Một số thủ tục trong soạn thảo văn bản

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 26 - 28)

. T/M CBCN

3.3.Một số thủ tục trong soạn thảo văn bản

PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ NGÔN NGỮ SOẠN THẢO VĂN BẢN

3.3.Một số thủ tục trong soạn thảo văn bản

3.3.1.Thủ tục sửa đổi, bãi bỏ văn bản

Khi soạn thảo van bản, người soạn thảo cần nắm được một số quy định sau: • Hủy văn bản

Hủy đối với văn bản trái pháp luật, sai quy định, không đúng thẩm quyền. • Bãi bỏ

Bãi bỏ đối với các văn bản có nội dung không phù hợp (quá cũ, lạc hậu…) và đối với văn bản đã sửa đổi toàn bộ.

• Bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh

Khi đã thay đổi một hay một số nội dung văn bản trước đó. • Đính chính

Đính chính khi có lỗi.

Chú ý:

Riêng Quyết định dù có lỗi gì thì cũng phải ban hành Quyết định khác điều chỉnh, sửa đổi, khong được đính chính Quyết định.

Không nên dùng hình thức thu hồi văn bản vì thực tế rất khó thu hồi hết.

Nguyên tắc: Phải dùng hình thức văn bản cao hơn để hủy, bãi bỏ, sửa

đổi văn bản.

Khi phát hiện ra sai, chính cơ quan ra văn bản phải soạn văn bản mới điều chỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền cao hơn sẽ ra văn bản.

Điều 81 Luật ban hành VB QPPL

“Theo đề nghị của UBTVQH, Chủ tịch nước, Hội đồng nhân dân, các ủy ban của QH, CP,TANDTC,VKSNDTC,MTTQVN và các tổ chức thành viên, đại biểu QH, QH xem xét, Quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ Luật, Nghị quyết của Quốc hội trái Hiến pháp; xem xét, Quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL của UBTVQH, Chủ tịch nước, CP,TANDTC,VKSNDTC trái Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH”.

Điều 82 Luật ban hành VB QPPL

“UBTVQH xem xét, Quyết định đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL của Chính phủ, TTCP, TANDTC, VKSNDTC trái Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH và trình Quốc hội Quyết định việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; xem xét, Quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ van bản QPPL của CP, TT, CP, TANDTC, VKSNDTC trái Pháp lện, Nghị quyết của UBTVQH; xem xét, Quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ Nghị quyết sai của HĐND cấp tỉnh ”.

Điều 83 Luật ban hành VbQPPL

“Thủ tướng xem xét, Quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ VBQPPL của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh trái Hiến pháp, Luật và các VB QPPL của cơ quan Nhà nước cấp trên; xem xét Quyết định đình chỉ thi hành một phần hay toàn bộ Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái Hiến pháp, Luật và các VBQPPL của cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ”.

Điều 84 Luật ban hành VBQPPL

“Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ rưởng cơ quan thuộc cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc CP đã ban hành văn bản đã ban hành văn bản trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ văn bản đó. Nếu kiến nghị

đó không được chấp nhận thì trình Thủ trướng Chính phủ Quyết định: kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với VB QPPL của QH, UBTVQH, Chủ tịch nước, CP, TT CP hoặc Bộ… lĩnh vực do Bộ phụ trách chỉ việc thi hành và đề nghị TTCP bãi bỏ Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh trái với VB QPPL về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách”.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền đình chỉ việc thi hành Nghị quyết của HĐND cấp dưới sai trái và đề nghị HĐND cùng cấp bãi bỏ.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 26 - 28)