Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 56 - 59)

2.4.2.1.Hạn chế

 Về thời gian thẩm định

Đối với một số dự án, thời gian thẩm định còn chậm so với yêu cầu của khách hàng. Một số dự án có thời gian dưới 10 ngày nhưng hầu hết các

định được phép dưới 2 tuần làm việc. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay, ngân hàng nào có thời gian thẩm định càng ngắn càng được khách hàng ưa chuộng vì càng đảm bảo cơ hội kinh doanh cho chủ đầu tư, vì vậy thời gian thẩm định kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án nói riêng và hoạt động mở rộng cho vay trung và dài hạn nói chung.

 Về chi phí thẩm định

Là một doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nên ngân hàng cần phải so sánh giữa chi phí bỏ ra và doanh thu nhận được. Công tác thẩm định đòi hỏi ngân hàng phải bỏ ra những chi phí nhất định như chi phí cho cán bộ tín dụng đi khảo sát thị trường, mua thông tin, đi thực tế kiểm tra tình hình doanh nghiệp,…Vì vậy ngân hàng cần so sánh khi tài trợ cho mỗi dự án thì phần tiền lãi nhận được có đủ bù đắp cho chi phí thẩm định hay không. Hiện nay tất cả các dự án tại chi nhánh chưa được đánh giá cụ thể về chi phí thẩm định, chi phí này hiện được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng, vì vậy không thể so sánh được thu nhập nhận được thực sự từ việc tài trợ cho mỗi dự án là bao nhiêu

Một cách trực quan có thể thấy chi phí này hiện nay không cao. Tuy nhiên trong thời gian tới, sự cạnh tranh gay gắt và mô hình quá trình hiện đại hoá hoạt động ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn cho thẩm định (như đầu tư vào thiết bị, công nghệ hỗ trợ cho việc thu thập thông tin nhanh, cho tính toán,…) thì chi phí thẩm định sẽ nâng lên. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải có tính toán cụ thể đối với chi phí thẩm định.

 Về báo cáo thẩm định

Nhiều báo cáo trình bày rất sơ sài. Ví dụ khi thẩm định nguồn vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, ngân hàng chỉ nêu ra được lấy từ nguồn khấu hao và lợi nhuận để lại mà không có con số dẫn chứng giá trị bộ phận nguồn khấu hao và phần lợi nhuận để lại hiện tại là bao nhiêu, có thực sự

đảm bảo đủ phần giá trị tham gia vào dự án hay không. Đa số báo cáo thẩm định còn mang tính liệt kế các chỉ tiêu mà không phân tích, so sánh, kết nối một cách khoa học. Điều này làm hạn chế cho khâu tái thẩm định và xét duyệt cho vay.

 Chất lượng các quyết định cho vay dự án

Mặc dù hoạt động tín dụng đã đạt được kết quả nhất định trong thời gian qua, phần nào thể hiện chất lượng tốt của các quyết định cho vay dự án nói chung và dự án xây dựng nói riêng. Phần lớn các dự án đầu tư của các công ty thuộc ngành xây dựng tại ngân hàng đi vào hoạt động một cách có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số dự án của khách hàng gặp khó khăn khi thực hiện do các quyết định tài trợ của ngân hàng về thời gian cho vay, thời gian và kế hoạch thu nợ, kế hoạch giải ngân…chưa thật sự hợp lý, khiến ngân hàng phải có những điều chỉnh bắt buộc: gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn nợ… thậm chí có dự án được thẩm định là có hiệu quả nhưng khi đi vào hoạt động lại bị thua lỗ triền miên khiến ngân hàng không thể thu hồi nợ, có khả năng gây mất vốn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ví dụ như dự án đầu tư thiết bị xây dựng của công ty đường 122. Hiện nay nợ quá hạn của dự án này bị xếp vào nợ nhóm 4.

 Việc cung cấp các tư vấn cho khách hàng

Quá trình thẩm định đã giúp các cán bộ tín dụng có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về tất cả các yếu tố của dự án, do đó có khả năng tư vấn cho khách hàng để dự án có thể hoạt động hiệu quả hơn. Với mong muốn có được những phân tích và tư vấn sâu hơn của ngân hàng về các vấn đề liên quan đến dự án, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính như: sự biến động của tỷ giá, lãi suất, lạm phát… của khách hàng, trên thực tế những tư vấn cho khách hàng đối với các dự án mà ngân hàng cung cấp chưa thực sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Để nâng cao chất lượng tư vấn, ngoài những đánh giá chủ quan về tình hình thực tế, cán bộ tín dụng còn phải dựa trên

các kết quả phân tích bằng phương pháp toán học và thống kê mang tính chuyên nghiệp cao hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w