Khó khăn của ngân hàng khi cho sinh viên vay

Một phần của tài liệu 258871 (Trang 62)

Do tín dụng cho sinh viên là một chương trình tương đối mới ở Việt Nam (chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh sau Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg), và hiện nay chỉ có NHCSXH thực hiện chương trình này, nên các ngân hàng thương mại muốn tham gia vào việc cấp tín dụng cho sinh viên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn như:

- Chưa được sự bảo hộ của pháp luật : Cho đến nay ngoài Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg Chính phủ vẫn chưa có một giải pháp hay quy định cụ thể nào để bảo đảm khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho sinh viên vay. Sinh viên đến vay tiền ngân hàng ngoài cam kết trả nợ thì không còn chụi bất kỳ sự ràng buộc nào, nghĩa là toàn bộ rủi ro ngân hàng phải tự gánh lấy.

- Khó khăn trong việc xác định chủ thể vay vốn: Về nguyên tắc người trực tiếp sử dụng vốn sẽ đứng ra vay, như vậy người vay sẽ có ý thức trách nhiệm cao hơn trong việc sử dụng vốn và sau này việc hoàn trả nợ sẽ thuận tiện hơn. Nhưng nhìn về tổng thể và nhất là về khía cạnh pháp lý thì sẽ có rất nhiều mặt bất cập vì học sinh, sinh viên tuy là người được thụ hưởng số tiền vay này để dùng vào mục đích học tập nhưng không phải là một chủ thể độc lập, mà còn lệ thuộc về mặt kinh tế với gia đình.

Trang 63

Nếu để học sinh, sinh viên đứng ra vay vốn, chính quyền nơi nào sẽ xác nhận việc vay vốn này trong khi đại bộ phận các trường đại học tập trung ở các thành phố lớn và thu hút người học từ khắp các nơi về đây. Chính quyền địa phương nơi có trường đại học rõ ràng không đủ những thông tin cần thiết để xác nhận cho một người từ nơi khác đến chỉ cư trú tạm thời trong một vài năm đứng ra vay vốn ngân hàng.

- Khó khăn trong vấn đề thu hồi nợ: xuất phát từ khó khăn trong việc xác định chủ thể vay vốn, việc để người vay đứng ra trả nợ rất có thể xảy ra tình trạng mất vốn nếu người đó bỏ học giữa chừng hoặc bị nhà trường đuổi học, cá biệt có cả những trường hợp do vi phạm pháp luật phải chấp hành án phạt tù, lúc đó ai sẽ là người đứng ra trả nợ trong khi người đó không còn thuộc quyền quản lý của nhà trường. Giả sử không xảy ra các trường hợp trên, nhưng sau khi ra trường người đó có thể chuyển đến bất kỳ nơi nào để kiếm việc làm và đương nhiên ngân hàng không thể có những địa chỉ để tiến hành thu nợ nếu người đó không tự giác mang tiền đến trả.

Mặt khác, với đối tượng này người vay thường chỉ có thể trả nợ sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm và thu nhập. Cái khó là không phải bất kỳ ai ra trường đều có việc làm và dù có việc làm với thu nhập ổn định đủ để trang trải chi phí sinh hoạt và trả nợ ngân hàng.

Bên cạnh những yếu tố khách quan còn phải kể đến một số yếu tố chủ quan xuất phát từ nhiều phía chẳng hạn như:

- Sinh viên không cung cấp đủ giấy tờ cần thiết để hoàn tất hồ sơ vay theo yêu cầu ngân hàng

- Nhà trường không mấy “mặn mà” khi ngân hàng liên hệ để cho sinh viên vay, có thể do sợ phiền hà, sợ mất uy tín của trường nếu sinh viên không trả nợ đúng hạn.

- Ngân hàng không đủ vốn để cung cấp cho nhiều sinh viên vay dài hạn, mạng lưới chi nhánh chưa đủ rộng để có thể cho sinh viên vay tại nơi mình cư trú

6.2 Phân tích một số giải pháp được đề xuất bởi các chuyên gia trong việc đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên

 Theo Ts. Nguyễn Ngọc Điện (3) người cho vay không cần xem xét thành phần xuất thân, gia cảnh của sinh viên, mà chỉ quan tâm đến động lực vay, tính nghiêm túc của dự án học tập và khả năng hoàn trả bằng thu nhập của họ sau khi tốt nghiệp.

Thời hạn hoàn trả nợ bắt đầu khi sinh viên hoàn thành kế hoạch học tập theo dự kiến và kéo dài trong một khoảng thời gian hợp lý, để áp lực trả nợ không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống bình thường của người vay. Việc giải ngân không được thực hiện một lần mà được phân thành nhiều kỳ, tương ứng với các giai đoạn học tập.

Tín dụng cho sinh viên được nhà nước khuyến khích phát triển bằng những biện pháp động viên thiết thực đối với người cho vay chuyên nghiệp (tức là các ngân hàng thương mại), để người này cảm thấy mình cũng có lợi ích từ đó. Cho sinh viên vay không được coi là hoạt động kinh doanh và không bị đánh thuế.

 Nhận xét - Ưu điểm

Đối tượng cho vay không bị giới hạn, chỉ quan tâm đến động lực vay, tính nghiêm túc của dự án học tập và khả năng hoàn trả bằng thu nhập của họ sau khi tốt nghiệp.

Lãi suất thấp thời hạn trả nợ dài.

Việc thu hồi nợ được pháp luật đảm bảo bằng những quy định cụ thể.

(3)

Kinh nghiệm từ các nước phát triển; Báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 27-09-2007

Chính sách ưu đãi, động viên của nhà nước tạo hứng thú để các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính tham gia vào việc phát triển tín dụng cho sinh viên một cách tự nguyện, giãm gánh nặng cho ngân sách, việc cho vay được tiến hành theo đúng thủ tục, tránh được những tác hại của cơ chế “xin- cho”

Đặc biệt, do không chịu áp lực thuế má, người cho vay có điều kiện sử dụng việc cho vay như một biện pháp kích thích nỗ lực học tập của sinh viên.

Trang 65

Để thực hiện chính sách này đòi hỏi ngân sách nhà nước hằng năm phải chi ra một khoản tiền rất lớn.

Không chỉ có vậy, để hoàn thiện được chương trình tín dụng cho sinh viên, nhà nước còn phải hoàn thiện một loạt thủ tục hành chính, trong đó có vấn đề quản lí hộ khẩu, địa chỉ, tài sản, thu nhập cá nhân và hộ gia đình...

Đối với một nước còn đang trong giai đoạn “đang phát triển” như Việt Nam thì có thể nói chính sách này nằm ngoài khả năng của nhà nước dù biết rằng đầu tư cho sinh viên cũng như những chính sách hỗ trợ khác là trách nhiệm của nhà nước để giữ gìn sự ổn định và phát triển của xã hội.

 Theo TS. Nguyễn Minh Kiều (4) việc nhà trường giữ bằng tốt nghiệp đối với sinh viên vay quĩ tín dụng cũng là cách hay. Nhà trường chỉ cấp chứng nhận tốt nghiệp để sinh viên xin việc. Khi công ty nhận hồ sơ không thấy bằng thì biết sinh viên này còn nợ ngân hàng. Cần có luật, chế tài cả những người có liên quan. Công ty nhận sinh viên này về sẽ có trách nhiệm trừ lương tháng để trả nợ ngân hàng.

Đối với ngân hàng, cần xem sinh viên cũng là một đối tượng khách hàng chứ không phải được vay là một ân huệ của sinh viên.

Mức ưu đãi cần tạo sự cân bằng, chẳng hạn thị trường đang là 1% thì lãi suất ưu đãi khoảng 0,8 - 0,9%. Không nên hạ lãi suất, điều này dẫn đến số người vay quá lớn, người không có nhu cầu thật sự cũng vay.

(4)

Nên xem tín dụng là một sản phẩm; Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 30-10-2005

 Nhận xét - Ưu điểm

Áp dụng lãi suất thị trường nên sẽ hạn chế nhiều tiêu cực

Xem sinh viên cũng là một đối tượng khách hàng, tạo được sự thoải mái cho sinh viên khi đến ngân hàng, đây cũng là mong muốn của nhiều sinh viên

Giữ bằng tốt nghiệp của sinh viên để đảm bảo khả năng thu hồi nở của ngân hàng là việc có thể chấp nhận. Nhưng nếu để trách nhiệm trả nợ thuộc về các công ty nhận sinh viên đã vay vốn sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng xin việc của sinh viên.

 Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân (5) Quĩ tín dụng đào tạo nếu xác định cho vay thì cứ áp dụng lãi suất thị trường, mở rộng tín dụng học tập phục vụ tất cả sinh viên, không phân biệt giàu - nghèo

Hồ sơ chỉ cần ba xác nhận trên lá đơn xin vay (do sinh viên tự viết): xác nhận thể nhân của địa phương, xác nhận là sinh viên của nhà trường, bảo lãnh của người thân. Trong hợp đồng vay cần có điều khoản: nếu sinh viên không trả đúng hạn sẽ phát tán uy tín bằng cách đăng tên, địa chỉ, mã số sinh viên, trường học, ngành học lên báo. Sinh viên không thể đánh đổi mấy triệu đồng bằng uy tín của mình, nhất là khi họ đang trên đường tìm việc.

 Nhận xét - Ưu điểm

Áp dụng lãi suất thị trường nên sẽ hạn chế nhiều tiêu cực

Đối tượng vay được mở rộng, nhiều sinh viên được tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Hồ sơ đơn giản, giãm bớt gánh nặng cho sinh viên

- Nhược điểm

Biện pháp thu hồi nợ này là không khả thi. Trước hết là danh sách sinh viên thiếu nợ sẽ được công bố ở đâu, trong bao lâu nếu ở các tờ báo lớn như báo Tuổi Trẻ chẳng hạn thì chi phí cho việc này là không phải nhỏ. Vả lại, thực sự có bao nhiêu người, bao nhiêu công ty quan tâm đến danh sách đó.

(5)

Phát tán uy tín; Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 30-10-2005

6.3 Giải pháp nhằm đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên

Dù mỗi giải pháp vừa nêu ở trên đều có những hạn chế nhất định tuy nhiên những ý kiến trên đã có đóng góp rất quan trọng trong việc hình thành giải pháp đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên

Qua việc phân tích trên cho thấy một xu hướng chung trong các giải pháp trên là việc mở rộng đối tượng cho vay, tất cả các sinh viên có nhu cầu đều có thể vay. Đồng thời, ngân hàng cho vay cũng không nhất thiết phải là

Trang 67

NHCSXH, nên áp dụng lãi suất thị trường khi cho sinh viên vay, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng thì việc giữ bằng tốt nghiệp cũng là điều tất yếu.

Theo kết quả khảo sát thì số tiền mà một sinh viên của ĐHCT muốn vay để mua sắm phương tiện hỗ trợ cho học tập của mình là tương đối thấp (chỉ từ 10 - 12 triệu). Do đó giải pháp được đề nghị theo ý kiến tác giả như sau:

- Ngân hàng sẽ cho sinh viên vay dưới hình thức thức thấu chi qua thẻ sinh viên phải trả hết nợ ngân hàng trước khi ra trường

- Hạn mức thấu chi bước đầu áp dụng thử nghiệm sẽ ở mức 8 triệu (với 8 triệu các bạn có nhu cầu vẫn có thể mua được xe máy hoặc laptop). Nếu kết quả thử nghiệm tốt có thể tăng lên 10 - 15triệu/sinh viên

- Thời hạn vay tối đa là 1 năm. Sau 1 năm những sinh viên có nhu cầu sẽ làm lại hồ sơ thấu chi, ngân hàng sẽ xem xét quá trình trả nợ trước đây cùng một vài yếu tố khác như kết quả học tập, quá trình tham gia các hoạt động xã hội, ý thức chấp hành pháp luật,..., của sinh viên để quyết định có tiếp tục cho sinh viên thấu chi hay không, và hạn mức mà sinh viên được thấu chi.

- Tuy nhiên, hạn mức thấu chi sẽ giãm dần theo từng năm học, cụ thể như sau:

 Năm thứ 1 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 8 triệu  Năm thứ 2 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 6 triệu  Năm thứ 3 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 4 triệu  Năm thứ 4 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 2 triệu Như vậy đến khi làm hồ sơ ra trường thì sinh viên có thể dễ dàng trả hết nợ.

- Lãi suất thấu chi trong trường hợp này sẽ thay đổi mỗi năm theo lãi suất thị trường. Tuy nhiên ngân hàng nên áp dụng lãi suất cho sinh viên thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng với những khách hàng khác khoảng 0,1% để khuyến khích sinh viên vay vốn.

- Hồ sơ vay vốn: ngoài những giấy tờ theo yêu cầu chung của ngân hàng hiện nay như: bản sao giấy chứng minh nhân dân, giấy xác nhận là sinh viên của trường,..., sinh viên sẽ làm một cam kết trả nợ ngân hàng (viết tay),

trong đó có cam kết của gia đình sẽ hỗ trợ sinh viên trả nợ ngân hàng đúng hạn, kèm với bản sao hộ khẩu của sinh viên.

- Ngoài ra, sinh viên muốn vay vốn tại ngân hàng cần phải mua bảo hiểm đầy đủ và ngân hàng sẽ là người thụ hưởng trong trường hợp sinh viên gặp tai nạn, không còn khả năng tiếp tục học và trả nợ cho ngân hàng.

 Những hạn chế của giải pháp trên và hướng khắc phục.

Nếu thực hiện theo “khuôn mẫu”, thì giải pháp trên có một hạn chế rất lớn đó là những sinh viên năm đầu sẽ được ưu tiên vay nhiều hơn những sinh viên năm cuối trong khi nhu cầu vay ở nhóm sinh viên năm cuối lại cao hơn năm đầu rất nhiều.

Hướng giải quyết cụ thể như sau:

- Đối với sinh viên năm 2,3,4 nếu chưa thấu chi ở những năm trước thì ngoài hồ sơ xin thấu chi sẽ làm thêm đơn xin được tăng hạn mức thấu chi.

- Tuy nhiên hạn mức thấu chi ở năm tiếp theo sẽ không đổi đối với sinh viên năm thứ 2 (năm thứ 3 hạn mức thấu chi là 4 triệu; năm thứ 4 là 2 triệu)

- Với sinh viên năm thứ 4 mới bắt đầu vay sinh viên phải bổ sung thêm phương án trả nợ cho ngân hàng cụ thể như sau:

+ Nếu sinh viên có khả năng trả hết nợ trong thời gian học, thì sau khi vay một tháng sinh viên sẽ bắt đầu trả nợ ngân hàng theo phương thức lãi cộng vốn (8 triệu) chia đều cho các kì (mỗi kì là một tháng, số kỳ chính là số tháng tính từ sau khi tiền vay giải ngân được 1 tháng đến lúc sinh viên tốt nghiệp).

+ Nếu sinh viên có không có khả năng trả hết nợ trong thời gian học thì sinh viên sẽ làm đơn xin kéo dài thời gian trả nợ, phương thức trả nợ vẫn là lãi cộng vốn chia đều cho các kì, mỗi tháng số tiền sinh viên này phải trả sẽ ít hơn trường hợp trên do thời gian trả nợ được kéo dài, nhưng không được quá một năm sau khi tốt nghiệp và để đảm bảo khả năng thu nợ ngân hàng sẽ giữ bằng tốt nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Thiết nghĩ việc giữ bằng tốt nghiệp trong trường hợp này là không ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên vì thông thường sau khi tốt nghiệp sinh viên chỉ nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và có thể dùng nó để xin việc. Còn bằng tốt nghiệp phải sau 1 thời gian mới có, lúc đó có thể sinh

Trang 69

viên đã trả hết nợ. Vả lại khi xin việc chỉ cần nộp bảng photo, điều này ngân hàng có thể giải quyết cho sinh viên.

- Với sinh viên năm thứ 3 mới bắt đầu vay có thể lựa chọn phương thức trả nợ theo nhóm sinh viên năm 2 hoặc năm 4 đều được.

- Bên cạnh đó, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng (với những sinh viên còn đang học tại trường) theo ý kiến tác giả nên có sự liên kết giữa nhà thường và ngân hàng. Thẻ mà sinh viên sử dụng để thấu chi phải là thẻ liên kết (vừa là thẻ sinh viên vừa là thẻ Đa năng của DAB). Như vậy, biện pháp xử lý đối với những sinh viên không trả nợ đúng hạn sẽ dễ dàng hơn cụ thể như sau:

+ Đăng danh sách sinh viên nợ tiền ngân hàng lên trang web của trường, gởi giấy báo về gia đình.

+ Khoá tài khoản của sinh viên ở trung tâm học liệu

+ Đề nghị nhà trường trừ điểm rèn luyện đối với những sinh viện trên + Sinh viên muốn làm thủ tục ra trường thì phải trả hết nợ cho ngân hàng, trừ trường hợp đã được ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ.

Một phần của tài liệu 258871 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)