Tác động của môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu 258881 (Trang 52 - 56)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.2.2. Tác động của môi trường vĩ mô

3.2.2.1. Kinh tế

Bảng 3: Tình hình lạm phát trong những năm gần đây

Năm Lạm phát (%) Tăng trưởng kinh tế (%)

2004 9,5 7,7 2005 8,3 8,2 2006 6,6 8,2 2007 12,63 8,5 2008 19,89 6,7 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ gia tăng của lạm phát trong các năm vừa qua ta nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh. Bên cạnh đó trong năm 2008, sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát đạt tới 19,89% làm cho các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất làm cho thị trường tiền tệ có những bất ổn. Lạm phát năm 2008 bùng phát lên tới 19,89%, trong lúc nhiều nền kinh tế Châu Á bị rung chuyển bởi tình trạng giá cả lương thực và xăng dầu tăng cao hơn. Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển với một tỉ lệ trung bình hàng năm vượt trên 9%- cũng như lửa cháy đổ thêm dầu bởi mức tăng trưởng nhanh chóng của tín dụng ngân hàng, đặc biệt ở các ngân hàng tư.

Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán như hai bình thông nhau trong sự luân chuyển vốn, lãi suất ngân hàng tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán giảm hoặc tăng, cũng như ảnh hưởng đến dòng luân chuyển vốn: vốn được chuyển từ

thị trường chứng khoán sang thị trường tiền tệ hoặc ngược lại. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán phát triển còn tạo thêm những công cụ mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ. Điều này thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng thời hỗ trợ ngân hàng trung ương thực hiện tốt vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ chỉ số thị trường, nhất là thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Việc mua, bán chứng khoán của ngân hàng nhà nước với các ngân hàng thương mại sẽ có tác dụng mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền tệ trong lưu thông, qua đó mà khối lượng tiền tệ được điều tiết theo mục tiêu đã định.

3.2.2.2. Chính trị - pháp luật

Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức mới. Để mở rộng việc gia nhập, chính phủ cho phép ngân hàng có 100% vốn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Điều này làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, buộc các ngân hàng nhỏ phải tăng vốn chủ sở hữu và chính sách nhân sự để có thể đứng vững và cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài - vốn đã có thế mạnh về vốn và nhân sự. Đó là một thách thức rất lớn đối với BIDV nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

Bên cạnh đó Việt Nam vốn là một nước có tình hình kinh tế chính trị ổn định, có mối quan hệ quốc tế được mở rộng về các mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... Chính trị ổn định và việc hoàn thiện các vấn đề pháp lý giúp Việt Nam thu hút được nhiều nhà đầu tư vào mọi lĩnh vực, giao dịch qua ngân hàng ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, chính phủ cũng có những chính sách điều tiết vĩ mô để ổn định thị trường tiền tệ. Cụ thể, nhà nước đưa ra lãi suất cơ bản và quy định các ngân hàng không được ấn định lãi suất trần vượt 150% lãi suất cơ bản.

3.2.2.3. Dân số - lao động

Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ với hơn 85 triệu dân, những người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng khá lớn, 45,67% trong tổng số dân (trong đó, Cần Thơ có dân số là 11,2 triệu người. Đặc biệt là số người lao động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng tăng qua các năm từ 4,4% lên 5,2% theo nguồn Tổng cục thống kê. Điều này cho thấy lợi thế rất đáng kể cho sự phát triển nhân lực của ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó theo thống kê của trung tâm internet Việt Nam năm

2008, số người truy cập vào internet là 20,2 triệu người chiếm 23,4% tổng số dân. Tuy nhiên để sử dụng nguồn nhân lực này một cách có hiệu quả nhất trong tương lai thì ngay từ bây giờ ngân hàng cần có những chính sách thu hút, đào tạo và bồi dưỡng đúng mức cho những nhân tài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều này giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nhân viên, đồng thời tránh việc thiếu nhân viên có năng lực vào vị trí lãnh đạo.

3.2.2.4. Văn hóa – xã hội

Do trên 50% dân số là lao động nông nghiệp nên một số yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngân hàng như: người dân thường giao dịch với những ngân hàng lớn, chưa tin tưởng vào những ngân hàng nhỏ, ít có thói quen gởi tiền trong ngân hàng, nhận thức các vấn đề nhất là tin đồn chưa rõ ràng.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, mức sống và trình độ văn hóa của người dân càng cao nên những nhược điểm của văn hóa xã hội được khắc phục phần nào. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có ảnh hưởng tích cực hơn đến hoạt động của các ngành kinh tế cũng như dịch vụ ngân hàng.

3.2.2.5. Yếu tố tự nhiên

Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gần xích đạo lại có bờ biển dài nên hàng năm luôn phải hứng chịu các trận bão mạnh. Riêng đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc khu vực hạ lưu sông Merkong nên hàng năm phải chịu các trận lũ lụt lớn vào mùa mưa và mùa hè thì có nhiều nơi lại xảy ra tình trạng hạn hán. Chính khí hậu và thời tiết phức tạp đó đã gây ảnh hưởng không tốt đến mùa màng của nông dân, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, đời sống của nhân dân bị xáo trộn. Đó là những nguyên nhân làm giảm mức sống và thu nhập của người dân kéo theo chi trả của họ giảm sút. Đây là điều kiện bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân h àng.

3.2.2.6. Môi trường công nghệ

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghệ làm thay đổi bộ mặt hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại, đặc biệt là BIDV đã tận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ để hiện đại hóa bộ máy hành chính, phục vụ việc giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước, thủ tục đơn giản hơn, việc xem xét vay vốn nhanh hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn. Sau 20 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam

đã xây dựng được một hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống công nghệ thông tin tương đối đồng bộ và hiện đại. Nhiều tiện ích ngân hàng đã được khai thác và sử dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Ngành ngân hàng đã thực hiện thay thế dần máy tính điện tử, năm 1986 bắt đầu sử dụng thế hệ máy vi tính đầu tiên tại ngân hàng trung ương và các chi nhánh, ứng dụng hệ điều hành MS – DOS, cơ sở dữ liệu Foxpro để thực hiện kế toán giao dịch cuối ngày, tổng hợp các cân đối kế toán, tiết kiệm. Giai đoạn 1990 – 1998 được xem là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới đối với ngành ngân hàng và các dịch vụ, ứng dụng chính như: khuyến khích mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, lắp đặt ATM, tham gia hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, xử lý giao dịch tức thời trên mạng máy vi tính, thanh toán bù trừ điện tử, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên ngân hàng, thanh tra giám sát từ xa, phòng ngừa rủi ro... Ngoài ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng đã xây dựng được trung tâm công nghệ thông tin riêng với nhiều trang bị phần cứng, phần mềm hệ thống, các sản phẩm công nghệ mới. Quy mô ứng dụng đ ược mở rộng từ ngân hàng trung ương tới chi nhánh, từ hội sở chính đến các chi nhánh ngân hàng thương mại, hệ thống máy tính được liên kết trên cơ sở mạng diện rộng trong toàn ngành.

Có thể nói, việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng đã tạo điều kiện thức đẩy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tăng trưởng và phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng giao dịch và giảm các chi phí liên quan. Đầu tư hiệu quả và đúng hướng, có tính đón đầu với những phương án cụ thể về đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và khả năng ứng dụng là mục tiêu mà các ngân hàng luôn hướng đến bởi công nghệ nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng có đặc điểm rất dễ lạc hậu so với tốc độ phát triển hanh chóng của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tăng cường hoạt động liên kết nhằm tận dụng mạng lưới, công nghệ hiện đại vừa nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vừa giúp cho các tổ chức tín dụng có khả năng tài chính thấp có thể triển khai và phát triển dịch vụ.

Từ khi mở cửa Việt Nam đã hòa nhập vào môi trường kinh doanh quốc tế, để tận dụng các nguồn lực trong nước và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, Việt Nam lần lượt gia nhập vào các tổ chức như ASEAN, AFTA, WTO…Đặc biệt từ khi gia nhập tổ chức mậu dịch thế giới WTO, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhu cầu giao dịch thông qua ngân hàng tăng đáng kể. Sự hợp tác của ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc gia nhập có những bất lợi riêng của nó. Tiêu biểu là các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư với số vốn lớn. Đây là một mối nguy cơ mà các ngân hàng trong nước phải cảnh giác, nếu các ngân hàng trong nước không điều hành tốt có nguy cơ bị phá sản do sự cạnh tranh không lại các ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu 258881 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)