I. Đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần nồi hơi Hà Thủy
6. Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất
6.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 621
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính toán phân bổ các chi phí vào giá thành sản phẩm, Công ty Cổ phần Nồi hơi Hà Thủy đã áp dụng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm tự chế, các vật liệu khác tham gia trực tiếp vào chế tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Kế toán mở sổ chi tiết để phản ánh tình hình phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm từng đơn đặt hàng.
Vì Công ty Cổ phần Nồi hơi Hà Thủy áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên nên cuối kỳ kết chuyển trị giá nguyên vậtliệu trực tiếp sang bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” cho từng sản phẩm.
Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được căn cứ trên các chứng từ gốc xuất kho để tính giá trị thực tế nguyên vật liệu trực tiếp, xuất dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ, căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để xác định giá trị nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tướng liên quan.
Căn cứ vào các đơn đặt hàng để lập kế hoạch sản xuất trong từng tháng cho từng phân xưởng sản xuất, các phân xưởng căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của từng loại sản phẩm giao để tính toán lương vật tư cần có để chế tạo sản phẩm, lập dự trù xin cung ứng vật tư.
Từ các bản dự trữ vật tư, phòng kế hoạch vật tư đối chiếu với tiêu chuẩn định mức ứng với kế hoạch sản xuất để tổng hợp lượng vật tư cần thiết đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Giá trị vật tư xuất dùng vào sản xuất kinh doanh theo đúng giá thực tế tồn kho và giá thực tế nhập kho trong kỳ.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá trị vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức tính: = x
Kế toán sử dụng TK 621 “chi phí NLV trực tiếp”
- Bên Nợ: trị giá NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm - Bên Có: kết chuyển trị giá NVL sang TK 154
TK này không có số dư Tập hợp ghi Nợ TK 621
Có TK 152 Kết chuyển ghi Nợ TK 154
Sơ đồ 7: Trình tự tập hợp chi phí NVL trực tiếp Chứng từ xuất kho Bảng kê chứng từ xuất kho Bảng phân bổ Bảng kê số 4 Sổ chi tiết TK 621
Kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho của phòng kế hoạch vật tư để tập hợp từng chủng loại vật tư sử dụng cho từng loại sản phẩm (theo ký hiệu quy định). căn cứ theo phương pháp tính giá trị xuất kho để tính toán trị giá xuất kho từng loại NVL cho từng loại sản phẩm từng đơn đặt hàng và lên bảng chứng từ xuất kho.
Sau khi đã lập xong bảng kê chứng từ xuất kho kế toán lập bảng phân bổ vật liệu cho từng khoản mục chi phí theo giá trị thực tế xuất dùng.
Từ bảng phân bổ vật liệu – công cụ dụng cụ kế toán lập bảng kê số 4 để tập hợp chi phí cho toàn công ty. Đồng thời vào sổ chi tiết TK 621 theo nội dung sử dụng cả bên Nợ và bên Có.
Số liệu thực tế tại Công ty: trích một bộ phận số liệu để làm ví dụ (tháng 12 -2002)
Công ty cổ phần Mẫu sổ 62 VT
Nồi hơi Việt Nam QĐ số 1141 TC/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của BTC Nợ……….Có…………
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 2/12/2002 Họ tên người nhận hàng:
Lý do xuất: chế tạo sản phẩm C1 Xuất tại kho: vật tư
T T
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư, hàng hoá Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu T. suất Thép CT3 S = 3 ÷ 42 m2 51359 51359 4340 222912431 Cộng 222912431
Công ty Cổ phần Mẫu sổ 62 VT
Nồi hơi Hà Thủy QĐ số 1141 TC/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của BTC Nợ……….Có…………
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 16/12 Tên người nhận hàng
Lý do xuất: chế tạo sản phẩm C1 Xuất tại kho: Vật tư
T T
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, vật tư, hàng hoá Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu T. suất Que hàn các loại 1207 1207 8965 10820410 Cộng 10820410
Bảng số 1:
Bảng kê chứng từ xuất kho sản xuất sản phẩm C1
Tháng 12 -2002 T
T
Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
01 Ống thép C10 Φ 63 x4 86 6285 540500 02 Thép CT3 S = 5 ÷42 51359 4340 222912431 03 Thép I các loại 16767 6321 105990961 04 Thép H các loại 53751 6685 359338797 05 Thép CT3φ 12 -60 378 4459 1685804 06 Thép U 100 ÷300 16990 4793 81435441 07 Thép L 40÷160 9320 5376 44733113 08 Que hàn các loại 1207 8965 10820410 09 Axetylen 145 43498 6307346 10 Ôxy 65 28494 1852110 11 Bulong đai ốc 247 1008 249070 12 Dầu C332 5 8486 42440 12 Than 600 734 42400 13 Sơn các loại 134 42495 5694316
13 Dầu pha sơn 40 13000 520000
14 Dung môi 5 25282 126420
Cộng 843067149
Sổ chi tiết TK 621
BK + NKCT
Diễn giải TKĐƯ Số tiền ghi
Nợ Số tiền ghi Có 963431559 - Xuất VL chính + Thép ống + Thép tròn 1521 869893401 - Xuất NVL phụ + Que hàn +.... 152.2 83794200
- Xuất nhiên liệu + Ôxy + Axêtylen + Than +… 152.3 1457490 - Xuất phụ tùng thay thế 152.4 6845903 - Xuất bán thành phẩm mua ngoài 152.5 1440.565 Cộng P/S 963431559 963431559
6.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: TK sử dụng 622
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Hà Thủy được trả theo 2 hình thức cơ bản sau:
a. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
- Giai đoạn 1:
Hàng ngày tổ trưởng sản xuất của các tổ có nhiệm vụ theo dõi chấm công vào sổ số công nhân có mặt làm viecẹ.
Cuối tháng các tổ nộp bảng chấm công về phân xưởng và báo sản phẩm hoàn thành, phó quản đốc các phân xưởng trực tiếp kiểm tra khối lượng sản phẩm hoàn thành và xác nhận vào bảng chấm công và gửi về phòng tổ chức.
- Giai đoạn 2:
Sau khi phòng tổ chức xác nhận bảng chấm công gửi về phòng kế toán. Khối lượng sản phẩm được phòng kế hoạch xác nhận sau khi đối chiếu với mức lương khoán sản phẩm và gửi về phòng kế toán.
Nhân viên kế toán căn cứ vào bảng chấm công và bản xác nhận khối lượng lượng sản phẩm của từng phân xưởng để tiến hành tính lương phải trả cho từng công nhân trong tháng.
= ( x ) +
Trong quý 4 – 2002 trích số liệu thực tế về tiền lương phải trả cho công nhân như sau:
+ Phân xưởng tạo phôi nhận kế hoạch sản xuất loại sản phẩm, có phiếu giao khoán tiền lương như sau:
SP C1 khoán: 25.000.000đ
Giờ công tổng hợp được: 6667 giờ (trong tháng 12 thuộc quý 4) = = 3750 đ/giờ công.
Căn cứ vào số giờ công tham gia của từng công nhân để tính lương cho người công nhân.
- Trích bảng thanh toán lương thực tế phải trả cho phân xưởng tạo phôi có 60 công nhân.
- VD: Công nhân Nguyễn Văn Bốn tham gia 150 giờ công ở sản phẩm C1.
= 150 giờ x 3750 đ/giờ công = 562.500đ
Tương tự tính cho toàn bộ công nhân trong phân xưởng.
b. Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức này được áp dụng cho khối phục vụ gồm: Các bộ phận quản lý phân xưởng, các phòng ban Mức lương được khoản như sau:
- Giám đốc: 4 lần lương cơ bản
- Các phó GĐ và khoán trưởng: 3 lần lương cơ bản - Trưởng phòng: 2 lần lương cơ bản
- Phó phòng: 1,8 lần lương cơ bản - Kỹ sư: 1,5 lần lương cơ bản - Trung cấp: 1,3 lần lương cơ bản - Sơ cấp: 1,1 lần lương cơ bản. = x
Đối với những ngày đi công tác, hội họp, học tập của CBCNV được tính theo lương cơ bản.
= = x
Căn cứ theo mức tiền lương phải trả cho từng CBCNV trong toàn Công ty để lập bảng toán lương cho từng phân xưởng phân xưởng từng bộ phận, từng phòng ban. Từ bảng thanh toán lương kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương trong tháng, đồng thời tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương trong tháng, đồng thời tính toán các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ.
Hiện nay Công ty thực hiện trích các khoản bảo hiểm theo chế độ tài chính đang hiện hành: Cụ thể là:
- Trích vào chi phí sản xuất: 19% lương cơ bản gồm + 15% Bảo hiểm xã hội (BHXH)
+ 2% Bảo hiểm y tế (BHYT) + 2% Kinh phí công đoán (KPCĐ)
- Trích từ thu nhập của người lao động: 6% lương cơ bản + 5% BHXH
+ 1% BHYT
Từ bảng phân bổ tiền lương và BH tháng 11- 2002 Kế toán ghi: Nợ 622: 200.210.590
Có 334 188.282.000 Có 338 11.924.590
6.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (TK 627)
Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ những xp sản xuất dùng ở các phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất - Chi phí KH TSCĐ
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài - Chi phí bằng tiền khác.
Mỗi loại chi phí nói trên thuộc TK 627 được theo dõi riêng ở các TK cấp 2 tương ứng.
Cuối ký hạch toán các chi phí chung được phân bổ cho các đối tượng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, hoặc nhóm sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý để tính giá thành sản phẩm.
Bên nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung
Bên có: phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
TK 627: không có số dư
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm, bảng phân bổ NVL – CCDC, bảng phân bổ khấu hao, các NKCT liên quan để tập hợp phản ánh trênbảng kê số 4.
- Trích bảng phân bổ TL và BH
Phân bổ tiền lương và BH cho chi phí sản xuất chung kế toán ghi. Nợ TK 627 19012210
Có TK 334 17880.000 Có TK 338 1132210
- Trích bảng phân bổ VL – CCDC: chi phí VL – CCDC sử dụng cho phân xưởng căn cứ vào giá trị củ CCDC, trường hợp giá trị của từng CCDC thì kế toán phân bổ hết vào chi phí sản xuất chung một lần
Nợ TK 627 16028448
Có TK 152 5376462
Có TK 153 10657986
Nếu giá trị CCDC lớn quá thì phải sử dụng TK 142 (142.1) chi phí trả trước để tập hợp, hàng tháng phân bổ dần vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 142
Có TK 153 Phân bổ.
Nợ TK 627
Có TK 142
- Chi phí khấu hao TSCĐ
TSCĐ của Công ty được theo dõi từng loại theo sổ chi hết, tổng nguyên giá TSCĐ được báo cáo đầy đủ lên cấp quản lý, tỷ lệ khấu hao được trích theo quy định căn cứ vào kế hoạch sản xuất và thời gian sử dụng TSCĐ số tiền trích khấuhao được để lại Công ty để hình thành nguồn vốn khấu hao (TK 009)
Nợ TK 627 90.000.000 Nợ TK 642 60.000.000
Có TK 214 150.000.000 Nợ TK 009: 150.000.000.000
Từ bảng kê số 4 chi pí sản xuất chung tập hợp được từ các Bảng phân bổ, NKCT... như sau: Nợ TK 627: 307.246.341 Có TK 152: 5.376.462 Có TK 153: 10.651.986 Có TK 214: 90.000.000 Có TK 334: 17.880.000 Có TK 338: 1.132.200 Có TK 331: 16.907.120 Có TK 112: 150.963.400 Có TK141: 4.431.704
Công ty nồi hơi Hà Thủy thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp.
= H627 =
Từ bảng phân bổ lương tính chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo hệ số phân bổ trên.
C1 = 179.523.520 x 1.534 = 275.512.378 C2 = 2.351.724 x 1,534 = 3.607.544 C3 = 925.447x 1,534 = 1.419.635 C4 = 871.008 x 1,534 = 1.336.126 C5 = 1.602.656 x 1,534 = 2.458.474 C6 = 10.279.809 x 1,534 = 15.769.227 C7 = 4.656.426 x 1,534 = 7.142.957
Tập hợp chi phí theo khoản mục cho từng sản phẩm trong tháng 12- 2002
Lấy số liệu từ bảng phân bổ VL-CCDC Lấy số liệu từ bảng phân bổ tiền lương- BH
Lấy số liệu tính toán đượcphân bổ chi phí sản xuất chung.
Bảng số 2:
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo khoản mục
Tháng 12 - 2002 Số TT Tên sản phẩm CFNVL TT TK621 CFNCTT TK622 CFSXC TK627 Tổng CF PS trong kỳ 1 C1 743.067.149 179.523.520 275.512.378 1.298.103.047 2 C2 13.205.808 2.351.724 3.607.544 19.165.076 3 C3 6.628.137 925.447 1.419.635 8.973.219 4 C4 5.474.934 871.008 1.336.126 7.682.068 5 C5 11.807.203 1.602.656 2.458.474 15.868.373 6 C6 61.807.009 10.279.809 15.769.227 87.856.045 7 C7 21.441.279 4.656.426 7.142.957 33.240.662 Cộng 963.431.559 200.210.59 0 307.246.341 1.470.888.490 Ngày 31 – 12 - 2002
Cuối tháng kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bảng kê số 4.
Nợ TK154: 1.470.888.490 Có TK621: 963.431.559 Có TK622: 200.210.590 Có TK627: 307.246.341 (chi tiết cho từng sản phẩm)
Từ bảng kê số 4 tập hợp vào NKCT số 7
Như đã trình bày ở trên toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty đều được tập hợp vào TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Công ty áp dụng phân loại các chi phí để tập hợp.
Căn cứ vào số phát sinh của các tài khoản có liên quan đến chi phí sản xuất trong kỳ, cuối tháng kế toán tập hợp chi phí từ các bảng kê, các NKCT, bảng phân bổ các tờ kê chi tiết... để tập hợp vào NKCT số 7.
- Phần I của NKCT số 7 lấy số liệu từ bảng kê số 4
- Phần II của NKCT số 7 lấy số liệu được tập hợp theo yếu từ phần I NKCT số 7.
- Phần III của NKCT số 7: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (không có thực tế).
B. Tình hình thực hiện kế toán tính giá thành ở Công ty nồi hơi - Hà Thủy.
1. Công tác quản lý giá thành ở công ty.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính. Giá thành sản xuất sản phẩm (giá thành công xưởng) chỉ tính phần chi phí sản xuất ra sản phẩm, còn giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất cộng thêm chi phí lưu thông phân bổ cho sản phẩm đó.
Trong công tác quản lý, cần phải phân biệt được giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế của sản phẩm.
Giá thành kế hoạch của sản phẩm thường do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp tính dựa trên cơ sở số liệu kế hoạch về chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm.
Giá thành định mức được tính toán dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất hiện hành. Nó có thể thay đổi khi những định mức kinh tế kỹ thuật thay đổi.
Đối với công ty nồi hơi Hà Thủy trong quá trình sản xuất sản phẩm việc quản lý giá thành sản phẩm giữ vai trò chủ đạo.
Mỗi một sản phẩm (đơn đặt hàng) khi xây dựng giá thành đều dựa vào các định mức kinh tế kỹ thuật, khi sản phẩm (đơn đặt hàng) hoàn thành thường được so sánh với giá thành định mức để tìm ra những nguyên nhân gây cho giá thành thực tế tăng hoặc giảm để tìm biện pháp khắc phục hoặc phát huy tính tích cực trong quá trình phát sinh chi phí.
Ví dụ: Một sản phẩm C1 đã sản xuất và hoàn thành trong tháng 3 có giá thành định mức kinh tế kỹ thuật và giá thành thực tế như sau:
Bảng số 3:
Sản phẩm C1 TKSD Chi phí sản xuất theo
khoản mục giá thành Z ĐM Z TT Chênh lệch
621 CF NVL trực tiếp 843.500.412 843.067.149 -433.263 622 CF NC trực tiếp 74.154.000 74.523.520 +2.369.520 627 CF SX chung 190.512.000 186.904.988 -3.607.012 -3.670.755 Từ bảng trên cho ta thấy giá thành thực tế của sản phẩm C1 đã giảm so