Vai trò của cây lanh trong sinh hoạt hàng ngày * Trong ăn uống

Một phần của tài liệu “ Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 37 - 39)

* Trong ăn uống

Người H’mông trồng lanh không chỉ dùng trong việc lấy sợi để làm ra những cái áo, cái quần, mà với cây lanh người H’mông còn sử dụng trong ăn uống. Tận dụng mọi thứ có sẵn trong thiên nhiên làm thức ăn cũng là do xuất phát từ cuộc sống khó khăn của các dân tộc thiểu số ở miền rừng núi, và các quan niệm của đạo tôtem. Tuy rằng, việc sử dụng các cành, lá, hạt lanh trong ăn uống chỉ ở mức hạt chế, nhưng nó đã cho thấy người H’mông biết sử dụng những sản phẩm từ lanh.

Với lá lanh thường được người H’mông sử dụng như một thứ gia vị, phụ gia cho một món ăn nào đó để tăng sự hấp dẫn cho món ăn hay là thứ nguyên liệu để ăn kèm chữa bệnh. Việc này giống như người Kinh sử dụng các loại lá xả, gừng, hành... cho vào các món ăn. Khi nấu ăn, người H’mông cũng biết lựa chọn các loại lá để làm phụ gia tăng thêm sức cuốn hút của món ăn.

Lá lanh có vị hơi chua và chát được dùng để ăn sống như một loại cây ăn gỏi nào khác, nhất là trong khi rang thịt gà thì người H’mông rất hay dùng lá lanh để cho thịt gà thơm hơn, hay khi kho cá lá lanh cũng được dùng với mục đích làm át đi mùi tanh của cá. Đồng thời, khi chế biến món thắng cố - một món ăn truyền thống của dân tộc H’mông, họ sử dụng khá nhiều phụ gia, trong đó lá lanh cũng được đưa vào làm một vị đặc biệt. Họ quan niệm rằng có như vậy món ăn sẽ có đầy đủ hương vị của đất trời, rừng núi, của tộc người. Như thế, thông qua các hình thức ăn, uống, mặc…chúng ta liên tưởng đến một hiện tượng tôn

giáo nguyên thuỷ đang được tồn tại ở tộc người, đó là: loại hình tô tem cây. Ngoài ra, lá lanh cũng được dùng để đun nước uống.

“Ngày xưa, khi cuộc sống kho khăn thì việc sử dụng hạt và lá lanh trong ăn uống giống như các loại thực vật dại rất phổ biến trong các nhóm H’mông, nhưng ngày nay cuộc sông đổi thay và được các cán bộ y tế nhắc bảo nên không còn dùng nhiều nữa, chỉ còn một số ít nhà dùng thôi.” (Giàng A Chớ, 24 tuổi, xã Tả

Phìn).

*Trong chữa bệnh

Với cây lanh, người H’mông đã biết sử dụng mọi phần của nó để trở thành những vị thuốc có công dụng chữa bệnh nhất định. Tuy rằng, nhiều nhóm H’mông có quan niệm và có những cách chữa khác nhau nhưng dưới đây là các kiểu chữa bệnh bằng lạnh vừa mang tính ma thuật nguyên thuỷ vừa mang tính khoa học hiện đại.

Khi đau bụng người H’mông thượng lấy một nắm lá lanh, đem giã nhỏ rồi hòa với nước để uống, hay hàng ngày họ thường cho lá lanh đun lấy nước uống cho mát. Khi bị ốm và sốt cao, người H’mông lấy lá lanh giã rồi hoà với nước cho người ốm uống còn bã của lá lanh thì dùng để đắp lên trán cho hạ nhiệt nhanh. Hay trong một nồi thuốc xông cũng không thể thiếu những lá lanh, đôi khi chúng ta còn thấy người H’mông sử dụng lá lanh được nhai trong miệng rồi đắp lên vết thương để cầm máu.

Trong Saman giáo, với các thầy cúng, khi làm lễ đuổi ma chữa bệnh cho người ốm thì cũng dùng lá lanh nhúng với bát nước vẩy lên khắp mình của người bị bệnh (ma nhập), rồi sau đó buộc lá lanh ở đầu giường người ốm với ý nghĩa là xua đuổi tà ma, không cho quay lại làm hại người ốm nữa.

Ngoài ra, hạt lanh cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh xổ rất hữu hiệu, nếu như có triệu chứng đau bụng và đi ngoài chỉ cần hái một chùm hạt lanh còn xanh đem giã nhỏ rồi hoà với nước uống, do vậy, người H’mông thường hái hạt

được các nhà khoa học dùng trong chế biến dầu Omega 3 và 6 dùng làm thực phẩm chức năng chữa được nhiều loại bệnh như: ung thư, đau đầu, mất ngủ, tiểu đường, tăng cân…

Như vậy, ngoài việc trồng lanh để lấy nguyên liệu thì người H’mông đã biết sử dụng các phần của cây lanh làm thành các vị thuốc chữa các bệnh đơn giản thường gặp hàng ngày.

*Trong hoạt động sản xuất

Với sự sáng tạo của mình, người H’mông đã biết sử dụng cây lanh vào hàng loạt các hoạt động khác nhau, nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong lao động sản xuất. Thật vậy, so sánh với các loài thực vật khác thì có lẽ không có loài nào mà hữu dụng với tộc người H’mông như vậy !

Một phần của tài liệu “ Vai trò của cây lanh trong đời sống văn hoá của người H’mông ở huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 37 - 39)