Dù mỗi giải pháp vừa nêu ở trên đều có những hạn chế nhất định tuy nhiên những ý kiến trên đã có đóng góp rất quan trọng trong việc hình thành giải pháp đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên
Qua việc phân tích trên cho thấy một xu hướng chung trong các giải pháp trên là việc mở rộng đối tượng cho vay, tất cả các sinh viên có nhu cầu đều có thể vay. Đồng thời, ngân hàng cho vay cũng không nhất thiết phải là
Trang 67
NHCSXH, nên áp dụng lãi suất thị trường khi cho sinh viên vay, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng thì việc giữ bằng tốt nghiệp cũng là điều tất yếu.
Theo kết quả khảo sát thì số tiền mà một sinh viên của ĐHCT muốn vay để mua sắm phương tiện hỗ trợ cho học tập của mình là tương đối thấp (chỉ từ 10 - 12 triệu). Do đó giải pháp được đề nghị theo ý kiến tác giả như sau:
- Ngân hàng sẽ cho sinh viên vay dưới hình thức thức thấu chi qua thẻ sinh viên phải trả hết nợ ngân hàng trước khi ra trường
- Hạn mức thấu chi bước đầu áp dụng thử nghiệm sẽ ở mức 8 triệu (với 8 triệu các bạn có nhu cầu vẫn có thể mua được xe máy hoặc laptop). Nếu kết quả thử nghiệm tốt có thể tăng lên 10 - 15triệu/sinh viên
- Thời hạn vay tối đa là 1 năm. Sau 1 năm những sinh viên có nhu cầu sẽ làm lại hồ sơ thấu chi, ngân hàng sẽ xem xét quá trình trả nợ trước đây cùng một vài yếu tố khác như kết quả học tập, quá trình tham gia các hoạt động xã hội, ý thức chấp hành pháp luật,..., của sinh viên để quyết định có tiếp tục cho sinh viên thấu chi hay không, và hạn mức mà sinh viên được thấu chi.
- Tuy nhiên, hạn mức thấu chi sẽ giãm dần theo từng năm học, cụ thể như sau:
Năm thứ 1 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 8 triệu Năm thứ 2 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 6 triệu Năm thứ 3 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 4 triệu Năm thứ 4 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 2 triệu Như vậy đến khi làm hồ sơ ra trường thì sinh viên có thể dễ dàng trả hết nợ.
- Lãi suất thấu chi trong trường hợp này sẽ thay đổi mỗi năm theo lãi suất thị trường. Tuy nhiên ngân hàng nên áp dụng lãi suất cho sinh viên thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng với những khách hàng khác khoảng 0,1% để khuyến khích sinh viên vay vốn.
- Hồ sơ vay vốn: ngoài những giấy tờ theo yêu cầu chung của ngân hàng hiện nay như: bản sao giấy chứng minh nhân dân, giấy xác nhận là sinh viên của trường,..., sinh viên sẽ làm một cam kết trả nợ ngân hàng (viết tay),
trong đó có cam kết của gia đình sẽ hỗ trợ sinh viên trả nợ ngân hàng đúng hạn, kèm với bản sao hộ khẩu của sinh viên.
- Ngoài ra, sinh viên muốn vay vốn tại ngân hàng cần phải mua bảo hiểm đầy đủ và ngân hàng sẽ là người thụ hưởng trong trường hợp sinh viên gặp tai nạn, không còn khả năng tiếp tục học và trả nợ cho ngân hàng.
Những hạn chế của giải pháp trên và hướng khắc phục.
Nếu thực hiện theo “khuôn mẫu”, thì giải pháp trên có một hạn chế rất lớn đó là những sinh viên năm đầu sẽ được ưu tiên vay nhiều hơn những sinh viên năm cuối trong khi nhu cầu vay ở nhóm sinh viên năm cuối lại cao hơn năm đầu rất nhiều.
Hướng giải quyết cụ thể như sau:
- Đối với sinh viên năm 2,3,4 nếu chưa thấu chi ở những năm trước thì ngoài hồ sơ xin thấu chi sẽ làm thêm đơn xin được tăng hạn mức thấu chi.
- Tuy nhiên hạn mức thấu chi ở năm tiếp theo sẽ không đổi đối với sinh viên năm thứ 2 (năm thứ 3 hạn mức thấu chi là 4 triệu; năm thứ 4 là 2 triệu)
- Với sinh viên năm thứ 4 mới bắt đầu vay sinh viên phải bổ sung thêm phương án trả nợ cho ngân hàng cụ thể như sau:
+ Nếu sinh viên có khả năng trả hết nợ trong thời gian học, thì sau khi vay một tháng sinh viên sẽ bắt đầu trả nợ ngân hàng theo phương thức lãi cộng vốn (8 triệu) chia đều cho các kì (mỗi kì là một tháng, số kỳ chính là số tháng tính từ sau khi tiền vay giải ngân được 1 tháng đến lúc sinh viên tốt nghiệp).
+ Nếu sinh viên có không có khả năng trả hết nợ trong thời gian học thì sinh viên sẽ làm đơn xin kéo dài thời gian trả nợ, phương thức trả nợ vẫn là lãi cộng vốn chia đều cho các kì, mỗi tháng số tiền sinh viên này phải trả sẽ ít hơn trường hợp trên do thời gian trả nợ được kéo dài, nhưng không được quá một năm sau khi tốt nghiệp và để đảm bảo khả năng thu nợ ngân hàng sẽ giữ bằng tốt nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Thiết nghĩ việc giữ bằng tốt nghiệp trong trường hợp này là không ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên vì thông thường sau khi tốt nghiệp sinh viên chỉ nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và có thể dùng nó để xin việc. Còn bằng tốt nghiệp phải sau 1 thời gian mới có, lúc đó có thể sinh
Trang 69
viên đã trả hết nợ. Vả lại khi xin việc chỉ cần nộp bảng photo, điều này ngân hàng có thể giải quyết cho sinh viên.
- Với sinh viên năm thứ 3 mới bắt đầu vay có thể lựa chọn phương thức trả nợ theo nhóm sinh viên năm 2 hoặc năm 4 đều được.
- Bên cạnh đó, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng (với những sinh viên còn đang học tại trường) theo ý kiến tác giả nên có sự liên kết giữa nhà thường và ngân hàng. Thẻ mà sinh viên sử dụng để thấu chi phải là thẻ liên kết (vừa là thẻ sinh viên vừa là thẻ Đa năng của DAB). Như vậy, biện pháp xử lý đối với những sinh viên không trả nợ đúng hạn sẽ dễ dàng hơn cụ thể như sau:
+ Đăng danh sách sinh viên nợ tiền ngân hàng lên trang web của trường, gởi giấy báo về gia đình.
+ Khoá tài khoản của sinh viên ở trung tâm học liệu
+ Đề nghị nhà trường trừ điểm rèn luyện đối với những sinh viện trên + Sinh viên muốn làm thủ tục ra trường thì phải trả hết nợ cho ngân hàng, trừ trường hợp đã được ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ.
+ Những sinh viên được vay vốn, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ học tập, vì phạm kỷ luật trong đào tạo, sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay tiếp và dùng các biện pháp để thu hồi nợ trước hạn.
Lợi ích của việc đưa tín dụng đến với sinh viên theo giải pháp trên.
Đối với sinh viên tại đại học Cần Thơ
Với giải pháp trên sinh viên sẽ phải trả nợ trước khi ra trường, điều này giúp cho những bạn đang vay tiền ở NHCSXH giãm bớt áp lực trả nợ sau khi tốt nghiệp. Các bạn đang vay tiền tại NHCSXH vẫn có thể tiếp tục vay.
Với cách làm trên số tiền thực chất mà một sinh viên phải trả chỉ khoảng 2 triệu/năm, tương đối thấp, các bạn có thể tìm việc làm thêm để tự trả nợ mà không cần đến sự giúp đở của gia đình, nhất là khi có những phương tiện cần thiết hỗ trợ, thì hiệu quả của việc học cũng như khả năng tìm được một việc làm thêm phù hợp sẽ cao hơn.
Mặt khác, việc cấp tín dụng dưới hình thức thấu chi qua thẻ còn có thể giúp sinh viên bù đắp những thiếu hụt trong chi tiêu hàng ngày.
Cho vay qua thẻ còn tạo được sự chủ động cho sinh viên trong việc trả nợ và lãi vay cho ngân hàng. Sinh viên hoặc người thân có thể trả nợ bất kỳ lúc nào và ở đâu, chỉ cần gởi tiền vào tài khoản của mình ở các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng (trong giờ làm việc).
Bên cạnh đó, việc sử dụng thẻ liên kết sẽ đem lại nhiều tiện ích cho sinh viên bởi những tính năng ưu việt của thẻ. Ngoài chức năng là một chiếc thẻ sinh viên gắn liền với quá trình học tập thẻ còn có tính năng của chiếc thẻ Đa Năng Đông Á như: gửi tiền trực tiếp vào tài khoản thẻ qua máy ATM hiện đại, mua thẻ cào, chuyển tiền nhanh cho người khác có sử dụng thẻ...
Chương trình cho vay tín dụng sinh viên không chỉ giải quyết các vấn đề tài chính mà còn là cơ hội giúp cho sinh viên từng bước làm quen với các giao dịnh tài chính qua ngân hàng, một yêu cầu không thể thiếu ở một xã hội phát triển.
Đối với ngân hàng
Giải pháp này cũng giúp ngân hàng đảm bảo khả năng thu hồi nợ tốt nhất. Sinh viên sẽ không dám không trả nợ ngân hàng khi còn đang học ở trường.
Hồ sơ vay sau mỗi năm được xét lại sẽ giúp ngân hàng sớm phát hiện và tránh được nhiều rủi ro như việc sinh viên bị đuổi học do kết quả học tập kém, hay sẽ có những biện pháp thu hồi nợ sớm với những sinh viên không có ý thức trả nợ.
Việc triển khai chương trình tín dụng cho sinh viên thông qua thẻ liên kết giúp ngân hàng gia tăng thị phần trong lĩnh vực tín dụng, tăng doanh số thẻ và số lượng thẻ phát hành.
Bên cạnh đó việc làm này còn xây dựng được hình ảnh của ngân hàng trong lòng các sinh viên, góp phần quảng bá hình ảnh của ngân hàng.
Đối với trường đại học Cần Thơ
Việc sinh viên của trường có thể vay ngân hàng để mua sắm những phương tiện hỗ trợ học tập, giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, đồng thời còn cho thấy được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đến
Trang 71
sinh viên, từ đó sẽ thu hút ngày càng nhiều thí sinh dự thi vào trường, làm cho vị thế của trường ĐHCT ngày càng được nâng cao.
Đối với xã hội
Nếu giải pháp này có thể áp dụng thành công tại ĐHCT sẽ mở ra cho tất cả sinh viên cả nước cơ hội để được tiếp cận với nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại một cách dễ dàng, góp phần giãm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Thế nhưng, để giải pháp đưa tín dụng từ các ngân hàng thương mại đến với sinh viên ĐHCT phát huy được hiệu quả, cần phải có sự liên kết giữa các bên có liên quan như sinh viên, gia đình, nhà trường, ngân hàng, và đặc biệt là vai trò của Chính phủ.
CHƯƠNG 7:
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ