- Trong các hoạt động khác
3.2.3 Trong các nghi lễ của chu kỳ vòng đờ
Không những có công dụng thiết thực trong đời sống vật chất, cây lanh còn có vai trò quan trọng trong đời sống tâm tư tình cảm của người H’mông, lanh trở thành vật linh thiêng trong tôn giáo tín ngưỡng và các phong tục tập quán của họ.
Trong tập quán sinh đẻ nuôi con thơ của người H’mông, có rất nhiều nghi lễ liên quan đến cây lanh và các vật dụng từ lanh. Từ khi sinh ra cho đến ba ngày sau đứa trẻ chưa được mặc áo, người ta ủ bé trong một cái tã cắt từ tạp dề cũ bằng vải lanh của mẹ. Đến ngày thứ ba, gia đình tổ chức lễ “ gênh plì” ( đặt tên- ru hồn) cho trẻ và mặc cho nó cái áo lanh đầu người mẹ may cho. Từ đây đứa trẻ mới chính thức là một con người, nếu chẳng may nó bị chết, gia đình mới được làm tang ma. Trong thời gian ở cữ, nếu có người lạ đến nhà, chủ nhà phải mời người đó ăn bữa cơm, sau bữa cơm, người ấy phải buộc sợi dây lanh vào cổ tay của đứa trẻ để cầu phúc cho nó.
Các trang phục bằng vải lanh dày hơn so với các loại vải khác, nền vải nhẵn, mặc ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè. Dùng vải lanh may trang phục cho trẻ em rất tốt, vào mùa đông trang phục lanh giúp trẻ giữ ấm cơ thể, mùa hè vải lanh thấm mồ hôi, không gây nóng bức khó chịu cho cơ thể của trẻ. Nhiều phụ trang cho trẻ: cái địu, cái mũ, túi thuốc ( vật giữ vía cho trẻ, người H’mông quan niệm các loại ma rất sợ túi thuốc này)… vừa bền vừa đẹp lại rất thông dụng tiện lợi.
• Trong đám cưới
Đám cưới của dân tộc H’mông thường gồm ba nghi lễ chính: lễ dạm hỏi, lễ đưa đồ cưới và lễ cưới: Lễ dạm hỏi thường được tiến hành sau khi thu hoạch vụ mùa xong, nhà trai chọn ngày lành tháng tốt nhờ hai ông mối đem lễ vật đến nhà gái dạm hỏi. Nếu được nhà gái chấp nhận, nhà trai chuẩn bị đồ thách cưới rồi đưa lễ vật đến nhà gái và bàn bạc chọn ngày đón dâu làm lễ cưới. Lễ cưới của người H’mông thường được tổ chức vào mùa đông sau khi thu hoạch xong, họ kiêng cưới vào mùa có tiếng sấm. Lễ cưới gồm hệ thống nghi thức đón dâu, nhập môn ( nhập ma nhà chồng) và liên hoan mừng ngày cưới. Trong các nghi lễ cưới xin của người H’mông, lanh giữ một vai trò đáng kể, vải lanh là một vật biểu trưng không thể thiếu trong khi tổ chức lễ cưới người H’mông. Quy định trang phục cưới của cô dâu chú rể phải là những bộ trang phục làm từ vải lanh, được
thêu thùa rất kỳ công. Ngoài ra, người H’mông ở một số vùng như xã Lùng Tám – Quảng Bạ - Hà Giang còn có tục lệ khi tổ chức hôn lễ bắt buộc phải có hai cuộn vải lanh, mỗi cuộn dài khoảng 10 mét, cuộn màu trắng dành cho cô dâu, cuộn màu đen dành cho chú rể, hai cuộn vải này trải ra và cuộn lại theo các nghi thức được thầy cúng hướng dẫn.
• Trong tang ma
Lễ tang của người H’mông là một hiện tượng văn hóa đặc sắc bao gồm nhiều nghi lễ khác nhau, phản ánh quan hệ về lịch sử xã hội, về cộng đồng dân tộc. Trong lễ tang, người H’mông quy định trang phục cho người chết phải làm từ vải lanh, các thủ tục khâm niệm, giày tất của người quá cố, các loại dây đeo, các vật tùy táng như: dao, nỏ ,cáng, thừng buộc trâu… đều phải bện bằng lanh, người đến phúng viếng cũng phải mặc vải lanh, do đó lanh là một mặt hàng không thể thiếu.
Người chết có bao nhiêu con sẽ được bấy nhiêu bộ trang phục bằng lanh do con gái và con dâu làm cho. Nhìn vào số khăn đắp lên mặt người chết ta có thể biết được người chết có bao nhiêu con. Vì thế người con gái H’mông sau khi lấy chồng, ngoài trách nhiệm may quần áo cho chồng con, họ còn phải chuẩn bị cho bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng mỗi người một bộ trang phục bằng vải lanh để mặc khi chết. Việc làm này vừa là trách nhiệm , nghĩa vụ vừa là để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ. Ngược lại khi người con gái lấy chồng mẹ đẻ cũng trao cho cô gái một bộ váy áo bằng lanh do chính tay bà làm, người con gái cất kỹ bộ quần áo quý giá này và chỉ mặc nó khi trút hơi thở cuối cùng để sang thế giới bên kia thì người mẹ sẽ nhận ra con của mình.
Người H’mông quan niệm người chết phải mặc trang phục bằng vải lanh thì sang thế giới bên kia ông bà mới nhận ra con cháu, nếu không có trang phục bằng vải lanh mặc cho người quá cố thì phần hồn của họ không gặp được tổ tiên, không được siêu thoát, không về phù hộ cho gia đình thậm chí làm hại mọi
số vật dụng từ lanh là những vật dụng không thể thiếu. Người H’mông ở một số nơi treo cáng người chết gần bàn thờ tổ tiên, cáng này tượng trưng cho ngựa trời, khi khênh người chết ra bãi chôn, người H’mông phải dùng dây lanh buộc thi hài vào cáng, nếu người chết không có con trai thì buộc bằng sợi lanh, nếu người chết có con trai thì buộc bằng vải lanh trắng do người con dâu dệt cho. Dây lanh hoặc vải lanh, ngoài tác dụng giữ cho thi hài người chết không bị rơi ra khỏi cáng khi khênh người chết đi chôn, nó còn có vai trò là dây “dắt ngựa”, dây dẫn đường cho người chết về với tổ tiên.
Lễ tang của người H’mông thường bao gồm: Lễ chỉ đường; Lễ thổi kèn; Lễ đuổi giặc; Lễ viếng; Lễ đưa người chết ra ngoài bãi; Lễ hạ huyệt; Lễ cúng cơm ba ngày. Trong lễ đưa người chết ra ngoài bãi, một số dòng họ người H’mông không cho người chết vào quan tài, thì trước ngày chôn người ta làm lễ đưa thi hài người chết ra ngoài bãi để hiến tế trâu bò tài sản cho người chết. Trâu bò được dắt ra ngoài đồng ruộng, buộc cách người chết 2 – 3 m và được nối với tay người chết bằng một sợi dây lanh với ý niệm để hồn người chết nhận được gia súc. Ông chủ ma đọc cúng giao trâu bò cho người chết xong thì đưa chiếc bùa đập đầu trâu (bò) cho ông cậu, sau ông cậu là bà con cô bác trong dòng họ, người thông gia mỗi người đều cầm búa đập vào đầu trâu (bò) một nhát, rồi sau đó, người ta mổ trâu bò và tổ chức lễ ăn uống ngay tại đó.
Trong tang ma của người H’mông có các tục lệ cúng ma bò, ma trâu, ma gà với ý nghĩa là khi người sống trên trần gian như thế nào thì khi hồn sang thế giới bên kia cũng sống tương tự như vậy, nên sau khi chôn người chết xuống các ngày sau đó con cháu phải tổ chức cúng để cho người chết những con vật mà họ từng sử dụng. Trong nghi lễ, người H’mông lấy những sợi lanh buộc một đầu vào con vật, một đầu vào tay người chết và thầy cúng sẽ làm nhiệm vụ nói cho người chết về lấy con vậy ấy đi và sau này đừng quay lại đòi người sống nữa.
“ Người ta buộc bò ( trâu) vào cọc, cách chỗ người chết mấy bước, rồi lây sợi lanh buộc vào chân bò (trâu) rồi đầu còn lại buọcc vào tay người chết, rồi
thầy cúng nói: Con cháu không có gì cả, chỉ có một con bò (trâu) này đưa bố (mẹ) mang đi.” (Giàng A Lử, 52 tuổi, Lao Chải – Sa Pa)
Khi thực hiện lễ hạ huyệt, người H’mông thường chọn giờ tốt, thầy cúng đọc bài cúng đưa người chết đi chôn, những thanh niên khỏe mạnh khiêng người chết chạy như bay đến huyệt. Người H’mông quan niệm cáng là ngựa nên khi bỏ người chết vào cáng thì kèn trống thổi bài lên ngựa. Dây buộc thi hài vào cáng thường là dây lanh hoặc những tấm vải lanh được gọi là dây dắt ngựa. Thầy cúng ngắt ba lá cỏ tranh làm động tác quét quan tài với ý niệm xua đuổi tà ma, sau đó mới đặt thi thể người chết vào trong quan tài rồi đậy nắp quan tài lại và lấp đất chôn. Đối với những dòng họ cho thi thể người chết vào quan tài trước khi mang quan tài đi chôn, thì trước khi lấp đất người chết, người ta mở nắp quan tài để mọi người nhìn người chết lần cuối cùng. Tất cả những người khiêng quan tài khi trở về phải rửa tay vào thùng nước gạo đặt trước cửa nhà hay hơ tay trên bếp lửa trước khi vào nhà, đề phòng bị hồn ma người chết bắt đi.
Trong tất cả các nghi lễ tang ma của người H’mông mà chúng tôi đề cập ở trên, đều ít nhiều có liên quan đến lanh ở mặt này hay mặt khác, dù là gián tiếp hay trực tiếp. Tuy nhiên những thủ tục nghi lễ này còn tùy vào từng ngành H’mông, từng dòng họ, từng địa bàn cư trú mà có thể có những nghi thức khác nhau. Nhưng nhìn một cách tổng thể ta vẫn có thể khẳng định rằng lanh và các vật dụng từ lanh là một trong những yếu tố hàng đầu, không thể thiếu trong đám ma người H’mông.