vấn đề thương hiệu nên chưa thực sự tạo được điểm nhấn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Hoạt động nghiên cứu thị trường mới phát triển chưa thực sự được chú trọng. Lực lượng bán hàng khá mạnh, song chưa có biện pháp khuyến khích phù hợp để tăng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
+ Công ty chưa có quy định cụ thể đối với công tác tuyển chọn các thành viên kênh. Chính vì thế hoạt động của từng thành viên trung gian có rất nhiều
biến động khó kiểm soát. Điều này thể hiện qua mức doanh thu quá chênh lệch giữa các đơn vị cũng như giữa các kênh. Công tác tuyển chọn các thành viên kênh chưa thực sự chính xác. Điều này được thể hiện qua sự biến động doanh thu của các kênh, sự tăng doanh thu giữa các kênh không đều đó là do việc tuyển chọn và sử dụng kênh của Công ty chưa hợp lý.
+ Mức độ liên kết giữa các kênh chưa cao. Việc giải quyết xung đột trong kênh cũng như giữa các kênh chưa được tốt, dẫn tới việc Công ty bị mất trung gian, khách hàng và hình ảnh của Công ty dễ bị phai mờ bởi người tiêu dùng.
+ Trình độ của cán bộ quản lý kênh và lực lượng bán hàng của Công ty, các tổng đại lý, cửa hàng bán lẻ còn nhiều hạn chế- nguyên nhân là do Công ty chưa có chính sách đào tạo bổ sung và đào tạo chuyên sâu đối với lực lượng này. Do vậy họ chỉ làm việc theo kinh nghiệm mà không áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý kênh, mặt khác khi lựa chọn các tổng đại lý, các cửa hàng bán lẻ Công ty chưa thực sự quan tâm đến các yếu tố để lựa chọn các thành viên kênh.