Dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Trang 32 - 47)

Năm 2004 % Tổng dư nợ Năm 2005 % Tổng dư nợ ∆(2005,2004)/2004 Tổng dư nợ 1.596.105 2.362.641 48,03% Ngắn hạn 1.120.971 70,03% 1.567.398 66,30% 39,83% Trung, dài hạn 475.134 29,70% 795.243 33,70% 67,37%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội)

Trong năm 2005, Habubank đã nhiều lần thay đổi lãi suất để phù hợp với tình hình lãi suất trên thị trường, ngoài ra còn nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, thực hiện nhiều chương chình khuyến mãi nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ đó, tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh qua hai năm 2004 và 2005.

Cụ thể: Năm 2005 tổng dư nợ tín dụng đạt 2.362.641 triệu đồng, tăng 766.536 triệu đồng (48,03%) so với năm 2004, trong đó:

- Tín dụng ngắn hạn năm 2005: Đạt 1.567.398 triệu đồng chiếm 66,30% tổng dư nợ, tăng 446.427 triệu đồng (39,83%) so với năm 2004

- Tín dụng trung và dài hạn năm 2005: Đạt 795.243 triệu đồng chiếm 33,70% tổng dư nợ, tăng 320.109 triệu đồng (67,37%) so với năm 2004.

Sự tăng nhanh của dư nợ tín dụng nói chung, tín dụng trung và dài hạn nói riêng giai đoạn 2004 - 2005 cho thấy hoạt động tín dụng Ngân hàng đã phát triển mạnh, quy mô được mở rộng, tăng thị phần trên thị trường, chứng tỏ chất lượng tín dụng Ngân hàng đã tăng.

2.2.2. Lãi cho vay thu từ hoạt động tín dụng (Đơn vị: Triệu VNĐ) Năm 2004 Năm 2005 ∆(2005,2004)/2004 TN thuần từ hoạt động kinh doanh (1) 55.232 112.670 103,99%

Lãi thu được từ hoạt động tín dụng (2)

37.076 77.825 109,91%

(2)/(1) 67,13% 69,07%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội) Các số liệu ở bảng trên cho thấy:

- Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh tăng nhanh qua hai năm 2004 và 2005. Cụ thể: Năm 2005 Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 112.670 triệu đồng, tăng 574.308 triệu đồng (103,99%) so với năm 2004 - Lãi thu được từ hoạt động tín dụng năm 2005 đạt 77.825 triệu đồng chiếm 69,07% tổng nguồn, tăng 40.749 triệu đồng (109,91%) so với năm 2004.

Những kết quả có được ở trên bắt nguồn chính từ sự tăng trưởng mạnh của hoạt động tín dụng qua hai năm 2004 và 2005.

Đặc biệt là trong năm 2005, hoạt động tín dụng tăng nhanh cả trong cho vay ngắn hạn lẫn cho vay trung và dài hạn, cả với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và các cá nhân (số liệu ở bảng II). Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã tăng.

2.2.3. Tỷ lệ nợ gia hạn trên tổng dư nợ

(Đơn vị: Triệu VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

Tổng dư nợ tín dụng 1.596.105 2.362.641

Nợ gia hạn

Trong đó: - Dưới 180 ngày

- Từ 181 ngày đến 360 ngày - Trên 360 ngày 13.288 10.346 2.530 412 22.621 16.850 4.566 1.205

Tỷ lệ nợ gia hạn trên tổng dư nợ tín dụng theo thời gian

0,83% 0,96%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội) Các số liệu ở bảng trên cho thấy:

Cùng với sự tăng nhanh của tổng dư nợ tín dụng, thì tỷ lệ nợ gia hạn qua hai năm 2004 và 2005 cũng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2005 nợ gia hạn là 22.621 triệu đồng chiếm 0,96% tổng dư nợ tín dụng, tăng 9.333 triệu đồng so với năm 2004, trong đó:

- Nợ gia hạn dưới 180 ngày là 16.850 triệu đồng, chiếm 74,49% tổng nợ gia hạn, tăng 6.504 triệu đồng so với năm 2004.

- Nợ gia hạn từ 181 ngày đến 360 ngày là 4.566 triệu đồng, chiếm 20,18% tổng nợ gia hạn, tăng 2.036 triệu đồng so với năm 2004

- Nợ gia hạn trên 360 ngày là 1.205 triệu đồng, chiếm 5,33% tổng nợ gia hạn, tăng 793 triệu đồng.

Nhìn một cách tổng thể, chất lượng tín dụng Ngân hàng xét theo số dư nợ gian hạn, tỷ lệ nợ gia hạn trên tổng dư nợ theo thời gian trong giai đoạn 2004 - 2005 không thật sự khả quan. Tỷ lệ nợ gia hạn không những không được cải thiện mà còn tăng lên. Nguyên nhân một phần là do dư nợ tín dụng tăng nhanh qua hai năm 2004, 2005. Ngoài ra sự yếu kém trong khâu thu hồi, xử lý nợ của các cán bộ tín dụng, tình hình kinh tế biến động mạnh năm 2005 cũng ảnh hưởng phần nào đến khả năng trả nợ của khách hàng.

2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng

(Đơn vị: Triệu VNĐ)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

Tổng dư nợ tín dụng 1.596.105 2.362.641

Nợ quá hạn

Trong đó: - Dưới 180 ngày

- Từ 181 ngày đến 360 ngày - Trên 360 ngày 6.377 5.116 1.182 79 12.485 10.263 1.287 935

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ theo thời gian

0,4% 0,53%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội)

Năm 2005 nợ quá hạn là: 12.485 triệu đồng, chiếm 0,53% tổng dư nợ tín dụng, tăng 6.148 triệu đồng so với năm 2004, trong đó:

- Nợ quá hạn dưới 180 ngày là 10.263 triệu đồng, chiếm 82,20% tổng nợ quá hạn, tăng 5.147 triệu đồng so với năm 2004

- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày là 1.287 triệu đồng, chiếm 10,31% tổng nợ quá hạn, tăng 105 triệu đồng so với năm 2004

- Nợ quá hạn trên 360 ngày là 935 triệu đồng, chiếm 7,49% tổng nợ quá hạn, tăng 856 triệu đồng so với năm 2004.

Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn vẫn duy trì ở mức dưới 1% theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng, nhưng cũng giống như nợ gia hạn, nợ quá hạn không những không giảm mà còn tăng lên theo thời gian, điều này chứng tỏ: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng được mở rộng, tăng về quy mô, tăng thị phần trên thị trường, số lượng khách hàng ngày càng nhiều, bên cạnh đó, nó cũng nói lên một điều là công tác thu hồi nợ của Ngân hàng chưa thực sự tốt, cần có sự điều chỉnh.

2.2.5. Một số đánh giá về tình hình chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nôi

Năm 2005 hoạt động tín dụng của Habubank đã có những bước tiến đáng kể cả về chất lượng hoạt động cũng như chất lượng phục vụ khách hàng, thể hiện ở việc tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh qua hai năm 2004 và

bộ nhân viên trong Ngân hàng, cũng như của ban lãnh đạo Ngân hàng. Năm 2005 đánh dấu một bước quan trọng khi Habubank đã tăng vốn điều lệ lên 300 tỉ VNĐ, đến 02/2006 vốn điều lệ của Habubank là 500 tỉ VNĐ và dự kiến đến hết năm 2006 sẽ tăng số vốn điều lệ lên tối thiểu là 600 tỉ VNĐ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Habubank cũng gặp không ít khó khăn. Trong điều kiện hiện nay, các Ngân hàng thương mại khác cũng không ngừng phát triển, cả về chất lượng dịch vụ cũng như mạng lưới hoạt động của mình, không những trong địa bàn Hà Nội mà còn mở rộng ra các tỉnh khác. Vì vậy, để có thể cạnh tranh tốt với các Ngân hàng khác đòi hỏi ban lãnh đạo Habubank phải có các biện biện pháp, sách lược để đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội

3.1. Phương hướng hoạt động của Habubank

3.1.1. Mục tiêu chiến lược

Với phương châm hoạt động: Habubank cung cấp một cách toàn diện các gói sản phẩm và dịch vụ tài chính - ngân hàng có chất lượng cao, sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng với đặc trưng và tính chuyên nghiệp cao. Mục tiêu chiến lược mà ban lãnh đạo Habubank đặt ra là:

- Tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu

- Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank - Giữ vững tốc độ tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh

- Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo - Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.

Để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược trên, Habubank đã xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thành công, đó là:

- Quy mô trên thị trường

- Cơ sở máy móc, trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ thông tin - Trình độ của cán bộ, công nhân vien trong Ngân hàng

- Khách hàng mục tiêu

Việc xác định các yếu tố trên sẽ giúp Habubank mở rộng hoạt động của mình, tăng số lượng các chi nhánh trên thị trường đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng trong Ngân hàng, như vậy sẽ đáp ứng được một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

3.1.2. Phương hướng với hoạt động tín dụng

Để tạo môi trường giúp các doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới công nghệ, phát huy khả năng cạnh tranh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện một trong những mục tiêu mà Habubank đặt ra từ nay đến năm 2010 là: “Dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 30% - 40% tổng dư nợ”, Habubank sẽ chú trọng mở rộng tín dụng trên các địa bàn thế mạnh của mình: Hà Nội, Thành phố HCM, Quảng Ninh. Đặc biệt chú trọng vào khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh . . .

Định hướng hoạt động tín dụng của Habubank, thể hiện qua các nội dung sau:

- Trước hết Habubank sẽ lựa chọn các dự án cho vay phù hợp với khả năng, thế mạnh của mình đồng thời cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chú trọng vào một số ngành chủ yếu sau:

+ Ngành công nghiệp đóng tàu + Ngành dệt may, da giày, sắt thép + Sản xuất và lắp ráp ô tô

+ Thiết bị phục vụ công trình giao thông vận tải và cơ khí + Xây dựng và cho thuê kho bãi

- Khi xét duyệt các dự án đầu tư, Habubank lấy tiêu chí hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và tính khả thi của dự án làm tiêu chí đánh giá đầu tiên và coi đây là tiêu chí quan trọng nhất

- Tài sản đảm bảo cho khoản vay, có thể là:

+ Đất, công trình xây dựng (tài sản đã hình thành hoặc tài sản hình thành từ vốn vay)

+ Chứng từ có giá, máy móc trang thiết bị + Tài sản bảo lãnh của bên thứ ba . . .

3.1.3. Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2010

- Vốn điều lệ đạt từ 800 đến 1.000 tỷ đồng

- Tổng tài sản toàn hệ thống đạt từ 5.500 đến 6.000 tỷ đồng, riêng hội sở đạt từ 2.500 đến 2.800 tỷ đồng

- Tổng thu nhập toàn hệ thống đạt từ 200 đến 300 tỷ đồng, riêng hội sở đạt từ 100 đến 150 tỷ đồng

- Tỷ suất lợi nhuận/V.CSH đạt 15%

- Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu chiếm 25%.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngânhàng TMCP nhà Hà Nội hàng TMCP nhà Hà Nội

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

3.2.1.1. Chính sách tuyển dụng

Đội ngũ cán bộ tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng trong Ngân hàng, vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng, Ngân hàng cần xem xét kỹ, lựa chọn chính xác đúng người đúng việc. Có như thế mới giúp Ngân hàng hoạt động tốt được. Một cán bộ tín dụng có đủ năng lực và trình độ luôn biết mình phải làm gì, không phải làm gì trong từng tình huống cụ thể. Trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng nên đưa ra các tình huống thực tế để kiểm tra trình độ của các ứng viên, kiểm tra cả về nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại ngữ và tin học. Hiện nay, trong khâu tuyển dụng ở Ngân hàng mới chỉ kiểm tra về mặt nghiệp vụ và tiếng anh, vì thế Ngân hàng nên đưa các kiến thức về tin học vào trong bài thi.

Ngoài ra, trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng cũng nên kiểm tra cả những kiến thức về thực tế, về giao tiếp, khả năng thuyết phục khách hàng vì đây là những kỹ năng không thể thiếu ở một người cán bộ tín dụng.

3.2.1.2. Chính sách đào tạo

Bên cạnh việc chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, Ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng bằng cách định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ . . . Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, và của ngành Ngân hàng nói riêng thì yêu cầu cần thiết với các cán bộ tín dụng là ngoại ngữ và tin học, đây là hai yếu tố rất quan trọng, giúp họ tự tin hơn trong công việc, vì thế Ngân hàng cần tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ tín dụng nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho họ học tập và nghiên cứu.

Hoạt động tín dụng có liên quan hầu hết đến các ngành, các thành phần kinh tế. Do vậy cũng liên quan đến hầu hết các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế. Để tránh mâu thuẫn, chồng chéo đảm bảo vừa đúng pháp luật, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, các cán bộ tín dụng phải am hiểu pháp luật một cách sâu sắc. Để làm được điều này, Ngân hàng cần thường xuyên có những cuộc hội thảo về những lĩnh vực luật pháp có liên quan.

Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt độn tín dụng, ngoài những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, cần:

- Nắm chắc kiến thức pháp luật cả về kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.

cần làm gì và tránh gì

- Có kiến thức về ngoại ngữ và tin học.

Đối với cán bộ trực tiếp tham gia giao tiếp với khách hàng và tiến hành thẩm định dự án có trách nhiệm đề xuất lãnh đạo ra quyết định đồng thời giám sát dự án này. Quyết định đúng hay sai của ban lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ này. Do vậy, ngoài các yêu cầu chung, đòi hỏi họ phải là người trung thực, khách quan, kiên định rõ ràng, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những cái sai, có ý thức bảo vệ tài sản của Ngân hàng. Ngoài trình độ chuyên môn về nghiệp vụ, đối với các cán bộ này yêu cầu phải sâu sát thực tế, hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường, nắm vững pháp luật và các vấn đề có liên quan. Trong điều kiện hiện nay, tồn tại tiêu cực là tất yếu, khó tránh khỏi khách hàng dùng thủ đoạn tinh vi lừa đảo, lập hồ sơ giả, thế chấp giả . . . Để phát hiện các hành vi sai trái này cán bộ cần có năng lực nghề nghiệp trong kiểm tra, thẩm định dự án. Cần có thái độ đúng mực khi giao tiếp với khách hàng lầm đầu. Định kỳ, Ngân hàng nên kiểm tra các cán bộ tín dụng trên một số lĩnh vực: Nghiệp vụ, pháp luật, tiếng anh, tin học.

Ngân hàng cần nâng cao trách nhiệm cá nhân, đối với các dự án nhỏ, cán bộ có thể tự quyết định sau khi đã xem xét. Có như thế sẽ nâng cao hơn trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đối với Ngân hàng.

3.2.1.3. Chính sách tiền lương

Cuối cùng là vấn đề tiền lương, có nhiều cách để trả lương, nhưng Ngân hàng nên trả lương theo năng lực làm việc của từng người (ngoài phần lương cơ bản), có như thế sẽ nâng cao được hiệu suất làm việc của từng cán bộ trong Ngân hàng. Ngân hàng nên dùng lợi ích cá nhân để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, gắn lợi ích của họ với công việc. Nếu làm tốt sẽ được

thưởng, nếu làm sai, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà Ngân hàng có biện pháp xử lý.

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Các biện pháp bảo đảm mà Ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện chỉ là nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn trong trường hợp xấu nhất. Ngân hàng không bao giờ muốn thu hồi vốn thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo. Một khoản tín dụng có chất lượng cao, đòi hỏi phải được hoàn trả bằng thu nhập sinh ra từ việc sử dụng hiệu quả tài sản đó, chứ không phải là việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Muốn vậy, Ngân hàng phải có biện pháp để tìm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w