2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà
2.1. Hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
* Cơ sở lý luận
Trong mỗi doanh nghiệp muốn tạo ra được sự hiệu quả trong công việc thì việc xây dựng được định mức là nội dung cần được chú trọng đúng mức, và càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất ở đó NVL chiếm tỷ trọng lớn, công tác định mức tiêu dùng NVL càng quan trọng. Có thể nói rằng công tác định mức nói chung và định mức tiêu dùng NVL nói riêng là một nội dung của công tác quản lý, vì thế muốn nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp không thể không coi trọng việc nâng cao hiệu quả của công tác định mức. Định mức phải được xây dựng cho phù hợp với điều kiện tiêu dùng và bảo quản đối với mỗi loại NVL và cho tất cả khâu nào, công việc nào có sử dụng NVL bởi:
Định mức tiêu dùng NVL là căn cứ để xây dựng và thực hiện kế hoạch mua sắm, dự trữ NVL. Xây dựng được một kế hoạch đúng sẽ đảm bảo được tiến độ sản xuất, giảm thừa thiếu, bổ sung NVL.
Định mức tiêu dùng NVL là căn cứ xác định và tổ chức tiếp nhận và cấp phát NVL đúng và kịp thời cho các phân xưởng sản xuất.
Định mức tiêu dùng NVL không những là thước đo đánh giá việc áp dụng những tiến bộ của công nghệ, kỹ thuật mà còn là chỉ tiêu kích thích được cán bộ công nhân viên sử dụng đúng đắn, hợp lý, tiết kiệm NVL mà vẫn đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm.
Từ đó ta thấy xây dựng định mức tiêu dùng NVL là nội dung quan trọng nhất, là điểm xuất phát của quá trình sử dụng NVL, hơn nữa các điều kiện lưu kho và sử dụng thường xuyên thay đổi nên bộ phận xây dựng định mức cũng phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra và hoàn thiện định mức, hạ thấp định mức tiêu hao NVL góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Cơ sở thực tiễn
xây dựng trên cơ sỏ hoàn thiệncác định mức trước đây bằng các phương pháp thống kê kinh nghiệm nên chưa đảm bảo được tính tiên tiến, hiện thực, dẫn đến lượng NVL còn dùng lãng phí.
Phương thức tiến hành
Để hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng NVL, trước hết cần phải xem xét lại cơ cấu của định mức gồm phần NVL kết tinh trong sản phẩm và phần tổn thất có tính chất công nghệ. Để hạ thấp định mức, ta cần:
Giảm lượng NVL kết tinh trong sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, từ đó làm giảm chi phí NVL trong sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
Giảm tỷ lệ hao hụt quy định cho mỗi lợi NVL sản xuất sản phẩm tới mức tối thiểu mà máy móc và trình độ công nhân có thể làm việc với lượng NVL đó.
Muốn xây dựng được định mức hợp lý, các cán bộ phụ trách phải là người am hiểu vấn đề, có kiến thứcc chuyên sâu bởi thế:
Cử các bộ xây dựng định mức đi học tâp, nghiên cứu theo phương pháp cao hơn đó là phương pháp phân tích.
Xem xét, đánh giá thực trạng công nghê, kỹ thuật, trình độ tay nghề công nhân và lượng vốn cần thiết để áp dụng phương pháp này. Trên cơ sở đó có hướng đầu tư thoả đáng như cải tiến quy trình công nghệ, bố trí lại sản xuất, mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhâ, bồi dưỡng kiến thức về ISO, nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra chất lượng NVL đầu vào…..
Để xây dựng được phương pháp phân tích cần thực hiện đúng theo 3 bước sau: Bước 1: Thu thập, nghiên cứu tài liệu về đặc tính kỹ thuật của mỗi loại NVL. Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức và các nhân tố ảnh hưởng tới nó như tỷ lệ hao hụt tại các phân xưởng, hàm lượng NVL kết tinh trong sản phẩm.
Bước 3: Tổng hợp các thành phần đã được tính toán trong định mức Để thực hiện được sự điều chỉnh phải dựa trên:
Trình độ máy móc, thiết bị mới, tương đối đồng bộ
Trình độ công nhân ở mức trung bình, công nhân thợ bậc cao còn ở mức khiêm tốn.
Nguyên nhân gây lãng phí là do chủng loại NVL không phong phú, chất lượng chưa thực sự tốt, sai quy trình công nghê, vận hành máy…
Theo bảng báo cáo tình hình tiêu hao NVL, tỷ lệ tiêu hao NVL chính so với định mức trên các công đoạn sản xuất ta thấy nếu áp dụng biện pháp này công ty sẽ giảm được một lượng là 7041.656 kg bông.
Do đó sau khi hoàn thiện định mức tiêu hao công ty sẽ tiết kiệm được: 7041,656*22.920=-161.394.755,5 (đồng) (tính theo đơn giá năm 2007) Lượng NVL hao phí thêm là:
7,868+41,56+156,24+470,05+624=1299,718 (kg) Chi phí NVL tiêu hao thêm là:
1299,718*22.920=29.789.536,56 (đồng)
Vậy trong năm 2007 nhà máy sợi tiết kiệm được một lượng chi phí là: -161.394.755,5+29.789.536,56 = - 131.605.218,9 (đồng)
NHÀ MÁY SỢI HÀ NỘI
Bảng 3.2: BÁO CÁO TÌNH HÌNH TIÊU HAO VẬT TƯ CHÍNH TRÊN CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT
Tháng 1 năm 2007
Đơn vị: kg TT
Công đoạn
Định mức tiêu hao Tỷ lệ thực tế đã tiêu hao Tăng, giảm Thực tế sử dụng
Điều chỉnh Tổng Hồi Phế 1 Phế 2 Rối Tổng Hồi Phế 1 Phế 2 Rối Tổng Hồi Phế 1 Phế 2 Rối
I Sợi cọc 1 Cung bông 2.5 1.3 1.2 2.37 0.21 1.08 1.08 0 -.0.13 0.21 -0.22 -0.12 0 325.8 -42.354 2 Chải 7 1.1 2.9 3 6.92 1.43 3.2 2.29 -0.08 0.33 0.3 -0.71 0 855.5 -68.44 3 Ghép 0.27 0.05 0.16 0.06 0.21 0.15 0.06 -0.06 0.1 -0.16 0 0 835 -50.1 4 Thô 0.29 0.05 0.18 0.06 0.09 0.05 0.04 0 -0.2 0 -0.18 -0.02 831 -166.2 5 Sợi con 3.22 2.5 0.5 0.3 0.02 2.75 2.48 0.25 0.02 -0.67 -0.02 -0.6 -0.05 0 2365 -1584.55 6 Sợi ống 0.23 0.05 0 0.15 0.03 0.32 0.12 0.2 0.09 -0.05 0 -0.03 0.17 85.4 7.686 7 Đậu 0.02 0.02 0.06 0.06 0 0.1 0 0 0.06 0.04 415.6 41.56 8 SE 0.01 0.01 0.08 0.01 0.08 0 -0.01 0.08 0.01 1953 156.24 9 Quét nhà 0.5 0.6 1.45 0 0.85 0 0 0.85 0 553 470.05 10 Hao bay 0.6 0.6 1.3 0 0.65 0 0 0.65 0 960 624 11 Thí nghiệm 0.01 0.01 0 -0.1 0 0 0 -0.1 245.5 -24.55 Cộng 14.43 3.75 5.04 5.97 0.08 13.39 4.32 4.28 6.76 0.23 1.57 0.69 0.02 0.84 0.22 9423 7041.656