0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Trong văn học dân gian.

Một phần của tài liệu “ VAI TRÒ CỦA CÂY LANH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở HUYỆN SA PA – TỈNH LÀO CAI (Trang 56 -63 )

- Trong các hoạt động khác

3.2.4 Trong văn học dân gian.

Văn học dân gian người H’mông rất phong phú, gồm nhiều thể loại như thần thoại, truyện cổ tích, dân ca, tục ngữ, truyện thơ,… mỗi thể loại lại bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau. Thần thoại giải thích về nguồn gốc của vũ trụ và của con người. Truyện cổ tích, có truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích động vật, cổ tích thế sự, dân ca H’mông cũng có nhiều tiểu loại như dân ca đám cưới, đám

Qua tìm hiểu biểu tượng lanh trong một số tác phẩm văn học dân gian của người H’mông, chúng tôi thấy từ vai trò thân thiết trong đời sống hàng ngày, cây lanh và các sản phẩm làm từ lanh đã đi vào văn học dân tộc H’mông, đặc biệt là văn học dân gian và đã trở thành biểu tượng văn học với nhiều ý nghĩa khác nhau đã góp phần làm nên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung, đặc biệt là trong việc phản ánh bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông. Trong văn học dân gian H’mông, có rất nhiều tác phẩm văn học dân gian đề cập tới cây lanh và các vật dụng làm từ lanh ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Trong một số truyện kể dân gian

Truyền thuyết H’mông kể về sự ra đời, nguồn gốc của cây lanh: “ Ngày

xưa trời đất âm u, người không có vải mặc phải che bằng lá cây. Một ngày kia con chó của người H’mông bị mất tích ba ngày trở về nhà vui mừng ra hiệu cho chủ về hạt lanh mắc trên lưng nó. Người H’mông lấy hạt đem trồng thành cây lanh, rồi tước lấy vỏ cây se thành sợi, dệt vải mặc” [20,47]

Truyện cổ tích của người H’mông ở tỉnh Yên Bái kể về nguồn gốc kỹ thuật thêu vẽ sáp ong trên váy lanh của người H’mông: “ Xưa kia người H’mông còn sống ở Trung Quốc, họ cũng có chữ viết. Sau đó vì muốn chiếm đất và đồng hóa người H’mông, nên người Hán đã cho quân đến xâm lược, đốt sách vở và cấm đàn ông H’mông học chữ. Người H’mông muốn ghi lại lịch sử của mình cũng không được. Đang lúc chạy trốn trên núi, vua của người H’mông đã gặp một người phụ nữ H’mông vẫn đang ngồi cắm cúi thêu bên bờ suối. Quên cả việc quân Hán đang kéo đến, vua chợt nghĩ ra phương thức ghi lại chữ viết của người H’mông bằng cách thêu chúng lên váy phụ nữ. Nhưng thêu thì lâu, nên khi thấy một tổ ong bên đường, ông liền lấy sáp và vẽ vào váy. Từ đó người H’mông biết thêu và in hoa văn bằng sáp ong lên váy lanh. Người phụ nữ trước kia không học chữ nên không biết nghĩa của chúng” . [30,45]

Một truyền thuyết khác của người H’mông hoa giải thích về các nếp gấp trên váy lanh của người phụ nữ H’mông như sau: “ Cách đây lâu lắm rồi khi

chưa có mặt đất, con người và các loài vật mới chỉ có ma trời. Vua trời đã cử bà Chày sinh ra mặt đất, ông Chày sinh ra bầu trời. Lúc mới được tạo dựng mặt đất có hình vuông, bốn góc phẳng phiu, lại rất rộng lớn, không lấy gì ước lượng nổi; bầu trời thì tròn, hình vòm và hẹp hơn mặt đất rất nhiều, ông Chày từ bầu trời nhìn xuống mặt đất và nói với bà Chày: “ Tôi sinh ra bầu trời, bầu trời vòm mà hẹp. Bà sinh ra mặt đất, mặt đất phẳng mà quá rộng. Bầu trời không nhìn khắp được mặt đất. Mặt đất hãy co lại đi để bầu trời có thể nhìn thấy hết được mặt đất.” Nghe lời ông Chày, bà Chày nắn lại mặt đất cho khớp với bầu trời. Từ chỗ quá rộng, nay phải co lại nên mặt đất trở nên nhăn nhúm, sinh ra nhiều chỗ gập ghềnh. Chỗ thì lún sâu quá, chỗ lại chồi lên cao quá. Chỗ sâu biến thành hồ, chỗ cao thành đồi thành núi. Nguyên mẫu của chiếc váy nhiều nếp gấp của người H’mông chính là mặt đất đã được bà Chày xếp co lại. Các nếp gấp liên tục là biểu tượng của đồi núi sông suối và khe lạch thu nhỏ” . [30,58]

Trong tục ngữ, ca dao dân ca

Bên cạnh truyền thuyết và truyện cổ tích, “lanh” cũng xuất hiện khá nhiều trong tục ngữ, ca dao dân ca H’mông. Trong tục ngữ các tác giả dân gian H’mông đã mượn cây lanh cũng như công việc xe lanh dệt vải. Để đúc kết một số kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong việc đối nhân xử thế, nhìn nhận đánh giá đạo đức con người. Chẳng hạn như đúc kết kinh nghiệm trồng lanh:

“Ba ngày không mọc không phải cây lanh

Ba ngày không thối không phải con gấu.” [30,34]

Hoặc khẳng định vai trò quan trọng của trang phục lanh trong tang ma:

“Đói đến mấy cũng không được ăn thóc giống

Rách đến mấy cũng phải có vải lanh mặc khi chết” [20,47]

Hay dùng kỹ thuật làm lanh dệt vải để đánh giá tính cách, tài năng của người phụ nữ H’mông:

Hoặc: “Muốn xem người tốt xem gác bếp

Muốn hay người đẹp xem quần áo” [30,25]

Trong dân ca H’mông, lanh có vị trí thật đáng kể. Bước đầu khảo sát bảy tác phẩm dân ca H’mông. Chúng tôi thấy lanh xuất hiện với tần số cao và biểu trưng cho tư tưởng, tình cảm và bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông. Vì thế có thể nói: nổi lên như một hiện tượng nghệ thuật độc đáo trong dân ca H’mông, lanh thực sự là một biểu tượng văn học có vai trò quan trọng đặc biệt trong dân ca dân tộc H’mông.

Tiểu kết

Theo nghĩa đơn giản nhất : “ Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần

do chính con người sáng tạo ra”. Thật vậy, chỉ có con người mới đủ khả năng

sáng tạo ra văn hoá và làm cho văn hoá tồn tại và phát triển theo chiều dài của lịch sử. Người H’mông cũng như bao dân tộc khác trên thế giới và ở Việt Nam đã sáng tạo ra văn hoá của tộc người mình từ những gì đơn giản nhất từ tự nhiên, xuất phát từ những bàn tay và khối óc con người. Tuy rằng, đơn giản và bình dị ấy nhưng người H’mông đã biết sáng tạo để biến những vật tưởng chừng vô ích thành những vật có giá trị to lớn không chỉ trên phương diện vật chất mà còn trên cả tinh thần hay vấn đề tâm linh. Đối với dân tộc H’mông thì cây lanh là một minh chứng tiêu biểu nhất. Có thể nói cây lanh được người H’mông sử dụng từ rất sớm, có lẽ nó đã gắn bó với tộc người H’mông từ khi người H’mông xuất hiện. Vì thế, cây lanh đã đi vào đời sống văn hoá H’mông như một hiện tượng lịch sử. Cây lanh đã có mặt trong hầu hết các hoạt động tâm linh của người H’mông như các buổi tế lễ, lễ hội trong năm, hay trong Saman giáo…Cây lanh là vật tượng trưng cho việc cố kết cộng đồng khi nó được treo trên ngọn cây nêu để kêu gọi những người H’mông khắp nơi về quy tụ. Trong các bàn thờ của thầy

Saman đều phả có những sợi lanh buộc ngang và nối với các cột trong nhà như những sợi dây dẫn đường cho thầy Saman xâm nhập vào thế giới tâm linh. Ngoài ra, cây lanh còn là vật tượng trưng cho người H’mông vì “ cứ ở đâu có cây lanh thì ở đó có người H’mông sinh sống”, cây lanh còn là biểu tượng có sức sống,

cho tính cách, tình yêu của người phụ nữ H’mông…Cây lanh đã đi vào văn hoá như một vật thể sống kỳ lạ, đưa văn hoá H’mông tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ. Thật đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Văn hoá là lẽ sinh

tồn”. Tóm lại, cây lanh có vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh của người

H’mông nó chung và người H’mông ở Sa Pa nói riêng.

KẾT LUẬN

Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam người H’mông đứng thứ tám sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ me, Mường,Nùng và chiếm tỉ lệ gần 1% dân số cả nước. Dân tộc H’mông sống ở các miền núi cao và rải rác trong các tỉnh dọc biên giới Việt - Trung và Lào - Việt, từ tỉnh Lạng Sơn đến Nghệ An. Đồng bào sống tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La…Tuy sống ở khắp các nơi nhưng tính chất cố kết cộng đồng vẫn được duy trì khá bền vững.

Cách ngày nay hơn 200 năm khi quốc gia người Miêu (H’mông) ở vùng Nam - Trung Quốc bị người Hán xâm lược, người Miêu phải di cư từ miền Đông sang miền Tây và về phương Nam. Trong thời gian này người H’mông di cư vào Việt Nam với ba đợt chính và phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc – Việt Nam như Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai… Trong quá trình thiên di đầy máu và nước mắt này, người H’mông luôn khát vọng bảo vệ sự sinh tồn của cộng đồng tộc người. Vì thế, mặc dù được di cư vào nước ta qua nhiều đợt và sinh sống ở các vùng miền khác nhau, song dù thuộc bất kỳ ngành nào, quê quán ở đâu họ vẫn nhận ra nhau và coi nhau là anh em.

Khi thiên di vào Việt Nam, người H’mông chọn những nơi có địa hình cao và hiểm trở để bảo bảo an toàn với các loại kẻ thù. Do vậy , Sa Pa sớm là nơi được người H’mông chọn làm nơi định cư, sinh sống và phát triển. Cùng với các dân tộc anh em khác như Dao, Tày, Xá Phó, Kinh…người H’mông đã tạo nên một sắc màu văn hoá vô cùng rực rỡ, để rồi có sự giao lưu văn hoá với các dân tộc khác, làm bản sắc văn hoá ấy ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Bằng những khối óc và đôi bàn tay khéo léo, cùng truyền thống con người, để rồi người H’mông thích nghi với mảnh đất Sapa một cách nhanh chóng và đưa văn hoá của mình tràn ngập cả vùng đất phía Tây Bắc Việt Nam. Sa Pa được hình thành từ rất sớm trong lịch sử, bởi nơi đây có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên các tộc người đã chọn Sapa làm nơi định cư lâu dài, từ đó Sa pa là một trong những nơi có nền văn hoá phát triển khá sớm.

Trong đời sống hàng ngày của người H’mông giống như các dân tộc khác, cũng có các thành tố như ăn, mặc, ở, tổ chức làng bản, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo…Trong các hoạt động ấy của người H’mông, chúng ta sẽ thấy được vai trò to lớn của cây lanh, một loại cây luôn luôn có mặt trong nhiều thành tố văn hoá H’mông. Để rồi mỗi khi nhắc đến văn hoá H’mông, thì người ta phải nói nhiều đến tầm quan trọng của cây lanh. Bởi vì, cây lanh là loài cây được các nhà nghiên cứu đánh giá là loài cây gắn bó với dân tộc H’mông từ khi hình thành và phát triển tới nay. Do vậy, cây lanh được biết đến như là một biểu tượng cho tộc người H’mông vì “ Cứ ở đâu có cây lanh thì ở đó có người H’mông sinh sống”. Đồng thời, cây lanh còn còn đóng vai trò là biểu tượng cho sự sinh tồn, sức sống tộc người và là sợi dây vô hình để cố kết cộng đồng người H’mông. Vì thế mà cho đến nay, người H’mông sinh sống ở khắp các lãnh thổ ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, song cứ nhìn thấy cây lanh, vải lanh, cây nêu treo vải lanh thì người ta biết đó là anh em của mình.

Ngoài ra, với quá trình làm ra vải cực nhọc, khéo léo và vất vả nên công việc dệt vải thành lanh thường được người phụ nữ H’mông đảm nhận. Như thế,

từ trong lịch sử và do tính chất công việc mà vô tình cây lanh lại là vật tượng trưng cho người phụ nữ H’mông với đầy đử tính chất của nó. Cây lanh biểu tượng cho thân phận, con người, cuộc đời, tình yêu, phận làm dâu…của phụ nữ H’mông. Do vậy, với cây lanh người phụ nữ H’mông như thấy có một sức hút, sức kết dính vô hình nào đó gắn kết cuộc đời họ với cây lanh này. Đồng thời với biêu tượng này thì cây lanh còn trở thành chất liệu trong thi ca dân gian của dân tộc H’mông, với tần số xuất hiện trong nhiều bài thơ truyền miệng và với mỗi một lần xuất hiện trong thơ cây lanh lại được ví von, ước lệ theo một hình tượng cụ thể, trong đó nổi tiếng như bài hát đối đáp: “Tiếng hát làm dâu”.

Vai trò của cây lanh trong văn hoá dân tộc H’mông biểu hiện rõ nét trong đời sống tâm linh của họ. Trong các tín ngưỡng – tôn giáo truyền thống của người H’mông, thì hầu như cái nào cũng phải cần đến các sợi lanh để làm cầu nối giữa con người với thần thánh, với ma nhà, cầu nối giữa cái phàm và cái thiêng, để từ đó thế lực siêu nhiên sẽ nhận những lời cầu xin của phàm trần thông qua sợi lanh. Vai trò của lanh còn được thấy trong các nghi lễ của vòng đời như: Trong sinh đẻ, trong đám cưới, trong tang ma, đặc biệt là trong các lễ hội, hay đặc biệt hơn là trong cuộc sống hàng ngày thì lanh cũng trở thành một vật linh thiêng được người H’mông nâng niu trân trọng.

Cây lanh không chỉ dừng lại vai trò của nó đối với đời sống văn hoá tinh thần mà đối với cả đời sống văn hoá vật chất, cây lanh vẫn đang là thứ quan trọng trong cuộc sống đồng bào H’mông. Cho đến nay, mặc dù có vải của người Trung Quốc và người Kinh song người H’mông vẫn trồng lanh để dệt ra quần áo để mặc. Họ vẫn còn lưu giữ và bảo tồn khá toàn vẹn những cách thức trồng và chế biến lanh thành những bộ trang phục vô cùng hấp dẫn bởi các kỹ thuật may, vẽ hoa văn hoạ tiêt và nhuộm màu. Từ khi hình thành và phát triển đến nay, người H’mông vẫn mặc bằng vải lanh ngay cả khi mất họ cũng phải mặc lên mình thứ vải lanh quý giá ấy. Ngoài ra, cũng trong lao động sản xuất, sinh hoạt

dan lát, để ăn uống, để chữa bệnh…lanh trở thành một vật vô cùng hữu dụng. Như vậy, có thể thấy cây lanh không chỉ dừng lại là chất xúc tác mà nó trở thành một dấu ấn, điểm nhấn khá quan trọng trong việc hình thành nền văn hoá H’mông.

Nhìn chung, khi đi sau tìm hiểu về văn hoá dân tộc H’mông chúng ta mới thấy được vai trò quan trọng của cây lanh trong đời sống vật chất và tinh thần của người H’mông. Chính vì thế mà cho đến nay, khi cuộc sống của người H’mông đang dần biến đổi theo cơ chế của nền kinh tế mới, và sự thâm nhập của các nền văn hoá ngoại lai, thì vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống, nhất là việc bảo tồn những giá trị của cây lanh đang được chính đồng bào H’mông và các cấp chính quyền của Sapa và các tỉnh trong cả nước tích cực đưa ra những giải pháp để lưu giữ. Thiết nghĩ đây cũng là việc nên làm, vì có lưu giữ và bảo tồn được văn hoá thì mới bảo tồn được tộc người.

Một phần của tài liệu “ VAI TRÒ CỦA CÂY LANH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở HUYỆN SA PA – TỈNH LÀO CAI (Trang 56 -63 )

×