Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 56 - 59)

. T/M CBCN

5.2.Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁCH SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

5.2.Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh

5.2.1. Hiến pháp

*Khái niệm:

-Hiến Pháp là đạo luật cơ bản

-Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phạm vi điều chỉnh trong toàn quốc

-Trong Hiến pháp xác định: chế độ chính trị, kinh tế - văn hóa, địa vị pháp lý công dân, nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước.

*Thẩm quyền:

-Hiến pháp do Quốc hội

-Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp

-Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đỏi Hiến pháp và thủ tục trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.

-Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành Luật, Nghị quyết.

-Căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết cuả Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết.

*Bố cục

Hiến pháp được bố cục thành 2 phần lớn là phần Lời nói đầu và phần Nội dung.

Ví dụ: Hiến pháp 1992 (sửa đổi) Phần “Lời mở đầu”

Phần Nội dung

Chương I – Nước CHXHCN VN – Chế độ chính trị (gồm 14 điều) Chương II – Chế độ kinh tế (gồm 15 điều)

Chương II – Văn hoá- Giáo dục – Khoa học – Công nghệ (gồm 14 điều)

Chương IV – Bảo vệ Tổ quốc VN XHCN (gồm 5 điều)

Chương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (gồm 34 điều) Chương VI – Quốc hội (gồm 18 điều)

Chương VII – Chủ tịch nước (gồm 8 điều) Chương VIII – Chính phủ (gồm 9 điều)

Chương IX – Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (gồm 15 điều) Chương X – Tòa án nhân dân và Việc kiểm sát nhân dân (gồm 15 điều) Chương XI – Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày quốc khánh (gồm 5 điều)

Chương XII – Hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp (gồm 2 điều)

Như vậy, ngoài Lời nói đầu, Hiến pháp 1992 (sửa đổi) gồm 12 chương, 147 điều.

5.2.1. Luật

* Khái niệm

-Luật quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực đối nội và đối ngoại.

-Nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

-Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước

-Về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. *Thẩm quyền

-Luật do Quốc hội ban hành

-Chương trình xây dựng Luật: Chính phủ lập dự kiến chương trình Luật *Bố cục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Các phần (I, II, III..) -Các chương (I, II, III…)

-Mục ( A, B, C … hay 1, 2, 3… -Điều (1,2,3…)

-Điểm (1, 2, 3…)

5.2.3. Pháp lệnh

*Khái niệm

-Pháp lệnh quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành Luật.

-Pháp lệnh không có tên gọi là đạo luật, song có tính chất như một đạo luật. -Dự án pháp lệnh được thông qua khi hơn một nửa tổng số thành viên UBTVQH tán thành.

*Thẩm quyền

-thẩm quyền ban hành pháp lệnh là Ủy ban thường vụ Quốc hội.

-Đặc điểm: ở ta số đại biểu chuyên trách chỉ có 25%, chưa đủ bộ máy “làm luật” chuyên nghiệp nên Quốc hội ủy quyền cho cơ quan thường trực của mình là UBTVQH ban hành Pháp lệnh.

-Trong khi chưa là đủ Luật thì ban hành Pháp lệnh, và việc ra những Pháp lệnh là rất cần thiết.

*Bố cục

+ Phần thể thức chung 1.Tiêu ngữ

2.Tên cơ quan ban hành văn bản : Ủy ban thường vụ Quốc hội 3.Số, kí hiệu: Số…/Năm…/PL-UBTVQH

4.Tên văn bản: PHÁP LỆNH…

+ Phần nêu mục đích, căn cứ và trích yếu Ví dụ:

Để xây dựng… -Căn cứ Hiến pháp…

-Căn cứ vào Nghị quyết cảu Quốc hội… -Pháp lệnh này quy định…

+ Phần nội dung

Bố cục theo chương (có tiêu đề) I, II, III…, trong mỗi chương sẽ gồm Điều 1, 2, 3… ; Mục 1, 2, 3…

Chương cuối cùng là Điều khoản thi hành

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 56 - 59)