I.HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ QUAN ĐIỂM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt Nam (Trang 32 - 40)

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1996-2000.

I.HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ QUAN ĐIỂM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU.

I.HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ QUAN ĐIỂM CHUYỂN DỊCH CƠCẤU. CẤU.

1.Các căn cứ chuyển dịch.

Trước hết xét về yêu cầu của nội bộ nền kinh tế-xác định rõ căn cứ chuyển dịch đầu tiên và quan trọng đó là tình hình thực hiện ,công tác chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trong kỳ kế hoạch 5 năm 1996- 2000.Những mặt còn tồn tại của quá trình chuyển dịch đặt ra yêu cầu phải giải quyết, phải chuyển dịch cơ cấu ngành với tốc độ nhanh hơn (Nội dung này đã được phân tích rõ ở phần trên) để đạt được mục tiêu cơ cấu ngành tối ưu nhất cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh và xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chúng ta cần phải xác định rõ được những lợi thế khi hội nhập,tham gia vào thị trường quốc tế, phải xác định được những bất lợi khi ‘đứng ngoài’’vòng kinh tế năng động này.

Thứ nhất: Tụt hậu về kinh tế-xã hội về khoa học kỹ thuật công nghệ khi không tham gia.Do không tận dụng được lợi thế ‘’người đi sau’’.

Thứ hai:Không sử dụng hết,sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực trong nước khi chỉ hoạt động trong nội bộ nề kinh tế khép kín.

Nhưng trong quá trình hội nhập như vậy phải có những ‘’điều kiện‘’ để tránh những bất lợi như trên trong qúa trình hội nhập ,đó là một nền kinh tế đủ mạnh ,cơ cấu kinh tế phù hợp, hai yếu tố tác động qua lại bổ xung cho nhau.

1.1.Dự báo xu thế chuyển dịch trên thế giới và Việt Nam.

Các yếu tố bên ngoài- dự báo bối cảnh quốc tế và khu vực.

Bối cảnh quốc tế và khu vực là điều kiện bên ngoài tác động rất lớn hoặc quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.Tác động đó nhiều hay ít mạnh hay yếu còn tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia trong những hoàn cảnh cụ thể. Trong điều kiện thế giới ngày nay, để khai thác và sử dụng tốt các yếu tố bên ngoài, đồng thời phát huy tối đa nội lực ,kết hợp nội lực và ngoài lực thành sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế nhanh,năg động hiẹu quả,bền vững, tránh được những rủi ro. Tác động của bối cảnh quốc tế bao gồm nhiều lĩnh vực phức tạp ,ở đây chỉ đề cập đến một số mặt chủ yếu có liên quan đến kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Xu thế toàn cầu hoá về kinh tế.

Xu thế toàn cầu hoá về kinh tế là xu thế khách quan ngày càng tác động mạnh thậm chí chi phối sự phát triển kinh tế của các nước .Trong bối cảnh đó tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới chúng ta sẽ tránh được sự phân biệt đối sử,được tự do hoá trong hoạt động thương mại dịch vụ đầu tư,tạo điều kiện tận dụng lợi thế so sánh phát huy hiệu quả nguồn lực và những tiềm năng vốn có .Thực tế qua 10 năm thực hiện chính sách mở cửa đa dạng hoá ,da phương hóa,phát triển kinh tế đôi ngoại chúng ta đã mở ra được nhiều kênh giao lưu với nước trong khu vực và trên thế giới,thu hút vốn đầu tư mới và công nghệ mới,kinh nghiệm quản lý mới.Qua đó một số ngành đã nâng được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.Chúng ta cần nhận thấy hết tất cả các mặt tích cực thuân lợi tiêu cực khó khăn và có chiến lược thích ứng và có hiệu quả

Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

Cùng với xu thế toàn cầu hoá ,xu thế không ngừng tăng tốc củat khoa học công nghệ,trong đó kinh tế tri thức ngày càng chiếm vị trí quan trọng

có tác động lớn đến lựa chọn bước đi cho công nghiệp hoá.Khác với kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp ,kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa chủ yếu vào công nghệ có và hàm lượng chất xám cao .Trong kinh tế tri thức ,công nghệ thông tin được coi là công nghệ hạt nhân.Không chỉ trên thế giới ,ngay trong nước ta công nghệ thông tin đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cà tăng trưởng, thay đổi phương thức làm việc của con người.Công nghệ thông tin xâm nhập vào các ngành khoa học,thúc đểy sự phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ sinh học, kỹ thuật vật liệu mới và nguồn năng lượng mới.Do đó tiếp cận với công nghệ thông tin là cơ hội giúp Việt Nam có thể đi tắt,đón đầu,rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đánh giá khả năng nguồn lực trong nước.

Bên cạnh những cơ hội ,xu thế toàn cầu hoá cũng đặt ra những thách thức rất lớn đối với tiến trình công nghiệp hoá của Việt Nam.Thách thức lớn nhất là điểm xuất phát của Việt Nam là mức rất thấp,so với nhều nước trong khu vực và so với cả mức trung bình của khu vực,điều đó được thể hiện là:

• Trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu .Ví dụ:Trong ngành cơ khí thiết bị lạc hậu tới 4-5 thập kỷ so với mặt hàng thế giới .Hiện nay toàn bộ hệ thống công nghệ của ngành cơ khí Việt Nam sử dụng để sản xuất hàng công cụ ,hàng tiêu dùng máy động lực … hầu hết đều ra đời ở thập kỷ 80 và có tới 30% có tuổi thọ hơn nửa thế kỷ.Trong nông nghiệp thiếu công nghệ bảo quản và chế biến.Đến nay,khoảng 70% lượng hàng nông sản xuất khẩu dưới dạng thô ,làm cho giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu thấp.Và ngược lại các mặ hàng gạo cao cấp ,caphê .,hạt tiêu đã qua chế biến cua nước ngoài vẫn chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam.

• Tỷ lệ nội địa hoá của hàng Việt Nam thấp.Để sản xuất,các ngành hàng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu .Ví dụ:Để sản xuất giấy các công ty phải nhập khẩu bột giấy ,loại nguyên liệu này chiếm tới 70% giá thành sản phẩm.Đối với ngành dệt may 90% nguyên liêu nhập khẩu tỷ lệ nội địa hoá ở các ngành ôtô xe máy vẫn còn rất thấp.

• Nguồn nhân lực kém về chất lượng .Từ trước đến nay một trong những lợi thế của Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là nguồn lao động rồi rào và mức tiền công thấp.Tuy nhiên hiện nay kthế mạnh này đang mất dần do khủng hoảng tài chính và trình độ chuyên môn của lao động Việt Nam hầu như không được nâng cao.

• Tài nguyên thiên nhiên đa dạng là điều kiện cần thiết để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Tài nguyên Việt Nam tương đối phong phú hơn một số nước trong khu vực,tạo lợi thế cho phát triển .Tuy vậy ,tài nguyên thiên nhiên hầu hết có quy mô không lớn .

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2005.

Đưa GDP năm 2005 lên gấp đôi so với 1995 .Nhịp độ tăng trưởng GDP hằng năm thời kỳ 5 năm 2001-2005 là 7.5%.Trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 4.3% công nghiệp và xây dựng tăng 10.8% ,Dịch vụ tăng 6.2%.

Gía trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 4.8%/năm . Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13%/năm.

Giá trị dịch vụ tăng 7.5%/năm.Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.

2.Quan điểm chuyển dịch.

2.1.Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hội nhập mang tính hỗn hợp.

Để có cơ cấu phù hợp cho quá trình CNH-HĐH đất nước,đòi hỏi phải phân tích nghiên cứu đặc điểm tự nhiên,tình hình kinh tế xã hội

trong nước,bối cảnh và xu thế quốc tế, để tìm ra những ưu điểm nhược điểm,tìm ra các đặc điểm phù hợp của các khía cạnh, cách tiếp cận chiến lược đã nêu ra.Trong thực tiễn, chọn một cơ cấu đúng phải là sự hỗn hợp trên cơ sở xem xét nhiều chính sách, nhiều mô hình phát triển khác nhau, lựa chọn một cách tối ưu trong đó để đạt tới sự phát triển, đáp ứng được 3 yêu cầu: Nhanh,hiệu quả, và bền vững. Ngày nay đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu bền vững.

Một cơ cấu bền vững phải được hiện như sau:

Thứ nhất: Phát triển nhanh,song phải đảm bảo ổn định xã hội ,đảm bảo về môi trường sinh thái-tăng trưởng đi dôi với phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai: Đồng thời với xuất khẩu,đẩy mạnh thoả mãn nhu cầu trong nước có hiệu quả,không sản xuất hàng tiêu dùng trong nước với bất cứ giá nào mà phải có sự lựa chọn trên cơ sở thế mạnh về nguồn lực trong nước, sản xuất với giá rẻ. Trong điều kiện hội nhập, sản xuất hàng hoá trong nước cũng phải đồng thời cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.

Thứ ba:Tận dụng triệt để nguồn lực trong nước,song cũng đồng thời tận dụng tối đa nguồn lực ben ngoài về vốn và công nghệ.

Thứ tư: Tận dụng triệt để nguồn tài nguyên,đặc biệt là tài nguyên có thế mạnh để phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu(dầu khí,than,apatit,cao lanh...) để tạo nguồn vốn cho công nghiệp hoá, song không quá dựa vào bán tài nguyên, khai thác cạn kiệt tài nguyên mà khai thác đi đôi với bảo vệ khai thác,sử dụng và xuất khẩu trên cơ sở có hiệu quả cao. Dần dần xuất khẩu thông qua chế biến là chủ yếu ,không xuất khẩu nguyên liệu thô.

Thứ năm : Tận dụng triệt để nguồn nhân lực, phát huy thế mạnh nguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực sản xuất,đặc biệt đối với nông,lâm,ngư nghiệp và công nghiệp nhỏ,song không phát huy nguồn nhân lực sẵn có ,phải tập trung đào tạo nhằm nâng cao tỷ trọng nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu tiếp thu và phát triển

khoa học công nghệ cho hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh.Trong từng lĩnh vực,lãnh thổ trong từng thời diểm phát triển có thể chấp nhận việc lao động dư thừa ở mức nhất định để phát triển sản xuất trên cơ sở công nghệ cao,tạo năng lực cạnh tranh lành mạnh với thị trường quốc tế và trong nước.

2.2.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với xu thế phát triển.

Xu thế kinh tế hiện nay là toàn cầu hoá khu vực hoá và hội nhập,xu thế này ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu chứ không riêng nước ta.Và kinh ngiệm của các nước trên thế giới cho thấy đi ngược lại xu thế là thất bại,chỉ có nguyên tắc là trong xu thế đó lựa chọn được mô hình phát triển tối ưu cho mình mà không đi ngược lại với xu thế xã hội.

Để nhận thức rõ chuyển dịch cơ cấu phù hợp với xu thế phát triển cần nắm bắt các vấn đề đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: Cơ cấu tăng trưởng nhanh trên cơ sở hướng ngoại truớc đây của một số nước Đông á và Đông nam á có những hạn chế. Qua khủng hoảng tài chính –tiền tệ của các nước Đông á ,Đông nam á, và một số nơi khác trên thế giới cho thấy một số nước thực hiện chính sách chạy theo tăng trưởng nhanh,hướng mạnh về xuất khẩu,trong khi thị trường lao động và vốn cứng nhắc; đầu tư vào cơ sở hạ tầng quá lớn nên vay nợ nhiều;tạo ngành mũi nhọn bằng cách hỗ trợ một số ngành,tạo ra các ngành khuyến khích lại không có sức cạnh tranh,thể chế không theo kịp tốc độ tăng trưởng.Chính phủ can thiệp quá nhiều vào nền kinh tế giữ một cơ cấu ổn định,tuy không có hậu quả gì trong giai đoạn đầu nhưng khi kinh tế phát triển cao sẽ trở nên cứng nhắc kém hiệu quả.

Thứ hai:Trong bối cảnh như hiện nay,mô hình hướng về xuất khẩu không còn ýnghĩa bởi lẽ nền kinh tế hội nhập không phân biệt thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.Nền kinh tế mở cửa của mỗi nước,sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước cũng phải cạnh tranh như xuất khẩu,luôn phải cạnh tranh trên lãnh thổ của từng quốc gia.

Thứ ba: Trong thực tiễn đổi mới vừ qua ở nước ta và kinh nghiệm quốc tế cho thấy ;

Một quốc gia không thể theo đuổi một mục tiêu được thể hiện ở một loại cơ cấu kinh tế riêng biệt nào,bởi lẽ từng loại hình cơ cấu chỉ

đáp ứng từng mặt trong từng giai đoạn,không đáp ứng được mục tiêu phát triển toàn diện.Các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng không chỉ đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh,hướng mạnh về xuất khẩu mà lại tạo ra sự phân hoá xã hội và chênh lệch quá lớn về mức sống,không thể chỉ chọn cơ cấu đáp ứng nhu cầu trong nước,hoặc toàn dụng lao động trong điều kiện kinh tế kém hiệu quả,không có khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới và cuối cùng cũng không đáp ứng được nhu cầu phát triển;nguồn tài nguyên của nhiều nước đều không đủ lớn để chỉ dựa vao đó mà có cơ cấu toàn diện và phát triển nhanh.

2.3.Đảm bảo tính hiệu quả trong công tác chuyển dịch.

Quá trính chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nâm được tiến hành trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ ,xu thế quốc tế hoá , toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại tác độnh manh mẽ ,sâu sắc đến phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế- xã hội củaViệt Nam. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế theo hướng tạo ra một nền kinh tế phát triển bền vững bằng nội lực là chính . Do đó quan điểm và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm , mũi nhọn thời kỳ1996-2000 là :

• Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải tiến tới một cơ cấu hợp lý đa ngành, trong đó hình thành các ngành kinh tế trọng điểm và mũi nhọn, có tính hướng ngọai, năng động bền vững và mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy tốt nội lực,tham ra có hiệu quả vào phân công hợp tác quốc tế , thực hiện dân giầu nước mạnh ,xã hội công bằng văn minh .

• Kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng , lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế . Cơ cấu kinh tế trong vùng hướng vào xuất khẩu .

Hình thành và phát triển các ngành trọng điểm và mũi nhọn

• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp chế biến trong cơ cấu kinh tế. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu đòi hỏi phải phát triển công nghiệp chế biến ở nước ta theo hướng : Trước hết phải trú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến cần ít vốn , công nghệ không phức tạp , tạo nhiều việc làm , sau đó phát triển các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều vốn, các ngành tổng hợp sử dụng nhiều nguyên liệu.

• Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Nó là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ công nghiệp hoá và là vấn đề quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

2.4.Đồng bộ trong công tác chuyển dịch.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế và phải có thời gian.Trong phạm vi của bài này quan điểm đồng bộ trong chuyển dịch được xem xét trên một số mặt như sau:

• Đồng bộ theo cơ cấu GDP .

• Đồng bộ theo cơ cấu vốn đầu tư.

• Đồng bộ theo cơ cấu lao động.

Nguyên tắc chung của quan điểm này là dựa trên cơ cấu đã được xác định; Công nghiệp Nông nghiệp – Dịch vụ,từ đó toàn bộ các cơ cấu GDP,vốn ,lao động phải theo cơ cấu đã định mà bố trí tiến hành.

Cùng một lúc tiến hành chuyển dịch cơ cấu theo mục tiêu xác định,cả công nghiệp nông nghiệp,dịch vụ.Tình hình cũng tương tự như vậy với vốn đầu tư và lao động.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt Nam (Trang 32 - 40)