V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
1. Phân tích chung
Hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu qủa cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung :
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh = ( 1)
Yếu tố đầu vào
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần trước thuế, lợi nhuận thuần sau thuế, lợi nhuận gộp...; còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay...
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng.
Hiệu quả kinh doanh lại có thể được tính bằng cách so sánh nghịch đảo :
Yếu tố đầu vào
Hiệu quả kinh doanh = (2)
Công thức (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có 1 đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí ở đầu vào.
Ngoài ra hiệu quả kinh doanh còn được tính bằng cách lấy tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng so với tổng thể đầu vào phản ánh số lượng hoặc ngược lại. Doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng so với tổng thể đầu ra phản ánh số lượng tăng lên hay tổng thể đầu ra phản ánh số lượng với tổng thể đầu ra phản ánh chất lượng giảm xuống và ngược lại.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao phí của vốn lưu động
Giá trị tổng sản lượng Sức sản xuất của =
Tài sản lưu động Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị giá trị tổng sản lượng. Sức sản xuất của tài sản lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng giảm. Tài sản lưu động bình quân trong kỳ được tính :
Giá trị TSLĐ hiện có đầu kỳ và cuối kỳ Giá trị TSLĐ bình quân =
Giá trị tài sản lưu động hiện có đầu kỳ và hiện có cuối kỳ được căn cứ vào các chỉ tiêu “ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn “ trên “ Bảng cân đối kế toán”, cột số đầu năm và cột số cuối kỳ.
Lợi nhuận thuần trước thuế Sức sinh lợi của TSLĐ =
Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản lưu động cho biết 1 đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế. Sức sinh lợi của tài sản lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại.
TSLĐ bình quân Suất hao phí của TSLĐ =
Lợi nhuận thuần trước thuế hay sau thuế
Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có 1 đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế hay lợi nhuận thuần sau thuế hay giá trị tổng sản lượng, Doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị TSLĐ bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng thấp và ngược lại.
* Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động :
Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng và ngược lại, nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ giảm.
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn khác nhau của quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho Doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của vốn lưu động được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển ( số vòng luân chuyển, thời gian của một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm của vốn ) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để đưa ra nhận xét về tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Cần chú ý rằng kỳ gốc được sử dụng để so sánh ở đây có thể bao gồm cả kế hoạch kỳ này và thực tế kỳ trước.