Tăng cường quản lý tín dụng đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 75 - 77)

 Xây dựng hệ thống kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp

Giám đốc và các phòng ban liên quan cần quan tâm xây dựng hệ thống kiểm soát nợ với các cán bộ công nhân viên có trình độ và chuyên nghiệp. Sở giao dịch I nên xây dựng và áp dụng kỹ thuật phân loại nợ và theo dõi trên bảng xếp hạng nợ, trong đó các khoản nợ được xếp hạng theo mức độ rủi ro dựa trên cơ sở tình hình tài chính của bên đi vay. Hiện nay SGD I- NHCT Việt Nam cũng đã xây dựng bảng xếp hạng khách hàng thành 10 hạng. Việc

phân loại nợ này cần dựa trên cơ sở phân tích tình hình tài chính của khách nợ và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán.

Đồng thời cần tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ, sử dụng các phần mềm chuyên dụng theo dõi nợ và nối mạng thông tin để trao đổi thông tin về khả năng thanh toán, từ đó có phản ứng kịp thời.

 Mở rộng nghiệp vụ mua bán nợ và phát triển một thị trường nợ.

Mua bán nợ là một phương pháp có thể giải quyết được tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp doanh nghiệp chủ nợ thu hồi vốn để hoạt động. Đối với các công ty hoạt động thường xuyên phát sinh nợ dài ngày thì nên áp dụng giải pháp mua, bán nợ. Trên thế giới, các công ty kinh doanh mua bán nợ (factoring) đã hình thành từ khá lâu và đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nợ khó đòi của các doanh nghiệp; họ tạo ra một thị trường nợ rất sôi động có thể mang lại nhiều lợi nhuận, đồng thời cung cấp nhiều giải pháp chuyên môn hoá cho cả chủ nợ lẫn khách nợ. Tuy nhiên tại Việt Nam nghiệp vụ này còn rất mới mẻ, chỉ mới bước đầu hình thành và đang được thử nghiệm. Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành những quy định pháp lý, tạo hành lang cần thiết cho các giao dịch mua bán nợ cũng như các nghiệp vụ tái cơ cấu nợ của các doanh nghiệp.

 Phối hợp chặt chẽ giữa SGD I với chủ đầu tư trong việc kiểm soát kế hoạch đầu tư và giải ngân các dự án đầu tư lớn

Khách hàng của SGD I có một số lượng đông đảo là các Tổng công ty, các khách hàng này thường được cấp các khoản tín dụng rất lớn, trong thời gian dài để thực hiện các dự án trọng điểm. Do đó cần hạn chế việc thanh toán vốn xây dựng công trình không kịp thời, tạo thành phản ứng nợ nần dây chuyền trong nền kinh tế. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở và khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và các dự án.

Kiên quyết đảm bảo sự dứt điểm trong thi công, triển khai và thanh toán các dự án đầu tư xây dựng, nhất là với các dự án lớn. Xác định rõ thời hạn và các biện pháp để hoàn thành đúng thời hạn các dự án, các công trình, không

để dây dưa kéo dài. Kiên quyết tuân thủ thời gian biểu của dự án và đảm bảo đầy đủ các yếu tố vật chất (tiền vốn, trang thiết bị, nhân lực) cho quá trình triển khai dự án.

Những rủi ro về nợ xấu và tổn thất nợ khó đòi đang có xu hướng gia tăng do khối lượng tín dụng được cấp và thời gian thực hiện của các dự án này dài nên càng cần thiết thực hiện tốt công tác quản lý tín dụng .

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w