Một số quan điểm cơ bản trong việc hoạch định, lựa chọn và thực th

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến năm 2010 (Trang 111 - 114)

các làng nghề Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010

Phát triển các làng nghề truyền thống là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lợc xây dựng và phát triển nông thôn mới - một chủ trơng lớn của Đảng và Nhà nớc ta. Chủ trơng hết sức đúng đắn này của Đảng và Nhà nớc cần phải đợc cụ thể hóa bởi những chính sách cụ thể và thiết thực của Chính phủ về đất đai, hỗ trợ tín dụng, thuế, xúc tiến thơng mại, đào tạo nghề, nghiên cứu phát triển mẫu mã, phát triển vùng nguyên liệu, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi tr- ờng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống, v.v. Những chính sách này cần đợc ban hành một cách đồng bộ và có hệ thống, kèm theo đó là những giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ phát triển các làng nghề TCMN truyền thống, nâng cao năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp TCMN, thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN.

Chính sách của Chính phủ cũng nh nỗ lực của các làng nghề và doanh nghiệp TCMN trong việc xây dựng chiến lợc marketing cho các làng nghề TCMN Việt Nam trong thời kỳ tới cần theo các quan điểm cơ bản sau:

Một là, cần lấy các làng nghề truyền thống có quy mô lớn, có sức phát triển, lan tỏa làm trọng tâm để liên kết, chi phối nhiều làng cùng làm một nghề trong một không gian địa lý lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc nhóm làng nghề (không phụ thuộc vào địa lý hành chính) - chú trọng đến marketing địa danh đối với làng nghề; tập trung đầu t nâng cao năng lực marketing của các cơ sở sản xuất tại làng nghề truyền thống để có thể phát huy ảnh hởng lan truyền từ

làng nghề gốc sang các làng lân cận nhng làng nghề gốc vẫn giữ vai trò chi phối và phân cấp (đặc biệt là công nghệ sản xuất và khách hàng tiêu thụ sản phẩm). Các làng nghề gốc tuy không trực tiếp sản xuất hoặc sản xuất rất hạn chế nhng các nghệ nhân và các cơ sở kinh doanh ở các làng này tập trung vào bảo tồn và phát triển công nghệ gốc, sáng tác mẫu mã sản phẩm, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khách hàng để thu hút các làng nghề khác trong vùng. Đồng thời cần khuyến khích sự liên kết giữa các làng nghề gốc với nhau, giữa các làng nghề trong vùng và giữa các vùng nghề ngày càng chặt chẽ trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hai là, các doanh nghiệp và làng nghề TCMN cần triệt để vận dụng tinh thần marketing và các nguyên tắc marketing ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình làm ra sản phẩm, tức là khâu nghiên cứu marketing và thiết kế sản phẩm. Cần bỏ t duy cũ là "bán cái ta có" hoặc đánh giá về giá trị của sản phẩm không gắn liền với tính thơng mại của sản phẩm đó (một sản phẩm thiết kế đơn giản và đợc sản xuất ra với chi phí rất thấp nhng có thể lại có giá trị rất cao vì đ- ợc thị trờng đón nhận, trong khi có những sản phẩm hết sức tinh xảo, cầu kì, đ- ợc nghệ nhân hết sức tâm đắc, đánh giá cao thì lại khó bán vì không đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng). Để làm tốt theo định hớng này, việc nắm bắt

chính xác và cập nhật những thông tin về thị trờng là hết sức quan trọng.

Ba là, cần đề cao và phát huy vai trò của các hình thức hợp nhất, liên kết trong sản xuất - kinh doanh hàng TCMN, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội ngành nghề. Sự liên kết này hết sức đa dạng - từ những hình thức liên kết quy mô lớn nh liên kết theo vùng, cụm sản xuất, v.v. cho đến những hình thức nhỏ lẻ nh một vài doanh nghiệp liên kết với nhau theo kiểu liên kết dọc, liên kết ngang, v.v. Chỉ có thông qua hợp tác, liên kết, các doanh nghiệp TCMN Việt Nam mới có thể phát triển đầy đủ năng lực marketing quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trờng quốc tế. Hợp nhất, liên kết có thể giúp các doanh nghiệp đạt đợc lợi thế kinh tế về quy mô, giảm giá thành sản xuất, xây dựng đợc quy trình sản xuất công nghiệp và quản lý chất lợng theo chuẩn quốc tế, xây dựng đợc mạng lới phân phối sản phẩm vững chắc, ổn định và hiệu quả. Trong lĩnh vực phát triển thị trờng và xây dựng kênh phân phối, sự liên kết với các cá nhân và tổ chức Việt Kiều hoặc quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp TCMN Việt Nam.

Bốn là, không chạy theo mục tiêu gia tăng xuất khẩu bằng mọi giá: doanh nghiệp làm marketing xuất khẩu phải vừa phấn đấu phát triển thị trờng, tăng tr- ởng doanh thu nhng cũng đồng thời phải có lãi và đặt mục tiêu tăng trởng về lợi nhuận theo thời gian. Các doanh nghiệp TCMN cần tránh tình trạng lao vào cuộc "chiến tranh giá cả" (price war), mà nên tìm những hớng đi độc đáo, tập trung nguồn lực để phát triển những mặt hàng mang tính khác biệt cao và có tính thơng mại cao trên thị trờng, tìm đến những thị trờng "ngách".

Năm là, marketing đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam phải dựa trên cơ sở phát triển bền vững, vì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. Có 2 vấn đề cần đặc biệt quan tâm để xây dựng khả năng phát triển bền vững trong xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam: (1) phát triển và nâng cao chất lợng các nguồn nguyên liệu (vùng trồng nguyên liệu) tại địa phơng; và (2) nâng cao thu nhập và cải thiện môi trờng sống, phát triển đội ngũ thợ kỹ năng cao và nghệ nhân tài

hoa, tập trung vào những ngời tham gia quá trình làm hàng TCMN xuất khẩu, đặc biệt là những ngời sống ở các làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng TCMN xuất khẩu. Đồng thời đẩy mạnh marketing xuất khẩu tại chỗ thông qua kết hợp marketing sản phẩm làng nghề, marketing địa danh làng nghề với marketing du lịch làng nghề.

Sáu là, Nhà nớc cũng nh các doanh nghiệp làm hàng TCMN cần chú trọng hơn nữa tới công tác điện khí hóa, cơ giới hóa một số khâu trong quy trình sản xuất hàng TCMN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lợng sản phẩm và đảm bảo độ đồng đều trong sản phẩm, đặc biệt là đối với những lô hàng lớn xuất khẩu, đồng thời giải phóng sức lao động, giúp nghệ nhân tập trung vào khâu sáng tạo, thiết kế mẫu mã sản phẩm.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến năm 2010 (Trang 111 - 114)