IV Kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán tài chính của ngân
2. Thực hiện kiểm toán quy trình cho vay Ngân hàng GX
2.3- Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Nhóm kiểm toán viên của KPMG cũng thực hiện các thử nghiệm cơ bản kiểm tra chi tiết danh mục cho vay của Ngân hàng GX tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004 tại các chi nhánh của Ngân hàng.
Các khoản cho vay mua nhà và xe ô tô đợc đảm bảo bằng chính phơng tiện hay nhà đợc mua, vì vậy không cần thực hiện rà soát tín dụng cho các khoản này. Ngoài ra có 17 khoản cho vay cha thanh toán vào 31/12/2004. Trong số đó, kiểm toán viên chọn các khách hàng vay theo các tiêu chí sau để kiểm tra:
1. Số d lớn trên bảng cân đối kế toán (trên 1,2 triệu đôla Mỹ) vào ngày 31/12/2004;
2. Khoản cho vay có/ có thể có vấn đề (theo rà soát tín dụng năm trớc); 3. Hạn mức tín dụng mới đợc cấp trong năm với số d lớn.
Theo các tiêu chí trên, các khách hàng vay đợc chọn để xem xét là:
Tên khách hàng Nơi lu
hồ sơ Số d cao > 1.2 triệu đôla Mỹ Có vấn đề Khoản cho vay mới Chọn để kiểm tra
Big Pelum Hà Nội
Công ty hoá chất AG Hà Nội Công ty Dầu ăn OAK Hà Nội Nớc hoa Orient Hà Nội
MK KEW Hà Nội
Chọn mẫu và thực hiện rà soát chi tiết các hồ sơ tín dụng của một số khách hàng. Sau đây là giấy tờ làm việc ghi chép công việc rà soát hồ sơ tín dụng của một khách hàng đợc chọn:
KPMG
Khách hàng: Ngân hàng GX Tham chiếu: F502
31/12/2004 Thực hiện: CTVN
Rà soát tín dụng cho Công ty MK KEW Ngày: 15/02/2005
Đơn vị: triệu đồng
Loại hình vay thanh toánGiấy nhắc hợp đồngNgày
Ngày đáo
hạn Số tiền rút Thanh toán Số d thế chấpTài sản
Hợp đồng số 00107 ngày 14/07/ 2003, hạn mức tín dụng 400 triệu đồng Vốn hoạt động 107.25 08/04/04 08/10/04 50 50 - 1.08 Vốn hoạt động 107.26 20/05/04 20/11/04 95 50 45 1.52 Vốn hoạt động 107.27 29/07/04 29/02/05 80 - 80 1.65 Tổng 220 100 125 4.25 Hợp đồng số 001407 ngày 18/04/ 2003, hạn mức tín dụng 900 triệu đồng Vốn hoạt động 1407.7 11/10/04 11/04/05 70 - 70 120 Vốn hoạt động 1407.8 22/10/04 22/04/05 90 - 90 150 Vốn hoạt động 1407.1 06/07/04 06/01/05 400 - 400 684 Vốn hoạt động 1407.1 16/11/04 16/05/05 105 - 105 200 Vốn hoạt động 1407.2 09/07/04 09/01/05 90 - 90 174 Tổng 705 - 705 1328 Tổng cộng 930 - 830 1.753
Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất nêu trên.
Nhận xét: Mặc dù khách hàng này có hai khoản vay phải xin gia hạn thêm, nhng do giá trị tài sản đảm bảo đủ bù đắp, và lãi suất hàng tháng vẫn đợc thanh toán đầy đủ chứng tỏ độ an toàn về khả năng thu hồi vốn nên Ngân hàng không cho đây là khoản cho vay có rủi ro cao.
Kiểm toán viên dựa vào số liệu cung cấp bởi khách hàng lập bảng tổng kết số d nợ cho vay và dự phòng tại ngày 31 tháng 12 năm 2004 (liên quan đến Bảng cân đối kế toán), thu nhập từ lãi cho vay (liên quan đến Báo cáo kết quả kinh
doanh), và các tài khoản ngoại bảng (các tài sản đảm bảo...); đối chiếu số tổng với bảng cân đối phát sinh.
Gửi th xác nhận đối chiếu số d tới 5 khách hàng có d nợ lớn nhất. Các th trả lời đều xác nhận số d đúng với ghi chép của Ngân hàng.
Đối chiếu với các chứng từ liên quan đến các khoản cho vay có vấn đề. Kiểm toán viên nhận thấy hồ sơ về tài sản đảm bảo của các khách hàng vay này đều đạt yêu cầu, trong trờng hợp khách hàng không thanh toán đợc nợ gốc có thể sử dụng các tài sản đảm bảo này làm nguồn thanh toán thay thế.
3. Kết thúc kiểm toán
Sau khi thực hiện kiểm toán với Ngân hàng GX, kiểm toán viên nhận thấy còn những yếu điểm nên đã đa vào Th quản lý nhằm cải thiện hoạt động đối với quy trình cho vay của Ngân hàng trong tơng lai:
1. Hệ thống xếp hạng tín dụng:
Cho đến thời điểm cuối năm 2004, Ngân hàng GX vẫn cha áp dụng hệ thống đánh giá và xếp loại các khoản vay trên phơng diện khả năng thu hồi vốn.
Việc quản lý chất lợng tín dụng của Ngân hàng sẽ hiệu quả hơn nếu tất cả các khoản vay đợc xếp hạng một cách có hệ thống. Ngân hàng nên tham khảo các thức đánh giá phân loại lập dự phòng của Ngân hàng Thế giới, kết hợp các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nớc để hình thành hệ thống xếp hạng riêng phù hợp cho mình.
2. Đối chiếu sao kê tín dụng với sổ cái kế toán:
Ngân hàng thực hiện đối chiếu hàng tháng giữa số d nợ vay trên Sao kê tín dụng và Sổ cái. Tuy nhiên, việc đối chiếu còn sơ sài nên nhiều chênh lệch đã bị bỏ sót. Ngân hàng cha tiến hành điều tra, xử lý nên những chênh lệch này vẫn còn tồn tại đến tận thời điểm kiểm toán. Điều này có thể khiến cho các sai sót không đợc phát hiện kịp thời.
Ngân hàng nên ban hành quy chế để những chênh lệch đợc phát hiện ra trong quá trình đối chiếu đợc giải quyết kịp thời và triệt để.
3. Phân loại sao kê tín dụng theo ngành nghề kinh doanh:
Sao kê tín dụng của Ngân hàng có phân loại theo khách hàng, thời hạn, loại hình đảm bảo… mà không phân loại theo ngành nghề. Thực tế là khả năng trả nợ của khách hàng tùy thuộc một phần vào loại hình kinh doanh. Việc phân tích tín dụng dựa theo loại hình kinh doanh sẽ giúp Ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng dễ dàng hơn và đa ra quyết định liên quan đến các khoản vay một cách chính xác hơn.
Ngân hàng nên có quy trình lập báo cáo phân tích tín dụng theo loại hình/ lĩnh vực kinh doanh.
4. Báo cáo tín dụng tổng hợp theo dõi khách hàng có nhiều hạn mức vay hoặc có khoản vay tại nhiều chi nhánh:
Ngân hàng không lập báo cáo cho các khoản vay của những khách hàng có nhiều hạn mức hay đồng thời vay ở hai chi nhánh trở lên. Việc quản lý rủi ro tín dụng sẽ khó khăn hơn khi Ngân hàng không nắm đủ các thông tin cần thiết để theo dõi tổng d nợ vay của từng khách hàng.
Ngân hàng nên theo dõi và lập báo cáo định kỳ về tình hình d nợ của những khách hàng có nhiều hạn mức hoặc vay tại hai hay nhiều chi nhánh. Các báo cáo này cần đợc gửi đến tất cả các chi nhánh trong toàn quốc để tham khảo. Bất cứ khoản vay mới nào đối với những khách hàng kể trên nên đợc thông báo với Hội Sở để đảm bảo tổng giá trị khoản vay không vợt quá hạn mức cho phép.
Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành tại Việt Nam về cho vay mà Ngân hàng phải tuân thủ, Ngân hàng GX không có các sai phạm trọng yếu trong việc trình bày các khoản cho vay, lãi thu từ cho vay và các khoản dự phòng cho khoản nợ khó đòi. Vì vậy, ngoài những lu ý nêu trên, kiểm toán viên của KPMG vẫn đa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.