II.THỰC TRẠNG THỰC HIỆH KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2001,2002.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt Nam (Trang 29 - 32)

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1996-2000.

II.THỰC TRẠNG THỰC HIỆH KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2001,2002.

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2001,2002.

Thực trạng thực hiện 2 năm 2001,2002 được xây dựng trong bối cảnh có nhiều thuận lợi,nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới,đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế xã hội đã đạt được cho đến thời điểm năm 2001,2002 một cách cô đọng tổng kết trong bảng số liệu như sau;

Số liệu về chuyển dịch một số ngành cơ bản trong năm 2001-2002

Đánh giá tổng quát chung về chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cơ bản của nền kinh tế trong giai đoạn này như sau:

Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH .Tỷ trọng nông lâm ngư trong GDP giảmt từ 23.3% năm 2001 xuống còn 18.77% năm 2002;công nghiệp và xây dựng từ 37.75% lên 39.8% ;dịch vụ từ 38.95% năm 2001 lên 41.43% năm 2002.

Các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương,các địa bàn lãnh thổ,các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền đang được xây dựng và hình thành từng bước.

Đến năm 2001 các tỉnh vùng núi phía Bắc đóng góp khoảng 9% GPD của cả nước,đồng bằng sông Hồng kgoảng 19%,Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 15%,Tây nguyên 3%,Đông nam bộ khoảng 35% và đồng bằng sông Cửu Long khoảng 19%.

Các vùng trọng điểm đóng góp khoảng 50% giá trị GDP cả nước;75- 80% giá trị gia tăng công nghiệp và 60-65%giá trị gia tăng của dịch vụ.Nhịp đọ tăng trưởng của các khu vực trọng điểm đều đạt trên mức trung bình,đóng vai trò kích thích các vùng khác cùng phát triển.

III.Một số tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1996-2000 và năm 2001,2002.

Thứ nhất: Điểm yếu cơ bản trong nền kinh tế Việt Nam và là nguy cơ lớn làm cho nước ta đó là trình độ sản xuất,nhất là thiết bị công nghệ và quản lý còn lạc hậu chất lượng sản phẩm thấp, giá cao, cạnh tranh kém.

Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kém phát triển,chỉ có bưu chính viễn thông là khá,nhiều mặt khác giao thông,vận tải,điện nước...và kết cấu hạ tầng xã hội còn nhiều thiếu thốn.

Thứ ba:Chủ trương chính sách cơ bản là phù hợp ,tuy còn nhiều hạn chế cần đổi mới,song rất quan trọng là chỉ đạo, điều hành,thực hiện chưa theo kịp, bộ máy công vụ yếu và kém hiệu lực.Đặc biệt là chưa phát huy được sức mạnh nội lực,lực lượng sản xuất chưa được giải phóng hết và chưa phát triên mạnh.

Thứ tư: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ trong các ngành trong các lĩnh vực,nhất là trong xuất khẩu ,sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn chậm.Tuy xuất khẩu trong giai đoạn tăng hơn 2 lần,song chưa thay đổi nhiều về cơ cấu sản phẩm.Tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô đã giảm mạnh nhưng còn khoảng 55% năm 2000.Hàng nhập khẩu quan trọng là nhiên liệu sắt thép,phân bón,linh kiện điện tử,phụ tùng linh kiện otô xe máy...tăng nhanh,nhưng nếu trừ các sản phẩm như vải,da phục vụ gia công xuất khẩu và phân bón cho nông nghiệp,các sản phẩm

nhập khẩu khác chủ yếuc phục vụ sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu còn rất lớn.

Cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn thay đổi ít.Tỷ lệ lao động trong nông-lâm -nghư nghiệp năm 2000 còn chiếm 61.3%.Cơ cấu các ngành công nghiệp chuyển dịch chậm, sản phẩm mới sản phẩm công nghệ cao chưa nhều chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Cơ cấu ngành dịch vụ còn nặng về các ngành truyền thống chậm phát triển các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng,khoa học công nghệ tư vấn ,dịch vụ sử dụng trí lực chất xám.

Thứ năm: Kinh tế thị trường có bước phát triển,song bên cạnh những tiến bộ cũng đã nổi lên những vấn đề xã hội phức tạp, bức xúc hạn chế thành quả đổi mới.Đặc biệt là:

• Tình trạng thất nghiệp ở thành thị,thiếu việc làm ở nông thôn có xu hướng tăng lên,còn khoảng 7.4% lao động thất nghiệp ở thành thị,và 30% thời gian lao động chưa được sử dụng ở nông thôn.

• Cả nước còn 2.05 triệu hộ nghèo 11 triệu người nghèo chiếm 13% tổng số hộ 300 nghìn người thường xuyên thiếu đói.Còn khoảng 1715 xã nghèo và 1168 xã thiếu và chưa có cơ sở hạ tầng tối thiểu.

• Còn bất hợp lý giữa nhóm dân cư và giữa các vùng về cơ hội khả năng tiếp cận các nguồn lực và thụ hưởng các phúc lợi xã hội từ Nhà nước. Tình hình xã hội ở một số vùng nông thôn chứa đựng nhiều yếu tố bất định.Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư và theo vùng giữa 20% hộ có thu nhập cao nhất và 20% hộ có thu nhập thấp nhất)có xu hướng tăng lên.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt Nam (Trang 29 - 32)