Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 46 - 48)

Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện dự án, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực tế là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.

Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đá được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư, cán bộ thẩm sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn

đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia tài trợ cho dự án.

Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tiến hành kiểm tra các nguồn tài trợ khác cho dự án có đảm bảo hay không. Trước hết, trên cơ sở các bảng báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng kiểm tra xem tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào dự án có đạt mức trên 30% theo quy định hay không. Với các nguồn vốn vay tổ chức tín dụng khác, cán bộ tín dụng thẩm định tính khả thi thông qua các cam kết bằng văn bản và kế hoạch giải ngân của chúng. Từ đó lập kế hoạch cho vay đối với dự án một cách phù hợp trong trường hợp ngân hàng chấp nhận tài trợ.

Ví dụ Dự án đầu tư thiết bị thi công “Cẩu tháp” của công ty Xây dựng số 1 thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội có tổng vốn đầu tư và nguồn vốn tài trợ như sau:

+ Tổng vốn đầu tư: 2.297.050.000 đồng Bao gồm:

- Thiết bị: 2.696.670.000 đồng - Chi phí lắp đặt chạy thử: 20.000.000 đồng - Gia công đối trọng giằng cầu: 70.000.000 đồng

- Dự phòng: 140.380.000 đồng

+ Nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn vốn tự có: 1.467.050.000 đồng ( 50% tổng vốn đầu tư) - Vay trung hạn tại NHCT Ba Đình: 1.460.000.000 đồng

Cán bộ tín dụng đã tiến hành thẩm định và kết luận vể tổng mức đầu tư của dự án: Căn cứ vào QĐ phê duyệt dự án đầu tư số 633/QĐ- TCT

ngày 09/04/2004 và QĐ phê duyệt kết quả đấu thầu số 193/QĐ-TCT ngày 19/05/2004 của Tổng công ty xây dựng Hà Nội cho thấy:

- Chi phí mua sắm thiết bị: Công ty xây dựng đã tổ chức đấu thầu nên giá cả tương đối hợp lý

- Các chi phí khác: Đã được xem xét và phê duyệt bởi tổng công ty xây dựng Hà Nội vì các chi phí này được xác định là hợp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w