0
Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

cương cấu trúc của một tiểu luận

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 105 -109 )

. T/M CBCN

PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN KHOA HỌC KINH TẾ

7.1.3. cương cấu trúc của một tiểu luận

*Phần mở đầu

1.Lý do, cơ sở chọn đề tài

-Nêu lý do chọn đề tài

-Nêu cơ sở lý luận, khoa học cho việc nghiên cứu đề tài: Cơ sở thực tiễn…

-Nêu cơ sở pháp lý

2. Nhiệm vụ của đề tài

-Đề tài nhằm giải quyết đề tài vấn đề gì? Hoặc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

-Tìm hiểu thực trạng của vấn đề

-Đề xuất biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.

3. Đối tượng của đề tài

Đối tượng của đề tài là hiện tượng hay sự vật được nêu ra để xem xét trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tức là khu trú lại trên các phương diện thời gian, không gian, kiến thức (vấn đề) nghiên cứu.

5. phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ yêu cầu, mục đích, đặc điểm của từng đề tài mà chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp.

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm -Phương pháp điều tra

*Phần nội dung

Phần nội dung được trình bày theo thể thức “chương mục” Chương I- Cơ sở lý luận của đề tài

1.Một số khái niệm công cụ

-Nếu là đề tài về quản lý thì phải nêu được khái niệm quản lý là gì? -Nếu là đề tài nói về chất lượng đội ngũ cán bộ thì phải nêu được khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ là gì?

-Nếu là đề tài đề cập đến hiệu quả kinh doanh thì phải nêu được khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh doanh là gì?

-Nếu là nâng cao khả năng cạnh tranh thì nêu khái niệm về khả năng cạnh tranh.

2. Nêu các quan điểm, luận điểm khoa học của vấn đề.

Cần trích các quan điểm, luận điểm của các nhà khoa học bàn về vấn đề mà đề tài đề cập.

3. Cơ sở pháp lý của vấn đề

Cần trích Chỉ thị, Nghị quyết… có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu.

Chương II- Thực trạng của vấn đề

Đây là phần quan trọng và khó của đề tài, nhiệm vụ là nắm được thực trạng của vấn đề, nghĩa là nắm được tình hình cụ thể của đơn vị tổ chức mà đề tài nghiên cứu. Thực trạng là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, điểm hạn chế để rút ra bài học, tìm ra hướng phát triển cho tổ chức về lĩnh vực mà đề tài đề cập.

Cụ thể:

1.Có các tư liệu, số liệu, cứ liệu để chứng minh thực trạng của vấn đề. 2.Làm nổi bật các tồn tại, các mâu thuẫn cần phải giải quyết.

Chương III- Đề xuất biện pháp, giải pháp, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.

Kết quả của phần này, đưa ra các biện pháp, giải pháp, tổng kết được kinh nghiệm thỏa đáng, đó chính là thành công của quá trình nghiên cứu, của tiểu luận (với tư cách là một công trình nghiên cứu khoa học).

Thực tế, không ít người khi soạn đề cương đã có được các giải pháp, đưa ra được các đề nghị, kiến nghị và đúc kết được kinh nghiệm trước khi bắt tay vào nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, những kết luận kiểu như trên không hề có lợi cho một tổ chức, đơn vị, cơ sở nào.

Vậy, quy trình của phần kiến nghị giải pháp phải là:

-Nghiên cứu kỹ thực trạng trên cơ sở lý luận có phương pháp -Đánh giá tình hình của tổ chức

-Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức -Đưa ra đề nghị, kiến nghị, kinh nghiệm, giải pháp

-Nhằm: cải tiến, thúc đẩy, nâng cao, hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.

*Các dạng đề xuất

1.Đề nghị

Đề nghị là vấn đề nêu ra để đơn vị thực hiện. Đó là ý kiến của người nghiên cứu đề đạt lên cấp trên trực tiếp xem xét thỏa mãn các vấn đề đang nghiên cứu.

Đề nghị phải theo quy trình sau: -Sau khi đã tìm điểm mạnh, điểm yếu -Có chứng minh nhằm thuyết phục

-Đưa ra ý kiến để đơn vị xem xét và nếu có thể thì thực hiện. 2. Kiến nghị

Đây là ý kiến đưa ra nhằm được xem xét trên phương diện quản lý Nhà nước. Ý kiến loại này thường đưa lên cấp trung ương nhằm thay đổi cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý, cơ chế quản lý nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

-Sau khi đã nghiên cứu kỹ

-Phát hiện ách tắc, trở ngại, vướng mắc từ phía cơ chế, chính sách, quy chế định…

-Đề nghị cấp trên tháo gỡ(thường là cấp trung ương) sau đó mới có thể làm được.

3. Biện pháp

Đây là các cách thức cụ thể nêu ra để giải quyết những vướng mắc, ách tắc mà vấn đề đưa ra nghiên cứu.

4. Giải pháp

Giải pháp là tổng thể các biện pháp cách thức và kèm theo các nguồn nhân tài, vật lực phục vụ cho việc giải quyết vấn đề. Có thể đưa ra các giải pháp theo thứ tự 1, 2, 3… để cơ quan chọn mà đưa vào thực hiện.

5. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm là những việc làm, kết quả cụ thể được áp dụng vào vấn đề đang nghiên cứu.

*Phần phụ

Phần này ghi phụ lục và tài liệu tham khảo 1.Phụ lục

Số liệu, tranh ảnh minh họa (nếu có) 2.Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo được sắp xếp thứ tự như sau: -Tác phẩm kinh điển

-Các văn bản pháp quy (Chỉ thị, Nghị quyết…) -Tác phẩm của lãnh tụ

-Tác phẩm của các nhà khoa học. -Xếp theo Alphabet

Thứ tự các nội dung của một tài liệu tham khảo như sau: -Tên tác giả

-Tên nhà xuất bản -Năm, tập, trang 3. Mục lục

Đóng vào trang đầu tiên theo bìa phụ.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 105 -109 )

×