Về việc xây dựng kế hoạchcung ứng nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 34)

1. Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Dệt 19/5 Hà Nội

1.2.1.Về việc xây dựng kế hoạchcung ứng nguyên vật liệu:

1.2.1.1. Xác định cầu NVL trong kỳ kế hoạch

Căn cứ để lập kế hoạch NVL:

Theo cơ chế mới của công ty, mỗi phòng ban chức năng được giao nhiệm vụ cụ thể, phòng vật tư là nơi quản lý vật tư cho sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng, vận chuyển, bốc dỡ…bởi vậy ,việc lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu do phòng vật tư và phòng kế hoạch đảm nhiệm. Căn cứ vào đơn hàng đã kí kết, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sẽ lên kế hoạch cụ thể cho từng đơn hàng. Dựa vào định mức để xác định tổng hạn mức là 101.5% định mức, có tỷ lệ dôi ra này nhằm phòng trừ tỷ lệ sai sót. Từ đó phòng vật tư sẽ lên kế hoạch mua vật tư, với tỷ lệ là 105% so với định mức phòng khi thiếu hụt.

Bảng 2. 2 : Nhu cầu nguyên vật liệu năm 2007

Đơn vị: 1000 đồng

STT Tên nguyên liệu ĐVT Nhu cầu Đơn giá Thành tiền

1 Vải 0289 K160 m 399.000 16,0 6.384.000 2 Vải 0289 K160 TP m 210.000 16,5 3.465.000 3 Vải HNOI m 245.000 18,5 5.532.500 4 Vải HNAM m 125.000 16,3 2.037.500 5 Vải cân m 95.000 11,2 1.064.000 6 Vải 0726 K160 m 364.000 17,5 6.370.000 7 Vải 0726 K160 TP m 180.000 18 3.240.000 8 Vải 0614 K150 tẩy trắng m 170.500 22 3.751.000 9 Vải 0525 K165 m 143.000 17,8 2.545.400 10 Vải 0511K SK160 m 129.000 14 1.806.000

Nguồn. Phòng kế hoạch thị trường Phương pháp xác định nhu cầu nguyên vật liệu

Công ty Dệt 19/5 là loại hình doanh nghiệp sản xuất hàng loạt, với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, sản phẩm được sản xuất bởi mỗi loại vật liệu khác nhau, vì vậy em chỉ xin trình bày phương pháp tính toán của loại NVL chính.

- Công thức tính lượng NVL thứ i để sản xuất ra sản phẩm k: Qik = Σ[(Đik*Qk)*(1+Tk)]

Trong đó:

Qik : Cầu NVL thứ i để sản xuất sản phẩm k trong kỳ kế hoạch

Đik : Định mức tiêu dùng loại NVL thứ i để sản xuất ra một sản phẩm k Tk : Tỷ lệ hao hụt NVL

Qk : Số lượng sản phẩm thứ k được sản xuất trong kỳ kế hoạch - Chi phí NVL i để sản xuất số sản phẩm k trong kỳ kế hoạch:

Cik = Qik* Pi

Trong đó:

Cik : Chi phí NVL i để sản xuất sản phẩm k Pi : Giá NVL i

Ví dụ: Nhu cầu vải 0614 K150 tẩy trắng để sản xuất 5.000 áo, định mức tiêu hao cho 1 sản phẩm là 0,52m, đơn giá là 22.000 đồng, tỷ lệ hao hụt 2% là:

5.000 * 0,48 * (1+0,02) = 2.448 m Chi phí NVL để sản xuất là:

2.448 * 22.000 = 53.856.000 (đồng)

1.2.1.2. Xác định lượng đặt hàng, thời gian đặt hàng

Để xác định được lượng đặt hàng hợp lý, tối ưu là yếu tố rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến nhiều chi phí kèm theo, nếu đặt hàng lớn thì giảm số lần đặt hàng, tiết kiệm được chi phí kinh doanh đặt hàng, giảm chi phí mua hàng với số lượng lớn, đảm bảo được sự chắc chắn về NVL; nhưng đặt hàng quá lớn sẽ làm lưu kho lớn, cần vốn lưu động lớn gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngược lại nếu đặt hàng quá ít dẫn đế chi phí kinh doanh lưu kho giảm nhưng vẫn không đem lại hiệu quả kinh doanh cao vì chi phí kinh doanh bình quân liên quan đến mua sắm và vận chuyển lớn, không được giảm giá mua hàng, sự gián đoạn trong khâu cung ứng.

Tại công ty, việc xác định lượng đặt hàng và thời gian đặt hàng là hoạt động gắn liền với sản phẩm. Bởi căn cứ trên đơn hàng đã được kí kết, công ty mới lên kế hoạch về NVL, sau khi xem xét để lựa chọn nhà cung ứng có trong danh sách, phòng vật tư tiến hành lập đơn đặt hàng và trình duyết lên Giám Đốc, nếu đơn hàng đã được duyệt thì phòng sẽ gửi đơn đặt hàng và kí kết hợp đồng mua hàng. Chỉ khi có đơn hàng hay có nhu cầu sản xuất thì công ty mới cho xây dựng kế hoạch mua sắm NVL. Do đó lượng NVL cần mua sắm thường được xác định bằng lượng NVL cần để sản xuất ra số sản phẩm theo đơn hàng hoặc theo kế hoạch sản xuất. Đây cũng chính là lượng dự trữ tối thiểu cần thiết mà công ty cần có. Khi có nhu cầu NVL phòng vật tư lập nhu cầu NVL đưa xuống các thủ kho, trên cơ sở kiểm tra lượng tồn kho để xem đủ thì xuất, không đủ thì tiếp tục lập đơn và gửi đơn hàng như vừa nói ở trên.

Với phương thức đặt hàng như vậy, công ty sẽ giảm được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, hao hụt, mất mát…Nhưng việc đặt hàng như thế cũng sẽ gây khó khăn như: lượng tiền thanh toán cho việc thanh toán không có đủ, khách hàng không có NVL để đáp ứng kịp thời, nếu điều này xảy ra sẽ làm tăng thời gian máy móc ngừng hoạt động, người lao động không có đủ việc để làm…dẫn đến chi phí kinh doanh tăng lên, giảm hiệu quản kinh doanh của công ty. Hơn nữa việc mua sắm như thế dẫn đén hiệu quả kinh doanh của công ty không cao do chi phí kinh doanh bình quân liên quan đến mua sắm, vận chuyển lớn, không được giảm giá mua hàng….

DỆT 19/5 HÀ NỘI

Biểu mẫu số:

Đơn đặt hàng

Hôm nay, ngày…tháng….năm… Kính gửi…..

Công ty TNHHNN MTV Dệt 19/5 Hà Nội xin gửi quý công ty đơn đặt hàng sau, rất mong được đáp ứng, xin cảm ơn.

1. Tên hàng, số lượng, đơn giá

STT Tên vật tư Mã hiệu ĐVT Số lượng Đơn giá Tổng giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 2 …

2. Quy cách chất lượng hàng hoá 3. Phương thức thanh toán 4. Giao nhận vận chuyển Hàng giao tại

Thời gian giao hàng Vận chuyển

5. Kiểm tra nghiệm thu

Thực hiện kiểm tra vật tư đầu vào theo quy trình (tuỳ theo từng chủng loại vật tư để đưa ra các yêu cầu cho việc kiểm tra).

Xin chân trọng kính chào

Giám đốc công ty

1.2.2. Về việc thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu

Sau khi đã lên kế hoạch cung ứng NVL, phòng vật tư chịu trách nhiệm theo dõi giá cả, số lượng NVL thực tế cần cho quá trình sản xuất.Từ đó cân đối lại kế hoạch cung ứng NVL. Trên cơ sở có sự hợp lý của kế hoạch cung ứng NVL, tiến hành duyệt giá, lựa chọn nhà cung ứng, nhập kho NVL và tiến hành các biện pháp kiểm tra, bảo quản.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel: 0918.775.368

Xác định nhu cầu dự kiến Đơn hàng/Kế hoạch

Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng NVL Tập hợp danh sách Lựa chọn nhà cung ứng Lập kế hoạch mua Đặt hàng

Nhập kho theo dõi cung cấp

Thanh toán, hoàn thuế, lưu hồ sơ

CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5

Bảng 2.3: Kế hoạch cung ứng vật tư NLC Năm 2007

Tên vật tư ĐVT Tồn đầu kì TH năm 2006 KH năm 2007

Số lượng

Đơn giá Số lượng Thành tiền Số lượng Đơn giá dự kiến Thành tiền Bông cot kg 295.150 20.800 2.960.800 61.584.640.000 3.874.000 22.920 88.792.080 Xơ PE kg 21.300 150.000 3.195.000.000 180.000 27.600 4.968.000 Cộng 64.779.640.000 93.760.080.000 Sợi PE+PC kg 42.500 30.500 52000 1.586.000.000 80.000 34.500 2.760.000 Sợi cot kg 6.100 29.235 453.000 13.434.455.000 615.000 34.500 21.217.500 Cộng sợi 14.829.455.000 585.000 23.977.500 Tổng cộng 79.609.095.000 141.715.080.000 Nguồn.Phòng vật tư

1.3. Nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu và lựa chọn nhà cung cấp

Do đặc thù của sản phẩm dệt may, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, bởi vậy việc lựa chọn nhà cung cấp sao cho phù hợp nhất về giá cả và chi phí vận tải đòi hỏi công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu và lựa chọn nhà cung cấp. Trên thị trường lại có rất nhiều loại nguyên vật liệu có phẩm cấp khác nhau có thể đáp ứng được khách hàng này nhưng lại không đáp ứng được khách hàng khác. Vì thế, việc tính toán đầy đủ các khía cạnh để lựa chọn được nhà cung ứng vừa đảm bảo về chất lượng, thời gian, vừa đảm bảo được chi phí mua sắm và vận chuyển là yêu cầu quan trọng được đặt ra.

Việc tiến hành mua sắm nguyên vật liệu của phòng vật tư chủ yếu thường xuyên dựa vào uy tín của các đơn vị cung ứng nguyên vật liệu với từng chủng loại khác nhau.

-Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung ứng

Cung cấp được chất lượng NVL đảm bảo yêu cầu sản xuất dịch vụ, là yêu cầu tối quan trọng để đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao.

Giá cả phù hợp với giá mặt bằng thị trường, phù hợp với điều kiện tài chính của công ty.

Đảm bảo về mặt tiến độ, thời gian cung ứng, có năng lực đáp ứng vật tư tự phục vụ cho sản xuất của công ty để tránh làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, không xảy ra tình trạng thiếu hụt vật tư làm chậm thời gian hoàn thành.

- Phương pháp đánh giá nhà cung ứng

Để lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp công ty dựa trên những cơ sở như sau:

Dựa trên hồ sơ về quy trình cung ứng cụ thể mà những người cung ứng đã từng hợp tác với công ty trong thời gian vừa qua.

Dựa trên đánh giá của bên thứ ba (chứng chỉ, chứng nhận mà đơn vị đó nhận được), thông qua đó chứng tỏ được uy tín của đơn vị cung ứng trên thị trường NVL về chất lượng, khả năng đúng hạn, kịp thời đảm bảo cho cho công ty sản xuất liên tục nhờ vào việc đáp ứng đầy đủ NVL. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở những thông tin thu thập được, công ty tiến hành phân tích, đánh giá để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất.

- Xây dựng duy trì mối quan hệ

Chọn đơn vị cung ứng: khi đã có quyết định mua vật tư, phòng vật tư chịt trách nhiệm lập danh sách các đơn vị cung ứng trình lên Tổng Giám Đốc phê duyệt, nếu các đơn vị cung ứng nào đó được phê duyệt nhưng lại không đáp ứng được thì phải lựa chọn đơn vị cung ứng khác theo trình tự như sau:

Bước 1: Thu thập những thông tin của ít nhất 2 đơn vị cung ứng về loại NVL cần cung cấp.

Bước 2: Lấy thông tin trực tiếp từ các đơn vị cung ứng khi họ chào hàng, cho xem mẫu vật tư, phiếu kiểm tra hay chứng chỉ chất lượng…

CÔNG TY TNHHNN MTV DỆT 19/5 HÀ NỘI

PHIỂU XEM XÉT CÁC ĐỀ NGHỊ CỦA NHÀ CUNG ỨNG 1. Về phần nhà cung ứng

Nhà cung ứng... Địa chỉ...Điện thoại... Tên người liên hệ... Địa chỉ...

Các yêu cầu thay đổi của nhà cung ứng...

Số lượng... Giá... Phương thức giao nhận... Phương thức thanh toán... Các yêu cầu khác... 2. Khả năng của công ty

Số lượng... Giá cả ...

Phương thức giao nhận... Phương thức thanh toán... Các quy định khác...

3. Kết luận

... ... Phòng Vật Tư Hà Nội, ngày…tháng….năm Giám Đốc

Bước 3: Chọn lựa, phê duyệt: phòng vật tư đánh giá khả năng cung ứng của các đơn vị cung ứng trên cơ sở thông tin thu thập được, sau đó lập phiếu xem xét đề nghị của các nhà cung ứng, phiếu theo dõi được Giám Đốc phê duyệt và đưa vào danh sách các đơn vị cung ứng của công ty, danh sách này cứ sau 2 năm có sự đánh giá lại trước khi mua để kịp thời điều chỉnh.Việc lên danh sách nhà cung ứng và tạo được mối quan hệ thường xuyên, ổn định lâu dài tạo lợi thể là lựa chọn chắc chắn, không sợ rủi ro, giảm chi phí khảo sát, nghiên cứu.

Đối với nhà cung ứng nước ngoài :

Nguyên vật liệu trong nước không đủ đáp ứng, chất lượng của bông trong nước không đủ chất lượng yêu cầu với sản phẩm, công ty phải nhập bông từ nước ngoài chủ yếu là các nhà cung ứng như: bông Tây Phi, bông Liên Xô, bông Mỹ, bông Ấn Độ…..Nguyên liệu bông vẫn phải nhập đến 90%, đây là khó khăn cho công ty. Do đó để giảm bớt khó khăn, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm công ty cần tìm được các nhà cung ứng phù hợp đảm bảo chất lượng đầu vào tránh tình trạng lệ thuộc vào một số nhà cung ứng.

Bởi vậy, ngành dệt may nói chung chịu tác động của các nhà cung ứng nước ngoài là rất lớn và công ty Dệt 19/5 không nằm ngoài xu hướng này.

Với bất kể sự biến động nào của thị trường này đều gây ra biện động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì thế tùy vào thời điểm khác nhau công ty sẽ nhập khẩu khối lượng nguyên vật liệu ở các mức khác nhau.

Bảng 2.4: Tình hình nhập khẩu bông của công ty năm 2006 và 2007

Đơn vị: Tấn Tháng 2006 2007 1 5.300 6.524 2 7.212 8.163 3 7.280 10.360 4 17.300 15.975 5 15.423 16.842 6 15.100 16.825 7 15.230 17.198 8 16.912 18.200 9 14.521 15.912 10 18.232 19.468 11 13.260 20.156 12 15.415 21.236 Nguồn. phòng vật tư

Để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của mình, công ty đã tìm đến một số đối tác nước ngoài như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan,…đây là các đối tác hiện nay thâm nhập vào Việt Nam rất nhiều tạo điều kiện cho công ty lựa chọn được đối tác có chi phí mua thấp nhất.

Đối với nhà cung ứng trong nước:

Từ sức cung của thị trường trong nước ta thấy rằng mức độ ảnh hưởng của các nhà cung ứng trong nước đối với toàn ngành không lớn. Gần như toàn bộ các công ty hoạt động trong lĩnh vực này vừa sản xuất sợi, vừa sản xuất vải. Nhưng khối lượng sản xuất ra và chi phí sản xuất còn rất lớn. Bởi thành phần chính yếu là bông vẫn phải nhập đến 98% bông từ nước ngoài. Với chi phí sản xuất lớn như vậy, họ không thể tự tăng chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy bông nhập khẩu vẫn là giải pháp hiệu quả hơn.

Từ quý 4 năm 1998 công ty bông đã chuyển về cho công ty quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng, chế biến và tiêu thụ bông. Từ đó linh hoạt hơn trong

việc cung ứng kịp thời bông cho sản xuất. Thêm nữa cây bông từ nay cũng có thị trường lớn và ổn định là các công ty sản xuất sợi mỗi lúc một tăng, dự báo đến năm 2010 là 150.000 tấn. Việc tăng sản lượng trong nước có ý nghĩa vô cùng lớn bởi sẽ giảm được tỷ lệ phải nhập khẩu, tránh các tác động của tỷ giá hối đoái, hạ giá thành sản phẩm, công ăn việc làm cho người lao động.

Nguồn cung ứng sợi trong nước của công ty bao gồm sợi Huế, sợi 8/3, sợi Hà Nội..

1.4. Quản trị hệ thống kho tàng

1.4.1. Đặc điểm hệ thống kho tàng của công ty

Trong các khâu quản lý nguyên vật liệu thì bảo quản hệ thống kho tàng là yêu cầu quan trọng bởi bảo quản NVL tốt sẽ là nhân tố ảnh hưởng tích cực tới chất lượng sản phẩm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc tính nổi bật của NVL là dễ cháy, vì vậy công ty đã trang bị tốt các thiết bị phòng cháy chữa cháy, công tác phòng cháy chữa cháy được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ công nhân viên và được quản lý nghiêm ngặt.

Hệ thống kho tàng là nơi tập trung dự trữ nguyên, nhiên, vật liêu, dụng cụ, máy móc phục vụ cho sản xuất đồng thời cũng là nơi tập trung thành phẩm của công ty trước khi tiêu thụ.

Hệ thống kho tàng của công ty bao gồm:

 Kho nguyên liệu chính: Bông và sợi là nguyên liệu chủ yếu trong sản phẩm của công ty, do đó công tác bảo quản chống ẩm rất quan trọng bởi bông có tính hút ẩm cao. Chính vì thế công ty đã trang bị các thiết bị bảo đảm chát lượng như giá để vật tư, quạt thông gió…..

 Kho phụ tùng: là kho chứa các đồ dùng như chổi, thiết bị phục vụ cho sản xuất, quần áo bảo hộ của người lao động…

 Kho thành phẩm: là kho chứa các sản phẩm dã hoàn thành chờ giao cho khách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội (Trang 34)