Phát triển các dịch vụ liên quan đến thương mại như:

Một phần của tài liệu mạng thông tin di động (Trang 77 - 80)

• Thương mại điện tử (E-commerce) và ngân hàng di động (Mobile

Banking): thông qua điện thoại có thể thanh toán các chi phí thông thường như chi phí tiền điện, tiền nước, kiểm tra tài khoản, ra lệnh mua bán… Để làm được điều này Sfone cần phải xây dựng chính sách hợp tác với các đối tác liên quan trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

• Mobile internet băng thông rộng: cho phép khách hàng có thể tận hưởng hầu hết các tính năng internet hiện có và trong tương lai trên chiếc điện thoại.

• Thực hiện các dịch vụ quảng cáo trên nền các dịch vụ giá trị gia tăng.

• Phát triển các dịch vụ giải trí: xem phim theo yêu cầu VOD (Video On Demand) và nghe nhạc theo yêu cầu MOD (Music On Demand). Đặc biệt là các thể loại Game mang tính chất đối kháng trực tuyến trên điện thoại mà các chuyên gia Hàn quốc trong lĩnh vực viễn thông đã nhận xét: trò chơi trực tuyến đem lại cho Hàn Quốc 2 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Tại Việt nam có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và sự hậu thuẫn của Chính phủđể phát triển ngành này.

- Duy trì và phát trin các dch v giá tr gia tăng cơ bn: Tiếp tục phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cơ bản trên nền thoại như: có thể xây dựng gói cước thoại và data cho từng nhóm khách hàng, hay theo khu vực, theo thời gian trong ngày hay theo thởi điểm trong năm…

- Phát trin kinh doanh ni dung s: Bước đầu đưa khái niệm kinh doanh

ni dung số trên điện thoại di động làm tiền đề cho việc phát triển lĩnh vực kinh doanh này.

Công nghiệp nội dung số (Digital Content Industry - DCI) là một khái niệm

rất mới và trên thế giới, người ta cũng chưa tìm ra được một định nghĩa thống nhất. Có thể sơ bộđịnh nghĩa khái niệm công nghiệp nội dung số như sau: Là ngành công nghiệp thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản phẩm nội dung số và các dịch vụ liên quan, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Phát triển nội dung cho Internet; Xuất bản và phát hành nội dung số trên Internet; Phát triển nội dung cho mạng di động; Giải trí số (Trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác, nhắn tin trúng thưởng…); Thương mại điện tử; Thiết kế, quảng cáo, và tiếp thị trên Internet;

Các nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử; Y tếđiện tử, Chăm sóc sức khoẻ qua mạng; Thư viện số, bảo tàng số, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Tra cứu thông tin, dữ liệu số;…..

Mỗi quốc gia có cách hiểu về lĩnh vực này khác nhau. Tại hội thảo do Bộ Bưu chính Viễn thông tổ chức mới đây tại Hà Nội về lĩnh vực này, các chuyên gia Hàn Quốc đã đưa ra một khái niệm đơn giản là nội dung cộng với công nghệ số. Hiện nay, công nghệ nội dung số DCI đã phát triển mạnh trên nhiều quốc gia trên thế giới: Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Ailen,…

Công nghệ nội dung số hứa hẹn đem đến một tương lai mới cho ngành viễn thông. Doanh thu của công nghiệp nội dung số rất lớn và ngày càng gây bất ngờ cho các nhà đầu tư. Có thểđiểm qua một vài số liệu sau:

Theo tài liệu thống kê tài liệu từ Bộ Bưu chính Viễn thông: năm 2002 tổng doanh thu DCI toàn cầu là 172 tỷ và sẽđạt 430 tỷ vào 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm.

Riêng đối với các doanh nghiệp trong nước: năm 2005, Công ty FPT đạt doanh số khoảng 5 triệu USD, VASC khoảng 1 triệu USD từ lĩnh vực DCI; Khai thác DCI trên mạng di động đạt doanh thu khoảng 1.500 tỷđồng (theo thống kê của Echip),…

Đối với mạng di động Sfone, trước mắt có thể tập trung khai thác các sản phẩm của công nghệ nội dung số như: Tải nhạc chuông, logo; Nhắn tin trúng thưởng; Tin nhắn thông tin xã hội; Tin nhắn tư vấn; ….

(3) Giai đoạn 2010 – 2020:

Sfone cần tập trung phát triển công nghệ nội dung số trên điện thoại di động theo như dự thảo chương trình công nghệ nội dung số của Bộ bưu chính viễn thông đề xuất là:

• Trò chơi điện tử

• Giáo dục trực tuyến

• Dịch vụ thông tin

• Truyền hình

• Nhạc số

Song song đó là xu hướng hoàn chỉnh sự kết hợp và giao thoa giữa ba nhóm: công nghệ thông tin - viễn thông và các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào (nội dung) như: Văn hoá, Thiết kế, Giáo dục,…..

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

Từ việc xác định tính năng nổi trội của các dịch vụ giá trị gia tăng khai thác trên công nghệ mạng CDMA, Sfone cũng cần phải xây dựng những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các dịch vụ này trên mạng di động. Cụ thể:

Một phần của tài liệu mạng thông tin di động (Trang 77 - 80)