Vài nét về thẻ liên kết

Một phần của tài liệu 258871 (Trang 31)

Thẻ liên kết sinh viên tích hợp đầy đủ các tính năng của Thẻ Đa Năng Đông Á, đồng thời ứng dụng công nghệ thẻ từ vào quản lý sinh viên như: Quản lý ra vào thư viện, ra vào phòng máy vi tính, thanh toán học phí, học bổng của sinh viên qua thẻ,.. và một số các ứng dụng khác phù hợp với tính năng ưu việt nhất của công nghệ thẻ từ hiện nay.

Tiện ích của thẻ

- Rút tiền mặt trên 930 Máy ATM (hệ thống VNBC). - Gửi tiền qua ATM 24/24.

- Chuyển khoản qua ATM/SMS Banking/Internet Banking.

- Thanh toán mua hàng trực tuyến tại các Siêu thị online như : www.golmart.vn; www.123mua.com.vn; www.hlink.vn; www.chodientu.vn

- Hưởng lãi trên số tiền trong tài khoản.

- Thanh toán tiền mua hàng tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng: Co-op Mart, MaxiMart, Metro, PNJ, Kinh Đô...

- Thanh toán tự động tiền điện, nước, điện thoại, internet, bảo hiểm, taxi, trả nợ vay.

- Mua thẻ cào (điện thoại, internet,... trả trước) qua ATM hoặc ngân hàng điện tử.

- Giao dịch qua kênh "Ngân hàng Đông Á Điện tử": chuyển khoản, thanh toán qua mạng, mua thẻ cào, nạp Vcoin, nhận thông tin tự động khi có biến động số dư, kiểm tra số dư, liệt kê giao dịch...

Sản phẩm này sẽ đáp ứng nhu cầu thiết thực cho sinh viên trong việc quản lý tài chính cá nhân một cách thuận tiện nhất. Thẻ liên kết này được tích hợp đầy đủ các tính năng của thẻ đa năng Đông Á và các ứng dụng tiện ích cho sinh viên, như: Thẻ quản lý ra vào thư viện, thẻ ra vào phòng máy tính, thanh toán học phí, nhận học bổng... Bên cạnh đó, các dịch vụ ưu việt của thẻ đa năng như gửi tiền qua ATM, mua thẻ cào qua ATM, giao dịch qua ngân hàng điện tử.

Trong thời gian qua, DongA Bank cũng đã triển khai phát hành thẻ liên kết sinh viên với trường đại học Đà Nẵng, đại học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM, đại học Bách Khoa TP.HCM, đại học Khoa Học Tự Nhiên, đại học Mở, đại học Kinh Tế TP.HCM, đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội, ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội và nhiều trường cao đẳng và đại học khác tại nhiều tỉnh thành lớn trên cả nước.

CHƯƠNG 4:

THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ

4.1 Thực trạng về nhu cầu tín dụng của sinh viên

4.1.1 Vài nét về chương trình tín dụng cho sinh viên hiện nay.

Tín dụng đối với học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã có từ năm 1998 và được Chính phủ giao cho ngân hàng Công Thương Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, do nguồn vốn lập quỹ không lớn (160 tỷ đồng) cơ chế tín dụng còn bất cập, ngân hàng thực hiện là ngân hàng thương mại do đó chính sách này

Trang 33

triển khai trong vòng 5 năm (1998 - 2002) chỉ có 38.000 học sinh - sinh viên (chiếm tỷ lệ dưới 1%) được vay với số tiền 76 tỷ đồng.

Từ năm 2003 đến nay, chính sách tín dụng đối với học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được Chính phủ giao cho NHCSXH thực hiện. Từ khi tiếp nhận chương trình này, do có sự điều chỉnh về chính sách, cơ chế, thay đổi về phương thức cho vay; cải tiến về thủ tục, nên chương trình tín dụng đối với học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã liên tục phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt từ sau khi có Chỉ thị và Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ

Theo quyết định này, mức vay vốn tối đa dành cho đối tượng này là 800.000 đồng/tháng. Lãi suất cho học sinh, sinh viên vay theo quy định mới chỉ có 0,5%, giãm so với mức cho vay trước đây (0,65%/tháng), lãi suất quá hạn không quá 130% lãi suất vay. Mức lãi suất này tương đương 50% lãi suất cho vay thương mại. Theo NHCSXH: sau hơn 1 năm triển khai thực hiện chương trình tín dụng học sinh, sinh viên đã giải ngân cho vay 9.535 tỷ đồng, thu nợ 92 tỷ đồng, dư nợ cho vay của chương trình đến 31/12/2008 là 9.741 tỷ đồng (dư đầu kỳ 298 tỷ đồng) với 1,2 triệu học sinh, sinh viên còn dư nợ.

Với chủ trương “không để bất cứ một học sinh, sinh viên nào vì hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học nữa chừng”, tất cả học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, không phân biệt công lập và ngoài công lập, chính quy hay tại chức, thời gian đào tạo, đều được hưởng nguồn vay ưu đãi này. Cộng với thủ tục cho vay không quá khắt khe, không cần thế chấp nhà cửa... khiến cho việc vay vốn trở nên hấp dẫn với các gia đình, đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình thấp ở các vùng nông thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả mà chương trình này đạt được vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần xem xét:

 Về phía người đi vay là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng

- Hầu hết là sinh viên thuộc diện nghèo, khó khăn, bản thân gia đình lại ở xa nơi được vay vốn, sinh viên học tập trung tại trường đại học, cao đẳng, gia đình có hộ khẩu thường trú ở xã, huyện, ngân hàng cho vay lại ở cấp tỉnh. Đây

là một vấn đề quá khó khăn cho sinh viên khi thực hiện vay vốn ở ngân hàng chính sách xã hội.

- Sự xác nhận của các trường đại học, cao đẳng vấp phải những yêu cầu từ phía ngân hàng quá khắt khe, những nội dung yêu cầu xác nhận có khi ngoài tầm kiểm soát của trường đại học, cao đẳng, thí dụ: Xác nhận sinh viên không nghiện hút, cờ bạc, …. thì làm sao nhà trường biết đầy đủ thông tin này, đặc biệt là khi sinh viên đa số ở nhà trọ bên ngoài. Do vậy một số trường đã từ chối khéo, đẩy sinh viên vào tình trạng không thể vay vốn được vì không có chứng nhận của trường.

 Về phía ngân hàng chính sách xã hội

- Mạng lưới hoạt động của NHCSXH tuy đã có mặt ở các tỉnh, thành phố nhưng sự phát triển các chi nhánh (phòng giao dịch) ở quận huyện còn bị hạn chế, so với các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần thì thị phần của NHCSXH còn quá nhỏ bé, chưa thể đáp ứng yêu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên cả về mặt thời gian và không gian. Số tiền cho vay không nhiều, nhưng số người xin vay ngày càng gia tăng, cũng làm cho ngân hàng chính sách xã hội phát sinh chi phí phục vụ.

- Tính khả thi của việc thu hồi vốn và lãi đối với đối tượng cho học sinh, sinh viên vay có thể làm cho NHCSXH gặp một số khó khăn nhất định. Điều này thể hiện:

+ Việc cho vay không có gì khó, nếu người vay hội đủ các điều kiện theo quy định của ngân hàng và theo xu hướng ngày càng phải đơn giản hóa thủ tục hành chính về cho vay, tạo sự thuận lợi cho học sinh, sinh viên khi nhận tiền vay. Khoản cho vay này thường là không có tài sản làm đảm bảo, tài sản đảm bảo cho khoản tiền vay không đặt ra vấn đề phải có, vì doanh số cho vay đối với từng học sinh, sinh viên không nhiều (chủ yếu mức cho vay ngang bằng mức học phí phải đóng hàng năm theo năm học). Do đó nếu sinh viên không trả được nợ vì một lý do nào đó như không tìm được việc sau khi tốt nghiệp thì rủi ro này ngân hàng phải tự gánh lấy.

+ Thời hạn cho vay nhiều nhất cũng bằng thời gian kết thúc khóa học, khi kết thúc khóa học sinh viên mới có điều kiện để trả nợ vay và lãi suất cho ngân hàng. Như vậy, nếu một sinh viên từ khi nhập trường đến khi kết thúc

Trang 35

khóa học (4 năm), năm nào cũng được vay vốn thì dư nợ luỹ kế sẽ lên cao, nhưng khả năng trả nợ sau khi tốt nghiệp từ năng lực của sinh viên cả là một vấn đề khó khăn cho sinh viên, điều này sẽ gây cho NHCSXH những áp lực khi thu hồi vốn và lãi.

+ Số dư nợ từng người đối với ngân hàng là không lớn, nhưng vì nhiều người vay, do vậy tổng dư nợ sẽ tăng, càng làm cho khả năng thu hồi vốn của ngân hàng bị hạn chế nếu người vay không trả được nợ do sự di chuyển địa chỉ nơi cư trú, do chưa tìm kiếm được việc làm để có thu nhập trả nợ. Có lẽ đây cũng là điều khá băn khoăn của NHCSXH khi cho vay vốn với đối tượng này.

4.1.2 Thực trạng về nhu cầu tín dụng của sinh viên tại đại học Cần Thơ

trong việc mua những sản phẩm cần thiết hỗ trợ cho việc học

4.1.2.1 Mô tả khái quát về mẫu số liệu điều tra

Sau khi loại bỏ những kết quả không phù hợp số mẫu còn lại được nghiên cứu là 100, do quá trình chọn mẫu diễn ra ngẫu nhiên nên có sự chênh lệch về tỷ lệ của một số chỉ tiêu như tỷ lệ nam - nữ, tỷ lệ sinh viên đang học năm đầu - năm cuối,..., nhưng nhìn chung sự chênh lệch này là không đáng kể.

Riêng về chỉ tiêu khu vực sống thì có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ giữa những sinh viên đang sống tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang - sinh viên các tỉnh khác, điều này là đương nhiên bởi ngoài Cần Thơ và Hậu Giang trường còn một lượng lớn sinh viên đến từ nhiều tỉnh khác như: Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang....

Bảng 3: Một số thông tin về mẫu điều tra

Chỉ tiêu SV (%) - Nam 43 43 Giới tính - Nữ 57 57 - SV năm đầu 52 52 Năm học - SV năm cuối 48 48

- Tại Cần Thơ – Hậu Giang 27 27

Khu vực sống

- Tại các khu vực khác 73 73

- Không làm thêm 60 60 - Đang vay 46 46 SV đang vay vốn ở NHCS - Không vay 54 54 - Trồng trọt chăn nuôi 54 54 - Làm thuê 10 10 - Tiền lương 12 12 Nguồn thu nhập chính của gia đình - Kinh doanh 24 24

(Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 )

Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm tuy còn thấp nhưng tỷ lệ 40% trong mẫu điều tra là một kết quả khá bất ngờ nó cho thấy sinh viên ĐHCT ngày càng năng động hơn, và đây cũng có thể là kết quả của chương trình “tín chỉ hoá” khi mà sinh viên được chủ động hơn về chương trình học về thời gian học, và cả về lượng kiến thức cần học.

ĐBSCL được mệnh danh là vựa lúa của cả nước do đó không có gì ngạc nhiên khi thu nhập chính của các gia đình trong mẫu điều tra đều từ trồng trọt, chăn nuôi.

Qua số liệu thu được ta có thể thấy sự phân hóa giàu nghèo ở ĐBSCL diễn ra ngày càng mạnh mẽ. (Theo thống kê năm 1994, hệ số giãn cách giữa hộ giàu và hộ nghèo là 6,1 lần, năm 1996 là 6,4, năm 1999 là 7,9, và xu hướng này ngày càng gia tăng). Điều này đã lý giải tại sao nhiều gia đình có cùng nguồn thu nhập chính là từ trồng trọt, chăn nuôi nhưng lại có sự chênh lệch rất lớn về thu nhập của mỗi gia đình có gia đình có 2 người phụ thuộc nhưng mỗi năm chỉ thu được 18 triệu, trong khi thu nhập của một gia đình khác lại đến 400 triệu/năm, tuy nhiên tỷ lệ này trong mẫu điều tra là rất thấp.

Bảng 4: Thống kê sơ bộ về thu nhập của sinh viên, của gia đình, và số người phụ thuộc trong gia đình

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu (1) Mean Min Max Mode

- Thu nhập bình quân tháng của SV 1,079 0,4 2 1 - Thu nhập mỗi năm của gia đình 67,51 18 400 40

Trang 37

- Số người phụ thộc trong gia đình 2 1 5 3

(Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 )

Nhìn tổng thể thì thu nhập trung bình của các gia đình theo kết quả điều tra là tương đối cao (67,51triệu/năm), trong đó số gia đình có mức thu nhập từ 30-50 triệu/năm chiếm tỷ lệ cao nhất (45%).

Thế nhưng sự chênh lệch về tổng thu nhập bình quân tháng của sinh viên chỉ ở mức tương đối, trong đó số sinh viên có thu nhập 1triệu/tháng chiếm tỷ lệ tương đối cao (50%). Điều này có thể là do sinh viên đã tìm được việc làm thêm để có thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cũng có thể do kết quả của chương trình tín dụng ưu đãi cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ đã góp phần giãm bớt khoảng cách về thu nhập giữa các sinh viên.

Số người phụ thuộc trong mỗi gia đình tương đối thấp (cao nhất chỉ có 5 người) và chiếm tỷ lệ cao nhất trong chỉ tiêu này là 3 người.

(1)

: Xem công thức trang 13

4.1.2.2 Thực trạng về nhu cầu tín dụng của sinh viên đại học Cần Thơ

4.1.2.2.1 Thực trạng chung về nhu cầu tín dụng

Qua kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu tín dụng của sinh viên trong việc mua sắm những sản phẩm phục vụ cho việc học của mình như máy vi tính, laptop..., chỉ ở mức trung bình ( chiếm tỷ lệ 57% mẫu điều tra).

Trong đó những sinh viên thuộc gia đình có nguồn thu nhập chính từ lao động phổ thông (làm thuê) có nhu cầu tín dụng cao nhất (60%), những gia đình thuộc nhóm này đa phần là có thu nhập thấp và không ổn định, nếu không

có sự trợ giúp thì những bạn có gia đình thuộc nhóm này khó mà sắm được thiết bị cần thiết cho việc học của mình.

Bảng 5: Phân phối tần suất về nhu cầu tín dụng với nguồn thu nhập chính

của gia đình sinh viên

Không có nhu

cầu Có nhu cầu Tổng

Nguồn thu nhập chính của gia đình SV (%) SV (%) SV (%) - Trồng trọt chăn nuôi 22 40,7 32 59,3 54 54 - Làm thuê 4 40 6 60 10 10 - Tiền lương 7 58,3 5 41,6 12 12 - Kinh doanh 10 41,7 14 58,3 24 24 Tổng 43 43 57 57 100 100

(Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 )

Kế đến là nhu cầu tín dụng của những sinh viên trong những gia đình làm nông cũng rất cao (59,3%). Có thể thu nhập của những gia đình này cao hơn những gia đình làm thuê nhưng thu nhập từ nông nghiệp cũng không được ổn định và gia đình ở nông thôn thường có đông con, do đó họ ít có sự quan tâm đến con cái.

Nhóm sinh viên có gia đình có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh - mua bán, đây là những gia đình có hoàn cảnh kinh tế tốt, thu nhập cao, nhưng nhu cầu tín dụng ở nhóm này vẫn ở mức tương đối cao (58,3%). Nguyên nhân có thể xuất phát từ tính độc lập, không muốn lệ thuộc vào gia đình của các bạn, cũng có thể việc vay vốn ở các ngân hàng thương mại đã trở nên quá quen thuộc với các bạn sinh viên thuộc những gia đình này.

Nhu cầu tín dụng trong trường hợp này thấp nhất là ở nhóm sinh viên thuộc những gia đình công nhân viên chức, đây là những gia đình có thu nhập ổn định, nên họ có khả năng trang bị cho con cháu mình những thứ cần thiết mà không cần phải vay vốn ở ngân hàng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân nhu cầu tín dụng hiện nay của sinh viên tại ĐHCT chưa cao có thể là do việc vay tiền ở ngân hàng thương mại dường như

Trang 39

còn quá mới đối với sinh viên, mặt khác do tâm lý sợ mắc nợ của nhiều sinh viên, nhất là đối với những sinh viên đang vay tiền tại NHCSXH, hay do những trở ngại khi làm hồ sơ vay ở ngân hàng này đã làm nãn lòng những sinh viên có nhu cầu vay.

Bảng 6: So sánh nhu cầu tín dụng giữa sinh viên đang vay và không vay tại

NHCSXH

SV không vay NHCSXH

SV đang vay

NHCSXH Tổng

Nhu cầu vay của

sinh viên

SV (%) SV (%) SV (%)

Không có nhu cầu 19 35,2 24 52,2 43 43

Có nhu cầu 35 64,8 22 47,8 57 57

Một phần của tài liệu 258871 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)