0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

II.CÁC ĐỊNH HƯỚNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 2001 2005.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KỲ 2001-2005 Ở VIỆT NAM (Trang 40 -43 )

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1996-2000.

II.CÁC ĐỊNH HƯỚNG TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 2001 2005.

2005.

Tư tưởng chủ đạo của việc định dạng tổng quát về cơ cấu ngành trong thời kỳ tới thể hiện ở một số điểm mấu chốt như sau.

Thứ nhất :Ưu tiên phát triển nghành thu hút nhiều lao động,do đó cũng là những ngành có khả năng đạt và giữ chỉ số ICOR thấp lâu dài.Đa số những ngành trong đó là ngành công nghiệp nhẹ dệt may chế biến nông sản..

Thứ hai: Đầu tư cho một số ngành mũi nhọn về công nghệ-kỹ thuật để tạo năng lực tiếp cận nhanh hệ thống kinh tế,sản xuất của của thế giới đang chuyển sang nền ‘’kinh tế mềm’’đó là các ngành lắp ráp chế tạo ôtô điện tử tin học.

Thứ ba: Nông nghiệp phát triển theo mức có khả năng bảo đảm an toàn cho đất nước một phần dành cho xuất khẩu và tạo cơ sở nguyen kiệu cho một số ngành công nghiệp chế biến.

Thứ tư: Phát triển những ngành công nghiệp đóng vai trò nên móng của hệ thống công nghiệp như khai khoáng luyện kim,năng lượng,hoá chất...

Thứ năm: Phát triển mạnh những ngành mang tính dịch vụ như tài chính ngân hàng thương mại,thông tin viễn thông,du lịch khách sạn... Trên cơ sở định dạng tổng quát như vậy có thể đưa ra dạng cơ cấu ngành cho nền kinh tế như sau:Công nghiệp –Nông nghiệp -Dịch vụ. Và chuyển dịch theo hướng Công nghiệp -Dịch vụ -Nông nghiệp.

Theo nghị quyết đại hội đảng IX bao gồm những mục tiêu chủ yếu như sau:

• Đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với 1995,nhịp độ tăng trưởng trunh bình là 7.5%,trong đó nông lâm ngư tăng4.3%,công nghiệp tăng10.8%,dịch vụ tăng 6.2%

• Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 4.8%/năm.

• Giá trị sản xuất công nghiệp tăng13%

Cơ cấu ngành kinh tế năm 2005như sau

• Tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp 20-21%.

• Tỷ trọng công nghiệp khoảng 38-39%.

• Tỷ trọng các ngành dịch vụ 40-42%.

2.Định hướng chuyển dịch một số ngành chủ yếu. 21.Ngành công nghiệp.

Phát triển nhịp độ cao có hiệu quả,coi trọng đầu tư chiều sâu,đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp.

Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh,chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu,các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

Phát triển mạnh công nghiệp có công nghệ cao nhất là công nghệ thông tin,viễn thông, điện tử, phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết

Kết hợp hài hoà giữa phát triển công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu,có biện pháp bảo hộ hợp lý,đảm bảo công nghiệp phát triển với khả năng cạnh tranh cao.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp với nhiều quy mô,nhiều trình độ,chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ,phù hợp với lợi thế chung và của từng vùng.Trước hết tập trung cho công nghiệp chế biến công nghiệp sử dung nhiều lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình 13% /năm.

2.2.Ngành nông nghiệp.

Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh phù hợp với lợi thế về khí hậu,đất đai lao động của vùng,ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp dặc biệt là công nghệ sinh học,gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

Tích cực khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác,phân bố lại dân cư.

Phát triển mạnh ngành nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn,nâng cao đời sống dân cư nông thôn,đến 2005 thu nhập trunh bình tăng 2.5 lần so với năm 2000.

Sản lương thực thực thực phẩm năm 2000 dự kiến đạt 37 triệu tấn.Gía sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng trung bình 4.8% năm,đến 2005 chiếm 74-76% giá trị toàn ngành,lâm nghiệp khoảng4-6%,thuỷ sản 18-20%.

2.3.Ngành dịch vụ.

Đa dạng hoá các ngành dịch vụ,mở rộng thị trường tiêu dùng các loại hình dịch vụ,đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển thuơng mại cả nội thương và ngoại thương,đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài.Củng cố thương mại nhà nước,tăng cường vai trò quản lý của nhà nước.

Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động du lịch.Phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái,du lịch văn hoá lịch sử,xây dựng cơ sở vật chất đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong du lịch.

Nâng tỷ lệ thị phần vận tải quốc tế bằng các con đường.Khối lượng luân chuyển hàng hoá hằng năm tăng 9-10%/năm.Luân chuyển hành khách tăng 5-6%.Đến 2005 mật độ điện thoại 7-8 máy/100 dân,phổ cập điện thoại đến 100% số xã trong cả nước.

Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng,kiểm toán tư vấn pháp luật, tin học, luật, y tế, giáo dục đào tạo...

Nhịp độ tăng trưởng trung bình giá trị giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trên 7.5%/năm

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỜI KỲ 2001-2005 Ở VIỆT NAM (Trang 40 -43 )

×