Đánh giá chung về thực trạng hiệu qủa tín dụng tại SGDI –NHCT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 64 - 67)

Việt Nam:

Trong giai đoạn từ năm 2002- 2005 SGD I – NHCT Việt Nam đã đạt được một số kết quả khả quan tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc:

Kết quả:

- SGD I đã có mức tăng trưởng tín dụng cao và ổn định qua các năm, có sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng hướng tới một cơ cấu tín dụng hợp lý, mở rộng thị trường hướng tới các thị trường tiềm năng mới, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân tăng rõ rệt. Trong năm 2005 đã có thêm 197 khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc nhiều ngành hàng đến quan hệ với SGDI. Sự đổi mới trong chính sách khách hàng làm cho cơ cấu tín dụng bền vững và an toàn hơn, đảm bảo hiệu quả tín dụng.

- Mức sinh lời vốn tín dụng ở mức khả quan, thu nhập từ lãi cho vay cao với một tỷ lệ ổn định, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu.

- Nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm rõ rệt đến cuối năm 2005 nợ quá hạn chỉ có 7,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,26% trong tổng dư nợ cho vay, các khoản tín dụng được xoá nợ giảm, tỷ lệ mất vốn đã ở mức thấp và có xu thế giảm dần qua các năm. SGD I đang có những biện pháp tích cực khác nhau để cố gắng giảm bớt tỷ lệ các chỉ tiêu không an toàn vè vốn tín dụng, tăng hiệu quả trong việc cấp tín dụng.

- Hiệu quả tín dụng được nâng cao khi mà các khoản tín dụng có tài sản đảm bảo được tăng lên. Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng 9% so với năm trước.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ ngân hàng và khách hàng, thực hiện quy trình phân tích tín dụng nghiêm túc, đầy đủ nhưng vẫn

đảm bảo được tính an toàn được tính nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Thiếu sót, nguyên nhân:

- Chưa sử dụng đầy đủ, đa dạng các hình thức tín dụng ngân hàng để phát huy tối đa ưu thế hoạt động của mình, chỉ tập trung chủ yếu vào hình thức cho vay.

- Quá trình phân tích tín dụng của ngân hàng còn mang tính hình thức, nhất là đối với các khách hàng truyền thống. Quá trình này thường được đánh giá, phân tích một cách sơ sài nhiều khi bị bỏ qua do đó có trường hợp doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả dẫn đến việc ngân hàng không thu được nợ.

- Ngân hàng vẫn có nợ quá hạn xảy ra, dư nợ tín dụng đối với các khoản tín dụng không có tài sản đảm bảo vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số.

- Mức sinh lời vốn tín dụng chưa thực sự cao và có xu hướng tăng, giảm không rõ ràng qua từng năm.

Sở dĩ còn có một số hạn chế trên là do hai nguyên nhân chính sau. - Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

+ Công tác thẩm định, phân tích tín dụng còn mang tính hình thức chưa thực sự hiệu quả, tốn kếm thời gian và chi phí.

+ Chất lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đội ngũ nhân viên tín dụng chưa nắm bắt đầy đủ công việc kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, số lượng cán bộ phụ trách tín dụng còn thấp so với số lượng khách hàng gây áp lực trong công việc là nguyên nhân giảm hiệu quả phân tích tín dụng.

+ Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng còn lạc hậu, chưa đồng bộ. Các phương tiện cung cấp thông tin còn thiếu, thông tin không được chính xác và thiếu tính cập nhật

+ Chiến lược khách hàng chưa có tính linh động. - Các yếu tố bên ngoài :

+ Sự yếu kém trong hoạt động của doanh nghiệp gây ra khó khăn không trả được nợ cho ngân hàng làm giảm hiệu quả tín dụng.

+ Khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng trong khi cung cấp các thông tin, báo cáo tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cố ý chây lười trong việc trả nợ.

+ Các chính sách ban hành của các cơ quan quản lý cấp trên còn thiếu sự đồng bộ, chồng chéo và thường xuyên phải sửa đổi. Các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp tốn kém thời gian và chi phí gây tâm lý e ngại cho cả ngân hàng và khách hàng.

+ Môi trường kinh tế, thị trường tài chính mới phát triển chưa thực sự hiệu quả, các thông tin thị trường phản hồi còn thiếu tính xác thực.

Chương ba: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 64 - 67)