Đổi mới chính sách, cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015 (Trang 62 - 63)

10 Số trường lớp ngoài công

3.2.2.2 Đổi mới chính sách, cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở dạy nghề

quyền tự chủ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở dạy nghề

- Chuyển đổi cơ chế hoạt động đối với các cơ sở dạy nghề, cần giao đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính để các cơ sở thực hiện.

- Từng bước xoá bỏ việc giao chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo, gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, đảm bảo công bằng xã hội trong tuyển sinh, không phân biệt hình thức và văn bằng đào tạo.

Nhà nước tăng cường quản lý bằng việc kiểm định các cơ sở đào tạo, thông báo về các khoản đóng góp (học phí và các chi phí học tập) công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho người học lựa chọn. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo theo số lượng học sinh tốt nghiệp hoặc hỗ trợ cho vay đối với học sinh học nghề hoặc Nhà nước đặt hàng đối

với cơ sở dạy nghề để đào tạo những đối tượng chính sách như: Dạy nghề cho đối tượng là con Liệt sỹ, con thương binh, người nghèo, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác, bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao, lao động nông thôn v.v.

- Xây dựng quỹ hỗ trợ dạy nghề với nguồn lực chính là Nhà nước, có sự đóng góp của các doanh nghiệp và toàn xã hội tạo điều kiện cho học sinh được vay với lãi suất ưu đãi để học nghề. Hoàn thiện cơ chế tài chính tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở dạy nghề thuộc các tập đoàn, các tổng công ty và công ty cổ phần hoá hoạt động có hiệu quả tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Xây dựng cơ chế bình đẳng trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, thu hút người học, có tích luỹ để tái đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, đủ sức để cạnh tranh với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, bình đẳng về chỉ tiêu đào tạo, về văn bằng tốt nghiệp, về học liên thông lên cấp cao hơn, về cấp hoặc thuê đất đai, nhà xưởng.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w