Chuyển biến trong hình thức sở hữu cá thể của nông dân

Một phần của tài liệu SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ 1997 ĐẾN 2008) (Trang 57 - 63)

nước không trực tiếp sử dụng mà giao cho các cá nhân, tổ chức. Những người được giao quyền sử dụng ruộng đất có quyền chiếm hữu, quyền định đoạt đối với ruộng đất. Sự chuyển biến về hình thức sở hữu ruộng đất đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để khai thác và sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp.

2.2.2. Chuyển biến trong hình thức sở hữu cá thể của nôngdân dân

Như đã trình bày ở phần trước, từ năm 1958 đến những năm 80, hầu hết ruộng đất và sản xuất nông nghiệp ở Phú Bình đều được tập thể hóa nông nghiệp, vì thế chế độ sở hữu tập thể

được xác lập và ngày càng được củng cố. Thời kỳ này kinh tế gia đình chỉ với tư cách là kinh tế phụ và giữ vai trò bổ sung cho kinh tế tập thể, kinh tế quốc doanh. Người nông dân khi đó chỉ làm chủ trên một diện tích đất nông nghiệp rất nhỏ để sản xuất ngoài giờ (gọi là đất 5%). Đây chính là một phần ruộng mà các hợp tác xã hoặc các nông, lâm trường cho nông dân mượn.

Trong thời kỳ thực hiện chế độ sở hữu tập thể, ngoài một số mặt tích cực thì về cơ bản hiệu quả khai thác và sử dụng đất ở Phú Bình còn thấp, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Nông dân không thiết tha với ruộng đất, không tạo được động lực để thúc đẩy họ tích cực sản xuất. Xã viên không được hưởng quyền lợi trực tiếp do công sức lao động của mình bỏ ra mà lại được phân phối qua hệ thống công điểm. Trong khi việc quản lý công điểm thì hết sức lỏng lẻo, hiện tượng “dong công”, “phóng điểm” xảy ra lan tràn, dẫn tới tình trạng làm rối, làm ẩu, miễn sao cho được nhiều công, nhiều điểm mà không cần quan tâm tới hiệu quả kinh tế. Ca dao đã phản ánh sự không thiết tha của người nông dân đối với ruộng đất :

“Bảy giờ trống đánh kẻng la

Đó chính là hậu quả của tình trạng “làm chung, làm chạ”, quản lý lỏng lẻo.

Từ sau khi Nghị quyết 10 (5/4/1988) của Bộ chính trị ra đời, hình thức sở hữu ruộng đất ở Phú Bình đã dần chuyển biến. Huyện Phú Bình đã tiến hành khoán gọn ruộng đất đến từng hộ gia đình nông dân. Đồng thời chuyển hướng đàn trâu, bò của tập thể cho các gia đình xã viên quản lý. Việc làm này đã khắc phục được tình trạng “trâu chung, bò chạ”, làm cho nông dân rất phấn khởi đẩy mạnh sản xuất. Việc khoán gọn theo hộ gia đình được thực hiện theo nguyên tắc “có tốt, có xấu, có xa, có gần”. Mỗi gia đình người nông dân sẽ được hợp tác xã giao khoán cho một số thửa ruộng đất tốt xấu khác nhau, vị trí của những thửa ruộng ở những sứ đồng khác nhau. Chính vì vậy mà giải pháp này xét về trước mắt, đã đáp ứng trúng tâm lí, nguyện vọng của người dân, kích thích được tính chủ động sáng tạo trên đồng ruộng nhưng xét về lâu dài thì nó sẽ dẫn đến tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, khó áp dụng khoa học kỹ thuật.

Thông qua hình thức giao khoán ruộng đất đến từng hộ xã viên theo đúng tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã làm cho hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất có sự biến

đổi. Hình thức hợp tác hóa nông nghiệp được thay thế bởi hình thức sử dụng ruộng đất theo hộ gia đình. Ruộng đất từ chỗ được làm chủ bởi tập thể hợp tác xã đến chỗ được làm chủ bởi hộ gia đình. Người nông dân từ chỗ là người làm công cho hợp tác xã đến chỗ là người làm chủ trên mảnh ruộng mà hợp tác xã giao cho.

Tuy nhiên trong quá trình khoán gọn ruộng đất đến từng hộ gia đình xã viên, ở Phú Bình đã nảy sinh vấn đề tranh chấp đất đai mà chủ yếu là hiện tượng đòi chia lại ruộng đất “ông cha “. Về thực chất ruộng đất “ông cha “ là ruộng đất của nông dân trước khi vào hợp tác xã. Từ nhiều năm trước đó, hiện tượng tranh chấp ruộng đất ở Phú Bình đã tồn tại mà chủ yếu là sự tranh chấp giữa những hộ di cư từ miền xuôi lên sinh sống xen ghép theo chủ trương phát triển kinh tế mới, giữa những hộ ít ruộng với hộ nhiều ruộng. Đến khi thực hiện chính sách khoán 10 thì tình trạng tranh chấp ruộng đất ngày càng trở lên gay gắt hơn. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, thậm chí gây ra nhiều vụ xô xát làm mất ổn định xã hội. Tuy nhiên, tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở đã kiên trì vận động quần chúng ở những “điểm nóng”, vận dụng một cách linh hoạt các

giải pháp đúng đắn có tình có lý… Nhờ đó tình hình tranh chấp đất đai từng bước được ổn định.

Như vậy, từ sau khi huyện Phú Bình thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, sở hữu ruộng đất ở Phú Bình đã có sự chuyển biến rõ rệt. Chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất đã được thay thế bằng chế độ sở hữu tư nhân hạn chế. Người nông dân từng bước khôi phục lại vai trò chủ thể của mình trên ruộng đất mà hợp tác xã giao cho. Kinh tế hộ gia đình ngày càng chiếm ưu thế và phát huy hiệu quả. Thực tế đó cho thấy chủ trương của Đảng ta trong việc giao khoán ruộng đất đến từng hộ nông dân là đúng đắn. Nó đã góp phần tạo động lực to lớn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện có bước phát triển cao hơn.

Tiểu kết chương 2:

Trước khi Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời, tại Phú Bình đã tồn tại những hình thức sở hữu ruộng đất khác nhau. Trong thời kỳ phong kiến tập quyền, tại Phú Bình tồn tại chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến đối với ruộng đất. Giai cấp địa chủ là bộ phận bao biếm nhiều ruộng đất và ngày càng trở lên giàu có. Trong khi đó, giai cấp nông dân không có hoặc có rất ít

ruộng đất, phải đi lĩnh canh, cày thuê, cuốc mướn. Ngoài ra, tại Phú Bình còn tồn tại một bộ phận ruộng đất công, ruộng đất của các nhà thờ. Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Phú Bình nói riêng, chúng đã chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân và thiết lập nên những đồn điền rộng lớn chuyên canh và đa canh. Mặc dù quy mô các đồn điền ngày càng mở rộng song kỹ thuật canh tác còn lạc hậu nên hiệu quả không cao, đời sống nhân dân không được cải thiện.

Từ khi cách mạng tháng Tám thành công đến năm 1987, ở Phú Bình đã có sự thay đổi trong các hình thức sở hữu ruộng đất. Thông qua thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất (1953- 1957), Đảng và Nhà nước ta đã đem lại ruộng đất cho dân cày. Chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân theo hình thức hộ gia đình chính thức được xác lập. Tuy nhiên do nhận thức giáo điều mà từ năm 1958 trở đi, toàn bộ miền Bắc nói chung, huyện Phú Bình nói riêng đã tiến hành tập thể hoá ruộng đất. Sở hữu ruộng đất tập thể dần thay thế cho hình thức sở hữu cá thể theo hộ gia đình. Chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất đã làm cho nông dân không thiết tha với đồng ruộng, không tích cực sản xuất. Trước tình hình đó, tháng 11- 1988, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết về “

Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Sự ra đời của Nghị quyết 10 đã làm chuyển biến hình thức sở hữu ruộng đất ở Phú Bình từ năm 1988 trở lại đây. Chế độ sở hữu tập thể được thay thế bởi chế độ sở hữu tư nhân hạn chế. Người nông dân từ chỗ làm công cho hợp tác xã đến chỗ là chủ sở hữu thực tế trên mảnh ruộng được giao. Do đó họ tích cực, chủ động tham ra sản xuất trên mảnh ruộng của mình. Thực tế đó đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta trên lĩnh vực nông nghiệp là hoàn toàn đúng đắn.

Chương 3.

Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (1997 – 2008)

Một phần của tài liệu SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN (TỪ 1997 ĐẾN 2008) (Trang 57 - 63)