Nguyên nhân từ phía BIDV Hà Thành:

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng từ BIDV Hà Thành (Trang 52 - 53)

- Tồn tại nhiều vướng mắc về chế độ và thủ tục mở L/C: BIDV HT đã qui định hạn mức tín dụng và hạn mức mở L/C đối với khách hàng nhằm quản lí việc phát hành L/C, song cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thực tế có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh rất tốt và hạn mức được qui định khong đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của những doanh nghiệp này, việc chờ hội sở chính phê duyệt mức tín dụng nhiều khi làm cho việc mở L/C bị chậm trễ, gây ra những hậu quả như khách hàng nước ngoài thấy giá cả tăng hoặc do không chuẩn bị được hàng hóa đã lấy lí do doanh nghiệp Việt Nam không mở L/C đúng hạn để từ chối giao hàng gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam.

- Công tác thẩm định tài chính dự án chưa được coi trọng đúng mức: đối với những L/C trả chậm nhập khẩu máy móc thiết bị dây truyền sản xuất thì công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vai trò quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và giảm rủi ro cho ngân hàng. Tại BIDV HT, thẩm định tài chính dự án luôn được quan tâm xem xét, tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng thẩm định dự án chưa kĩ càng. Nguyên nhân chủ yếu là do muốn duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống mà bỏ qua một số bước của qui trình thẩm định, hoặc do trình độ thẩm định của cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nghiên cứu, thẩm định dự án. Chất lượng thẩm định dự án chưa cao là yếu tố gây ra rủi ro đối với thanh toán quốc tế tại BIDV HT.

- Kinh doanh ngoại tệ chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán L/C: những qui định hiện nay về kinh doanh ngoại tệ của BIDV HT cũng có nhiều điểm gây cản trở cho nghiệp này,mà nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có phát triển thì mới hỗ trợ tốt cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo L/C. Nhằm mục đích quản lí tập trung nguồn ngoại tệ trong toàn hệ thống, BIDV đã qui định hạn mức số dư ngoại tệ trên tài khoản, nếu vượt quá hạn mức này thì phải chuyển về hội sở chính BIDV. Qui định này nhằm mục đích tránh ứ đọng vốn

trong kinh doanh ngoại tê, song là hợp lí nếu như khi chi nhánh có nhu cầu về ngoại tệ để bán cho khách hành thanh toán L/C thì BIDV HT. Ngoài ra, trong bối cảnh chung, nền kinh tế Việt Nam thường xuyên mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, tình trạng nhập siêu kéo dài dẫn tới cung ngoại tệ không đủ đáp ứng cầu ngoại tệ. Vì thế dẫn tới khó khăn đối với quá trình thanh toán quốc tế của BIDV HT.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng còn yếu: mặc dù đã có một đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế đông đảo, trong đó có nhiều người giỏi ngoại ngữ và nghiệp vụ, nhưng vẫn còn nhiều cán bộ khác được giao nhiệm vụ nhưng chưa có đủ những kiến thức cần thiết để làm công việc khó khăn phức tạp này. Đặc biệt là ở những chi nhánh mà khối lượng thanh toán quốc tế còn tí thì dẫn dễ xảy ra tình trạng này.

Đặc biệt đối với nghiệp vụ mở L/C trả chậm, khi nộp đơn mở L/C trả chậm thì các doanh nghiệp đều phải làm thủ tục xin bảo lãnh ngân hàng và thực hiện kí quĩ hoặc thế chấp tài sản. Trước khi chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh toán quốc tế để làm thủ tục mở L/C thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm thẩm định dự án, kiểm tra tình hình tài chính doanh nghiệp, kiểm tra tài sản thế chấp…Vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng không những giỏi về nghiệp vụ, chuyên môn mà còn phải có tư cách đạo đức tốt để đảm bảo không xảy ra các rủi ro đạo đức trong thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng từ BIDV Hà Thành (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w