phí vận tải, giao nhận, bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam
Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt trên thị tr−ờng, nhất là cạnh tranh về giá xuất khẩu của hàng hoá. Để thực hiện mục tiêu giảm giá xuất khẩu hàng hoá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu, bên cạnh việc giảm chi phí sản xuất (hoặc chi phí mua hàng), việc giảm thiểu các chi phí liên quan đến hoạt động vận tải, giao nhận, bảo hiểm hàng hoá cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, việc giảm thiểu chi phí liên quan đến hoạt động vận tải, giao nhận, bảo hiểm hàng hoá không phải là dễ dàng vì nó đang đ−ợc diến ra trong bối cảnh khá phức tạp.
1- Bối cảnh quốc tế
- Tự do hoá trong việc cung cấp các dịch vụ vận tải, giao nhận, bảo hiểm hàng hoá đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu
Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá và tự do hoá nền kinh tế thế giới đã trở thành xu thế tất yếu. Bất kỳ một quốc gia hay lĩnh vực kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển thì phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế chung đó. Vì vậy, tự do hóa cung cấp dịch vụ cũng có nghĩa là các doanh nghiệp đ−ợc tự định đoạt giá dịch vụ của mình trên cơ sở sự chấp nhận của khách hàng. Bối cảnh nêu trên đang đặt ra nhiều thách thức đối với việc giảm thiểu chi phí các dịch vụ vận tải, giao nhận, bảo hiểm hàng hoá Việt Nam.
- Các công ty, tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics có quy mô lớn đ−ợc hình thành, có khả năng cung cấp đồng bộ các loại dịch vụ với chi phí thấp và phạm vi hoạt động trên phạm vi toàn cầu
Nh− ta đã biết, xu h−ớng hình thành và phát triển các công ty, tập đoàn đa quốc gia trên mọi lĩnh vực đang là xu h−ớng nổi trội trên phạm vi toàn cầu. Các công ty, tập đoàn kinh tế…kinh doanh dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều và từ chỗ chỉ chuyên kinh doanh một loại dịch vụ (dịch vụ vận tải vận hay dịch vụ giao nhận, kho bãi…) nay đã phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh tất cả các dịch vụ phục vụ quá trình l−u chuyển của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Các công ty, tập đoàn này có quy mô lớn, có khả năng tài chính mạnh, đặt trụ sở ở các n−ớc khác nhau, có khả năng hoạt động trên thị tr−ờng toàn cầu để cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận, bảo hiểm một cách tốt nhất, nhanh nhất và với chi phí thấp nhất. Điều này đã tạo ra sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, giao nhận, bảo hiểm hàng hoá trong n−ớc trong việc giảm thiểu chi phí .
- Khả năng cung cấp đồng bộ hệ thống các dịch vụ với chi phí thấp của các doanh nghiệp vận tải đa ph−ơng thức (MTO) quốc tế đang đòi hỏi các doanh nghiệp vận tải, giao nhận, bảo hiểm Việt Nam phải có những b−ớc “chuyển mình” để có thể bắt kịp với xu h−ớng chuyên nghiệp hóa và cắt giảm chi phí đối với các dịch vụ phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
2- Bối cảnh trong n−ớc
- Chính phủ đã và đang chủ tr−ơng giảm sự can thiệp của Nhà n−ớc vào hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, giao nhận, bảo hiểm hàng hoá nói chung. Nh− vậy, doanh nghiệp đ−ợc quyền tự chủ trong việc giảm thiểu chi phí liên quan đến các loại dịch vụ mà họ có khả năng cung cấp.
- Các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc giảm thiểu chi phí dịch vụ hỗ trợ hàng hoá xuất trong điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đ−ờng sá, công nghệ thông tin...) để thực hiện các dịch vụ còn nhiều bất cập.
- Các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, vận tải, giao nhận, bảo hiểm ở Việt Nam có số l−ợng lớn nh−ng không mạnh, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng tài chính và năng lực liên kết kém. Đây là những vấn đề đang làm trở ngại cho việc giảm thiểu chi phí dịch vụ để giảm giá xuất khẩu đối với hàng hoá của Việt Nam.