Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần nồi hơi Hà Thủy

Một phần của tài liệu Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần nồi hơi Hà Thủy (Trang 26 - 31)

I. Đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần nồi hơi Hà Thủy

3. Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần nồi hơi Hà Thủy

+ Giai đoạn thiết kế sản phẩm bằng các đơn vị kỹ thuật. - Thiết kế sản phẩm tổng thể

- Vẽ tách các chỉ tiết sản phẩm - Lập quy trình chế tạo từng chi tiết. + Giai đoạn chế tạo sản phẩm.

- Triển khai các bản vẽ đưa xuống đẻ thực hiện chế tạo từng chi tiết. - Lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.

+ Giai đoạn nhập kho thành phẩm - Thử nghiệm kỹ thuật

- Hoàn thiện sản phẩm - Nghiệm thu sản phẩm

3. Tình hình tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Nồi hơiHà Thủy. Hà Thủy.

3.1. Bộ máy kế toán của Công ty: được gọi là phòng tài chính kế toán, biên chế gồm 5 người.

1 kế toán trưởng kiêm trưởng phòng 3 nhân viên kế toán

1 thủ quỹ

3.1.1. Nhiệm vụ:

- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trước công ty về công tác tài chính kế toán, nắm bắt và quản lý toàn bộ khâu kế toán tài vụtrong công ty từ khâu đầu đến khâu cuối trực tiếp kiểm tra các công việc kế toán của từng phần hành hàng tháng, quy, năm lập các báo cáo tài chính, theo dõi hạch toán tài sản cố định tổng hợp.

- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán trong nội bộ Công ty và các cơ quan liên quan, căn cứ các chứng từ gốc để lập phiếu thu phiếu chi, séc, bảng kê, sổ chi tiết…. trực tiếp

theo dõi các khoản trích theo lương, các khoản nộp ngân sách cuối tháng tập hợp số liệu để lập các NKCT, bảng kê…. nộp về kế toán trưởng.

- Kế toán vật liệu: căn cứ chứng từ gốc để vào sổ nhập, xuất vật liệu, theo dõi công nợ với đơn vị bán hàng và tiếp liệu công ty. Cuối tháng lập bảng phân bổ, bảng kê vật liệu, NKCT nộp về kế toán trưởng.

- Kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ căn cứ vào các bảng kê, bảng phân bổ các NKCT liên quan để tập hợp chi phí sản xuất, cuối tháng căn cứ phiếu nhập kho thành phẩm đẻe chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Căn cứ báo giá bán hàng để viết hoá đơn tiêu thụ sản phẩm, theo dõi các thu nhập về hoạt động kinh tế để tính toán và xác định kết quả kinh doanh trong từng tháng, quý, năm.

Theo dõi công nợ phải thu của người mua để hạn chế việc mua chịu ảnh hưởng đến vốn sản xuất.

3.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty:

Sơ đồ 5: Kế toán trưởng - KT tiền mặt - KT tiền gửi - KT thanh toán - KT vay - KT tạm ứng - KT phiếu thu, phải trả khác. - Lương, - KT nhập xuất vật liệu - KT phải trả người bán - KT CPSX - KT giá th nhà - KT th nh à phẩm - KT tiêu thụ - KT XĐKQ - KT phải thu người mua - Thủ quỹ

3.2. Hình thức kế toán tại Công ty Cổ phần Nồi hơi Hà Thủy

Công ty Cổ phần Nồi hơi Hà Thủy áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ.

+ Hình thức nhật ký chứng từ có đặc điểm cơ bản là tập trung và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản, kết hợp với việc ghi theo thứ tự thời gian với việc ghi theo hệ thống giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính.

+ Hệ thống sổ sách của hình thức này gồm: - 10 nhật ký chứng từ: từ số 1 -> số 10 - 11 Bảng kê: từ số 1 -> số 11

- 3 bảng phân bổ: từ số 1 -> số 3 - Các sổ kế toán chi tiết

- Sổ cái tổng hợp.

Sơ đồ 6:

Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức này.

- Kế toán TSCĐ

- Kế toán XDCB - Kế toán tổng hợp

Chứng từ gốc

Sổ quỹ – báo cáo quỹ Bảng phân bổ Sổ chi tiết

NKCT Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo t i chínhà (1) (1) (1) (3) (1) (1) (3) (6) (7) (7) (5) (7) (7) (6) (4)

- Ghi hàng ngày - Ghi cuối tháng - Đối chiếu

+ Trình tự ghi sổ:

(1) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lý hợp lệ để ghi vào nhật ký chứng từ nhưng chứng từ không ghi thẳng vào NKCT được thì hàng ngày ghi vào bảng kê liên quan. Những chứng từ kế toán phản ánh không ghi thẳng vào bảng kê, NKCT hàng ngày được thì tập hợp hệ thống hoá trên các bảng phân bổ phù hợp. Riêng những chứng từ tiền mặt thì hàng ngày thủ quỹ ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ, cuối ngày từ sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ kế toán ghi vào bảng kê và các NKCT liên quan.

(2) Những chứng từ liên quan đến đối tượng cần hạh toán chi tiết chưa được kết hợp ghi vào bảng kê, NKCT thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết.

(3) Cuối tháng lấy số liệu trên các bảng kê phân bổ để ghi vào các NKCT liên quan hoặc từ NKCT để ghi bảng kê đối chiếu số liệu giữa bảng kê và NKCT liên quan.

(4) Lấy số liệu trên các sổ chi tiết cuối tháng lập các bảng chi tiết số phát sinh.

(5) Cuối tháng lấy só liệu trên các NKCT để ghi sổ cái.

(6) Đối chiếu số liệu (giữa các bảng kê với nhau với các NKCT, đối chiếu các NKCT với nhau, đối chiếu giữa sổ cái với bảng chi tiết số phát sinh)

(7) Sau khi đối chiếu số liệu căn cứ vào các bảng kê, NKCT sổ cái và các bảng chi tiết số phát sinh để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác.

3.3. Hình thức tổ chức kế toán:

Căn cứ vào hình thức tổ chức chuẩn tắc kế toán của doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh tình hình phân cấp quản lý, khối lượng, tính chất mức dộ phức tạo của các nghiệp vụkt tài chính.

Công ty Cổ phần Nồi hơi Hà Thủy thực hiện hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.

Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kếd toán của doanh nghiệp ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc khôngcó bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thựchiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ và lập kế hoạch định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán tập trung của Công ty.

Hình thức tổ chức kế toán tập trung tạo điều kiện để kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảmbảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuận tiện cho việc phân công, và chuyên môn hoá công việc đối với nhân viên kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện kỹ thuật thanh toán.

3.4. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho.

Công ty Cổ phần Nồi hơi Hà Thủy áp dụng phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là tài sản lưu động tồn tại dưới hình thái vật chất, hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá.

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán.

Mọi tình hình biến động tăng, giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật tư hàng hoá đều được phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho.

Các tài khoản áp dụng: TK 152, 153, 154, 155, 156 để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm vật tư hàng hoá một cách thường xuyên liên tục, cuối kỳ kế toán đối chiếu số liệu kiểm tra thực tế vật tư hàng hoá tồn kho với số liệu vật tư hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán về nguyên tắc thì phải phù hợp với số liệu trên sổ kế toán.

Các tài khoản trên có số dư bên Nợ.

3.5. Niên độ kế toán

Công ty Cổ phần Nồi hơi Hà Thủy có niên độ kế toán theo năm dương lịch tức là bắt đầu từ 1 -1 –N đến 31 -12 –N.

3.6. Kỳ kế toán

Công ty Cổ phần Nồi hơi Hà Thủy áp dụng kỳ kế toán theo tháng.

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỒI HƠI HÀ THỦY

Một phần của tài liệu Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần nồi hơi Hà Thủy (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w