Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện (Trang 49 - 54)

chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện.

2.2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện. chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện.

2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán.

Công việc chuẩn bị kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng tới sự thành công của một cuộc kiểm toán BCTC trên cả hai phương diện là hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được, đồng thời tối ưu hoá chi phí kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán là một công việc chiếm tỷ trọng đáng kể trong quá trình chuẩn bị kiểm toán – kinh nghiệm PCA cho thấy thất bại kiểm toán phần lớn là việc xây dựng một kế hoạch kiểm toán không thích hợp hơn là từ thực hiện kiểm toán. Về cơ bản, quy trình lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:

Thứ nhất: Chấp nhận khách hàng mới/ tiếp tục khách hàng cũ. Ký kết hợp đồng kiểm toán. PCA sẽ tổ chức buổi họp đầu tiên với Ban lãnh đạo Công ty khách hàng, thống nhất hợp đồng, phạm vi kiểm toán. Trước khi ra quyết định đi đến hợp đồng kiểm toán, PCA luôn cân nhắc cẩn thận xem đây là khách hàng cũ hay khách hành mới. Đối với khách hàng mới, trước hết PCA luôn tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập những thông tin về lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, hồ sơ pháp lý; đánh giá những xung đột về lợi ích; đánh giá tính độc lập; xác định rủi ro có thể xảy ra và cách đối phó; khả năng và nguồn lực thực hiện hợp đồng;… từ đó mà đưa ra ý kiến chấp nhận hay không chấp nhận khách hàng mới. KTV nên tăng cường lượng thông tin cần thu thập khi BCTC của khách hàng được nhiều đối tượng quan tâm, nhất là các công ty niêm yết trên TTCK. KTV cũng có thể tiếp xúc với KTV tiền nhiệm để có thêm những thông tin cần thiết. Đối với khách hàng cũ, hàng năm, sau khi kết thúc kiểm toán, PCA luôn đánh giá lại các khách hàng cũ xem có nên tiếp tục kiểm toán cho năm sau, KTV cũng xem xét có cần thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không,… Đồng thời thu thập những thông tin về những thay đổi của khách hàng, xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước, trong đó cần lưu ý tới biểu

“những điều cần lưu ý cho kiểm toán năm sau”. Đặc biệt với khách hành lâu năm cần xem xét việc đảm bảo tính độc lập nghề nghiệp và chất lượng kiểm toán. Sau khi xác định khách hàng, PCA sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán.

Thứ hai: Kế hoạch kiểm toán sơ bộ sẽ được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán và đưa lên Phó giám đốc phụ trách trực tiếp phê duyệt. Kế hoạch kiểm toán sơ bộ bao gồm:

• Phạm vi và điều khoản của cuộc kiểm toán (phạm vi, thời gian kiểm toán, phí kiểm toán, phương thức thanh toán hợp đồng kiểm toán, …).

• Chiến lược kiểm toán: PCA sẽ xây dựng chiến lược kiểm toán mới hoặc sửa đổi các chiến lược từ những năm trước. Sau khi chấp nhận hoặc tiếp tục hợp đồng kiểm toán, công việc đầu tiên là xem xét chiến lược kiểm toán tổng thể. Trường hợp khách hàng cũ, chiến lược kiểm toán tổng thể có thể được thực hiện khi bắt đầu quá trình lập kế hoạch dựa vào hiểu biết đã có về khách hàng và rủi ro trọng yếu có thể xét đoán được. Chiến lược kiểm toán tổng thể thiết lập phạm vi, thời gian và định hướng của cuộc kiểm toán và hướng dẫn triển khai kế hoạch kiểm toán chi tiết.

• Công việc hành chính – Thực hiện các công việc hành chính, bao gồm phân công nhóm kiểm toán, dự thảo lịch làm việc cụ thể để thông báo cho khách hàng về lịch làm việc, nhân sự và yêu cầu tài liệu…

Thứ ba: Thu thập những thông tin về khách hàng - Tìm hiểu và đánh giá HT KSNB và rủi ro kiểm soát:

 Thu thập thông tin cơ sở:

- Thu thập hoặc cập nhật những hiểu biết về tình hình kinh doanh và tính chất hoạt động kinh doanh của khách hàng.

- Xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước với khách hàng cũ và thu thập ý kiến của KTV tiền nhiệm đối với khách hàng mới. Việc này sẽ giúp KTV nắm được đầy đủ những thông tin cơ bản của khách hàng, hiểu được bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu được những vẫn đề cần lưu ý cho kiểm toán năm sau.

hàng. Từ đó thực hiện việc tìm hiểu HT KSNB, phỏng vấn nhân viên về sự hiệu hữu của HT HSNB.

- Nhận diện các bên hữu quan: đây là những chủ sở hữu, những khách hàng quan trọng hay những bộ phận trực thuộc, ... có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thông qua việc tìm hiểu này, KTV sẽ biết được về mục đích sử dụng báo cáo tài chính của khách hàng và các bên hữu quan.

- Xem xét những thay đổi trong yêu cầu lập Báo cáo tài chính.

 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý: Việc thu thập những thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng sẽ cũng cấp cho KTV những hiểu biết về các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các thông tin cần thu thập bao gồm:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh và điều lệ công ty.

- Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, các kết quả kiểm tra, thanh tra của năm hiện hành và năm trước.

- Các hợp đồng và cam kết quan trọng.

- Biên bản họp Hội đồng quản trị, họp cổ đông, ban giám đốc.

Đánh giá HT KSNB và rủi ro kiểm soát: Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hiện hữu của HT KSNB trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu. Có nhiều phương pháp đánh giá HT KSNB như dùng lưu đồ, bảng câu hỏi. Đối với khoản mục doanh thu, tại PCA sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu HT KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát, thể hiện ở Phụ lục 2.3.

Sau khi có kết quả đánh giá HT KSNB, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành một cuộc họp nhóm kiểm toán để chia sẻ những thông tin về khách hàng và đưa ra đánh giá về rủi ro kiểm soát. Tại PCA rủi ro kiểm soát khoản mục doanh thu thường đánh giá theo định tính.

Thứ tư: Thực hiện phân tích sơ bộ đối với khoản mục doanh thu, gồm:

+ So sánh thông tin về doanh thu kỳ này với kỳ khác, với mức trung bình của ngành và với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

+ Kiểm tra các sai sót không mong muốn từ các phân tích và so sánh.

+ Các giải thích nguyên nhân sai lệch, qua đó dự đoán về khu vực có độ rủi ro cao để tập trung các thủ tục kiểm toán.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, phân tích chủ yếu được thực hiện đối với BCTC. Ngoài việc giúp KTV bước đầu hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích còn giúp phát hiện những biến động bất thường, qua đó dự đoán về khu vực có độ rủi ro cao.

Thứ năm: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán:

Đánh giá tính trọng yếu: Khi kiểm toán BCTC, đặc biệt là khoản mục doanh thu, KTV có trách nhiệm đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có các sai phạm trong yếu. Vì vậy, trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán cần xác lập các mức trọng yếu có thể chấp nhận đối với các sai lệch có thể phát hiện được. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính. Việc xác định mức trọng yếu là một vấn đề thuộc về sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Mức độ trọng yếu thường được xem xét ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính và mức độ từng khoản mục.

- Ở mức độ tổng thể của BCTC: Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu sẽ giúp KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Nếu KTV ước lượng mức trọng yếu càng thấp, nghĩa là độ chính xác của số liệu trên BCTC càng cao thì số lượng bằng chứng thu thập phải càng nhiều hay phải mở rộng phạm vi kiểm tra như tăng cỡ mẫu của các thử nghiệm cơ bản. Tại PCA, ước lượng mức trọng yếu tổng thể như sau:

Bảng 2.2 Mức độ trọng yếu của khoản mục

Đối tượng Mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế 4 – 8%

Doanh thu 0,35 – 0,75%

Nợ ngắn hạn 1,5 – 2%

Tài sản ngắn hạn và đầu tư dài hạn 1,5 – 2,5%

Tổng tài sản 0,8 – 1%

bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục. Cách này đã bộc lộ nhiều hạn chế vì cách này tuy tạo nên hành lang an toàn khá cao nhưng các sai lệch dự kiến không phải lúc nào cũng xảy ra đồng thời ở tất cả các khoản mục và thực tế, các sai lệch có thể bù trừ lẫn nhau khi tác động đến các chỉ tiêu như tổng tài sản, lợi nhuận… Sau khi trở thành đại diện duy nhất của tập đoàn quốc tế PKF, việc xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục tại PCA có sự thay đổi về phương pháp. Công thức để phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên bảng Cân đối kế toán mà PCA đang áp dụng là:

Mức trọng yếu phân bổ

= Mức trọng yếu ước lượng ban đầu X Hệ số phân bổ Tổng số dư của khoản mục

Hệ số phân bổ cho mỗi khoản mục được xác định: Hàng tồn kho, chi phí trả trước: 3; Tài sản cố định, các khoản phải thu, phải trả: 2; Các khoản mục khác: 1.

Đánh giá rủi ro kiểm toán: Thông qua việc đánh giá rủi ro đối với từng khoản mục, KTV sẽ ước lượng mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn. Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có quan hệ tỉ lệ nghịch, nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Đây là cơ sở chính mà KTV tại PCA áp dụng để đánh giá rủi ro kiểm toán trong mối liên hệ chặt chẽ với ước lượng mức trọng yếu tổng thể BCTC và khoản mục doanh thu.

Thứ sáu: Thiết kế chương trình kiểm toán. Tuân theo đúng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quy định của PKF, PCA đã thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho từng khoản mục. Đối với khoản mục doanh thu, PCA thiết kế chương trình kiểm toán, thể hiện qua Phụ lục 2.4.

Chương trình kiểm toán được PCA lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, chính là việc thiết kế một chương trình cho các thử tục kiểm toán gồm: thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Các thủ tục này thiết kế cho mỗi phần hành kiểm toán cụ thể và tham chiếu mỗi bước tới cơ sở dẫn liệu liên quan trong chương trình kiểm toán. Thủ tục kiểm toán cần được thực hiện dựa trên những đánh giá rủi ro, mức độ cần thiết thu thập bằng chứng kiểm toán bổ sung. Ngoài ra

các thủ tục kiểm toán cần được thực hiện đối với các giao dịch quan trọng, số dư tài khoản và thuyết minh báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w