Công tác quản lý và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà (Trang 34 - 35)

Phần 2: Tổng Quan Về Vườn Quốc Gia Cát Bà

2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng

Tổng diện tích tự nhiên của Vườn Quốc Gia Cát Bà 15.200 ha, trong đó, có 9.800 ha là rừng núi, 800 ha là vùng bảo vệ nghiêm ngặt với những khu rừng nguyên sinh, 14.000 ha còn lại là vùng phục hồi sinh thái. Sự vô giá của tài nguyên rừng nơi đây càng đòi hỏi sự quan tâm, bảo vệ rừng với nỗ lực cao của các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương, trong đó, vai trò của người dân cần được đề cao, coi đó như tác nhân sống còn của rừng Cát Bà.

Tuy nhiên, nhiều vụ cháy rừng, chặt phá cây, trộm cắp gỗ quý vẫn xảy ra, đe doạ sự sống còn của những cánh rừng. Tính riêng năm 2008, xảy ra 1 vụ cháy rừng, rất may diện tích nhỏ và là cỏ tranh, lau lách, nhưng cảnh báo về nguy cơ cháy rừng rình rập, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đáng lo ngại hơn khi con người chính là chủ thể của các vụ xâm hại rừng. Lực lượng kiểm lâm phát hiện 17 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản, tịch thu 1,044m3 gỗ, 14 cây keo, 11 cây mang, 10 cây lộc vừng, 10 gốc ruối, 18kg phong lan các loại. Thực tế, còn nhiều hơn thế, bởi lực lượng kiểm lâm và các hộ bảo vệ rừng không chỉ hạn chế về quân số, mà còn chưa thật sự vững về nghiệp vụ, nên khó lòng bao quát hàng nghìn ha rừng nơi đây.

Để quản lý, bảo vệ tốt rừng, khai thác hiệu quả hệ sinh thái rừng, Vườn quốc gia Cát Bà tiếp tục mở rộng mạng lưới bảo vệ đến nhân dân các xã nơi có rừng. Vận dụng cơ chế về kinh phí và quyền lợi thiết thực hơn nữa để người dân có thể sống được từ rừng và bảo vệ rừng hiệu quả hơn. Trong bảo vệ rừng, vấn đề phòng cháy, chữa cháy rừng cần được chú trọng là công việc lâu dài để tránh mất rừng. Theo đó, cần thiết thành lập hệ thống dự báo phòng cháy, chữa cháy với các thiết bị hiện đại như hệ thống thông tin địa lý, ảnh viễn thám, các thiết bị chữa cháy. Cùng với đó, vấn đề quy hoạch, xây dựng các đề án phát triển du lịch sinh thái nhằm phát huy tiềm năng sẵn có trên huyện đảo, tạo việc làm cho người dân địa phương ổn định cuộc sống là yếu tố gắn chặt mối liên hệ, sự hỗ trợ giữa con người và tài nguyên thiên nhiên. Hai nhiệm vụ bảo tồn và phát triển phải được vận dụng nhuần nhuyễn, bổ sung cho nhau trong bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp TCM để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w