Về chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và việc đền bù giải phóng mặt bằng khi mở các tuyến đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay (Trang 40 - 43)

Để giải quyết tốt các vướng mắc và hoàn thành tốt việc GPMB phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố. Chính quyền Thành phố đã ban hành nhiều chính sách nhằm đáp ứng nhiêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố như việc ban hành Quyết định 137/2007/QĐ- UBND của UBND Thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội và việc ban hành giá đất hàng năm nhằm phục vụ việc GPMB của Thành phố nói chung và phục vụ GPMB phục vụ phát triển CSHTGT nói riêng. Các chính sách này đã phần nào giải quyết được những khúc mắc của các tổ chức và cá nhân bị thu hồi đất, và đã đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thành phố. Nhưng các chính sách này vẫn bộc lộ những thiếu sót, chồng chéo dẫn đến tình trạng việc GPMB thường kéo dài dẫn đến việc khởi công và thi công các công trình giao thông kéo dài gây lãng phí và bức súc trong khu vực GPMB của công trình đó.

Cụ thể là công tác GPMB phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Thành phố còn một số tồn tại sau:

- Công tác quy hoạch dài, trung, ngắn hạn, xác định mốc giới , chỉ giới của từng dự án chưa được triển khai kịp thời, đồng bộ. Cơ chế giải phóng mặt bằng theo quy hoạch chỉnh trang hai bên đường tạo cảnh quan đô thị còn chưa được triển khai có hiệu quả.

- Cơ chế phối hợp, phát huy chức năng quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức, của các đoàn thể nhân dân trong quá trình GPMB còn có một số hạn chế.

- Thực hiện nguyên tắc: Dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật có nơi, có lúc, có dự án còn thiếu nghiêm túc, còn mang tính hình thức tạo nên sự bức xúc đối với người bị thu hồi đất.

- Cơ chế chính sách hậu GPMB và đào tạo chuyển nghề chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp, nông thôn, các khu vực có thu hồi nhiều đất nông nghiệp và có tốc độ đô thị hoá nhanh.

- Việc thực hiện đầu tư còn dàn trải ở nhiều dự án và thiếu tập trung chuẩn bị đồng bộ các điều kiện để GPMB, dẫn đến nhiều dự án bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả đầu tư.

- Còn một số dự án sau GPMB triển khai đầu tư còn chậm, để đất hoang kéo dài gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân do năng lực và tiềm lực cuả chủ đầu tư còn thấp.

- Chủ trương xây dựng các khu tái định cư đồng bộ, hiện đại, đảm bảo cho các hộ dân đến nơi ở mới có điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ nhưng ở một số dự án, có ngành chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, chất lượng nhà tái định cư hạ tầng kỹ thuật, xã hội, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho công tác GPMB.

- Về cải cách hành chính: Sự phối hợp các cấp, nghành, tổ chức chủ dự án có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu chuyên sâu dẫn đến kết quả chưa cao trong thực hiện GPMB có chế phân cấp trách nhiệm nhiều măt còn chưa rõ và chồng chéo về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các ngành các cấp trong công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư GPMP thủ tục hành chính còn phức tạp. Đội ngũ làm công tác GPMB chưa chuyên sâu. Trình độ năng lực ở một bộ phận cán bộ làm công tác GPMB còn hạn chế.

Những khó khăn và thách thức trong thời gian tới do các nguyên nhân sau: Pháp luật và chính sách có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nhà nước, sẽ có tiếp tục được ban hành, bổ sung, sửa đổi sẽ nảy sinh những mâu thuẫn mới trong công tác GPMB.

- Hà Nội đang trong quá trình phát triển mạnh, công tác GPMB với quy mô lớn trong những năm tới sẽ tiếp tục gia tăng, vấn đề dân số, tái định cư, giải quyết lao động, việc làm và chính sách hậu GPMB sẽ còn là vấn đề bức xúc, đặc biệt là hàng vạn lao động nông nghiệp, nông thôn thiếu việc làm sau khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

- Vấn đề cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý, đội ngũ chuyên môn tham gia công tác bồi thương, hỗ trợ, tái định cư các cấp nhất là cấp cơ sở đang còn nhiều tồn tại thiếu sót, năng lực hạn chế.

- Đến năm 2010, Thành phố phải thực hiện nhiều dự án, công trình trọng điểm bao gồm: Các công trình phát triển hạ tầng đô thị Cầu Vĩnh Tuy, Cầu Nhật Tân, Đường 5 kéo dài, đường vành đai 1, đường vành đai 2, đường vành đai 3…

Những hạn chế, yếu kém chủ yếu:

Công tác quy hoạch triển khai chậm, chất lượng thấp, thiếu đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu phát triển; hiệu quả quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, xử lý những vấn đề dân sinh bức xúc, quản lý và sử dụng đất đai nhiều mặt còn yếu

kém; kết cấu hạ tầng đô thị nhìn chung còn lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu của một đô thị văn minh, hiện đại. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn và tốn kém.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và việc đền bù giải phóng mặt bằng khi mở các tuyến đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến nay (Trang 40 - 43)