II. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần nồi Việt Nam trong thời gian
3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân sự
Nhân sự là nguồn gốc của mọi thịnh suy của một công ty. Vì vậy, một nguồn nhân sự tốt sẽ giúp công ty đứng vững và phát triển trên thị trường. Ngược lại nó sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại của công ty thậm trí còn có thể bị diệt vong. Vì vậy công ty phải thường xuyên chăm lo đến công tác đào tạo và phát triển nhân sự, có chính sách tích cực hơn để tạo ra nguồn nhân sự có chất lượng cao hơn trong thời gian tới.
Việc đào tạo nhân sự nói chung cần phải giữ vững định hướng, bám sát mục tiêu, đa dạng hoá loại hình đào tạo, lựa chọn các cơ sở đào tạo phù hợp và phân bổ chi phí dành cho đào tạo một cách hợp lý nhất.
Để thích ứng với nhu cầu kinh doanh của cơ chế thị trường thì nhu cầu đào tạo và đào tạo lại đối với mỗi cá nhân là hết sức cần thiết và không có điển dừng. Công ty phải luôn duy trì hoạt động đào tạo cho tất cả mọi người. Do đặc thù của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với chức năng sản xuất là chủ yếu nên lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số lao động. Vì vậy, công ty nên chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân hơn nữa.
Công ty nên trích ra một phần ngân sách dành cho công tác đào tạo. Công ty đa dạng hoá hình thức đào tạo nâng cao kỹ thuật cho công nhân bằng việc áp dụng một số phương pháp đào tạo khác như :
- Gửi công nhân đi học nghề ở các trường dạy nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện các kiến thức về lý thuyết và được tiếp nhận với các chương trình giảng dạy mới tiên tiến hơn, vì khoa học kỹ thuật luôn luôn thay đổi. Những người được chọn đi học phải là những cá nhân có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, có lòng yêu nghề, có trình độ chuyên môn từ khá trở lên. Sau k hi được cử đi học họ phải có trách nhiệm là quay về làm việc cho công ty, lấy những kiến thức mà mình vừa học được truyền lại cho anh em cùng làm việc trong một phân xưởng. Phải là một trong những mắt xích quan trọng góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động cho công ty.
- Đào tạo theo phương pháp giảng bài : đó là việc thuê các giảng viên từ các trường dạy nghề về công ty. Sau đó tổ chức các lớp học trực tiếp tại công ty. Giảng viên sẽ hướng dẫn công nhân cả về mặt lý thuyết và thực hành kết hợp với nhau. Phương pháp này sẽ giúp cho các lao động trong công ty củng cố thêm về mặt lý thuyết và thực tiễn cho bản thân. Dùng hình thức này thì chi phí thấp hơn hình thức gửi công nhân đi học.
- Ngoài ra công ty nên tiếp tục hình thức đào tạo chuyên sâu theo cách truyền thống của mình là đào tạo tại nơi làm việc đó là các tay nghề có tay nghề vững. Bậc thợ cao sẽ kèm cặp, chỉ bảo hướng dẫn các lao động mới hoặc các lao động có trình độ thấp hơn. Hình thức đào tạo này sẽ kích thích công nhân đua nhau học hỏi hơn nữa vì tâm lý chung của con người là ai cũng muốn nổi bật, muốn được người khác nể trọng.
- Công tác tổ chức thi lên tay nghề phải được thực hiện tốt hơn trước bằng cách : tổ chức thi tay nghề nghiêm túc hơn, kiểm tra sát sao quá trình thi cử, từ khâu ra đề thi tới khi chấm bài thi, tránh tình trạng lộ bài thi. Điều này sẽ làm mất đi tính khách quan trong thi cử, khôn phản ánh đúng trình độ thật sự của người công nhân.
- Ngoài ra công ty nên chủ động hơn đến vấn đề đào tạo nhân sự tại các phòng ban chức năng. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả quản lý nhân sự nói riêng. Mặc dù là đơn vị sản xuất nhưng không có nghĩa là nhiệm vụ của công ty chỉ là sản xuất xong cứ để đấy mà sản xuất xong công ty phải tìm được thị trường đầu ra để tiêu thụ sản phẩm, đây là nhiệm vụ của các phòng ban chức năng mà cụ thể là của phòng kinh doanh. Vì vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ của các nhân viên phòng ban chức năng nói chung và các nhân viên ở phòng kinh doanh nói riêng cũng không kém phần quan trọng.
- Như đã nói ở trên đây là phòng ban chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vậy để nâng cao trình độ nhân sự của phòng kinh doanh, công ty nên một số trường hợp đi học tập các lớp bồi dưỡng các kiến thức về thị trường và kiến thức và marketing.
- Là một công ty nhà nước do cơ chế thị trường mới chuyển đổi thành công ty Cổ phần Nồi hơi VN (7-2002) chưa có nhiều kinh phí, điều kiện để đầu tư quá nhiều vào công tác quản lý nhân sự, nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ quản lý trong công ty. Các phương pháp này rất đơn giản và lại không tốn kém về chi phí, nhưng hiệu quả thu được là khá khả quan :
+ Tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt khác cùng ngành về các phương pháp quản lý. Sau đó sẽ rút ra các ưu điểm để tận dụng vào công ty của mình một cách hợp lý nhất, giúp cho việc cải thiện công tác quản lý nhân sự trong công ty.
+ Tổ chức các buổi hội thảo về các biện pháp quản lý, nâng cao hiệu suất công việc trong nội bộ doanh nghiệp.
+ Đối với mỗi nhân sự khi mới được đề bạt hoặc được tuyển dụng thì sau khi sắp xếp cần có một giai đoạn tuyển dụng thì sau khi sắp xếp cần có một giai đoạn đào tạo bổ sung. Đào tạo thích nghi bằng các phương pháp kèm cặp, bồi dưỡng tại chỗ.
Thêm vào đó công ty nên đào tạo nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong công ty về : ý thức tự quản, bảo vệ sự thất thoát của tài sản, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh công nghiệp, nâng cao tác phong công nghiệp cho mọi thành viên.