Công tác giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà (Trang 38 - 40)

Phần 2: Tổng Quan Về Vườn Quốc Gia Cát Bà

2.3.5. Công tác giáo dục môi trường

Điều quan trọng nhất là giáo dục cho mỗi người dân nhận thức được giá trị của rừng và sự cần thiết phải bảo vệ rừng, để họ hiểu rằng, nếu rừng bị xâm phạm, chặt phá, không được bảo vệ thì cuộc sống của họ cũng bị tác động xấu". Cùng với việc tuyên truyền, vận động, Vườn Quốc Gia Cát Bà áp dụng việc giao khoán rừng gắn với lợi ích thiết thực, tăng thêm thu nhập từ trồng và bảo vệ rừng để người dân có trách nhiệm hơn, gắn bó và sống lâu dài với rừng. Huyện khoán rừng cho các hộ và các tổ chức xã hội cùng tham gia quản lý, bảo vệ. Mặt khác, việc bảo vệ rừng ở Cát Bà luôn có sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng liên quan giữa Vườn Quốc Gia Cát Bà với Hạt kiểm lâm huyện Cát Hải, Văn phòng thường trực Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát chặt chẽ việc trồng và nuôi dưỡng rừng cây mới.

Ngoài ra, vườn đang mở rộng các chương trình cho người dân địa phương, ủng hộ các Câu lạc bộ Xanh tại một vài trường cũng như cung cấp tài liệu để dạy về môi trường. Vườn nhận thấy rằng việc bảo tồn sẽ chỉ thành

công nếu như tất cả người dân đều hiểu được tầm quan trọng của rừng và việc bảo vệ rừng.

- Trước mắt, phối hợp cùng các ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện đẩy mạnh công tác bảo tồn trên cạn và dưới biển, hợp tác hiệu quả với tổ chức Hội Động vật (ZGAP) Munich - Đức về bảo tồn loài và quần thể thông qua dự án bảo tồn voọc Cát Bà. Đây là dự án đã thực hiện nhiều năm nhằm bảo tồn loài voọc Cát Bà, đồng thời, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương và năng lực bảo tồn của cơ quan cộng tác. Cùng tổ chức Quỹ Australia vì nhân dân châu Á - Thái Bình Dương (AFAP), tổ chưc AFAP Việt Nam, ZGAP, FFI Phối hợp với chính quyền địa phương triển khai dự án “Chương trình phát triển tổng hợp cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và loài voọc Cát Bà”, bảo tồn sinh thái đủ tiêu chuẩn cư trú và gia tăng bền vững cho loài voọc.

- Hướng dẫn cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường khu sinh quyển bằng các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình ngoại khóa trong trường phổ thông với nội dung dễ hiểu, dễ thực hiện. - Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên khu dự trữ sinh quyển để phát triển du lịch, đồng thời là kế hoạch bảo vệ môi trường sinh thái đặc thù của Cát Bà, hòa hợp với phong tục tập quán bản địa.

- Xây dựng các tour du lịch sinh thái nhằm khai thác tốt cảnh quan thiên nhiên của rừng và biển Cát Bà, theo nguyên tắc: "Không làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, không gây tác động xấu đến tài nguyên động thực vật trên cạn và dưới nước làm giảm tính đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường". - Quy hoạch phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp theo định hướng cụ

thể và hướng dẫn kinh nghiệm, phương pháp nuôi trồng thủy - hái sản có tính thân thiện môi trường cao. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, khách du lịch, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn; kết hợp hài hòa giữa giáo dục, động viên khen thưởng đi đôi với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xứ lý nghiêm minh, nhằm bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa, môi trường sinh thái, đồng thời duy trì phát triển du lịch bền vững trên quần đảo.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w