Nâng cao chất lượng các sản phẩm rau quả

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không (Trang 85 - 95)

- Công ty TNHH Thương mại Chế biến Thực phẩm Tân Tân

TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 3.1 Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng các sản phẩm rau quả

Chất lượng sản phẩm là yêu cầu tối quan trọng đối với các sản phẩm thực phẩm trong đó có rau quả. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi mà đời sống của người dân tại các quốc gia không ngừng được nâng cao, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao thì vấn đề chất lượng cho sản phẩm giữ vai trò quyết định tới sự thành bại trên thị trường. Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng và có khả năng gia tăng khối lượng trên thị trường xuất khẩu. Ngược lại, sản phẩm có chất lượng không tốt sẽ nhanh chóng mất đi thị trường xuất khẩu của mình và khó có thể khôi phục lại thị trường đó. Do đó, trong quá trình chế biến và xuất khẩu Công ty cần chú ý tới việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến về độ tươi ngon,

khả năng đồng đều của sản phẩm đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm bẩn và sâu hại. Trong quá trình chế biến và bảo quản cần kiên quyết không sử dụng các thành tố, hóa chất không cho phép nhằm giữ độ tươi ngon và bảo quản được lâu cho sản phẩm, không sử dụng các loại màu nhân tạo để giữ màu của sản phẩm chế biến. Cụ thể, đối với các sản phẩm của Công ty chủ yếu là đóng lọ, đóng lon cần đảm bảo các lọ phải được vô trùng trước khi đóng hộp, không sử dụng các chai lọ đã bị nứt, các vỏ lon bị gỉ có ảnh hưởng tới bảo quản sản phẩm và khả năng vận chuyển xa, không sử dụng chất kích thích để đảm bảo độ chua, giòn cho sản phẩm. Đặc biệt, đối với sản phẩm của Công ty là sản phẩm đóng hộp thì Công ty cần quan tâm tới vấn đề đảm bảo các tiêu chuẩn về phân biệt sản phẩm, độ đầy đối với rau quả đóng hộp cho phù hợp với quy định tại từng thị trường xuất khẩu. Công ty nên học hỏi các doanh nghiệp nước ngoài về kỹ thuật bảo quản và đầu tư cho việc nhập khẩu những dây chuyền phân loại, bảo quản hiện đại. Trong quá trình sản xuất, Công ty phải không ngừng đổi mới công nghệ, đào tạo cho đội ngũ lao động sản xuất nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến xuất khẩu, Công ty cần tăng cường tìm kiếm thêm nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu mới có chất lượng cao. Công ty nên tìm kiếm nguyên liệu từ các nhà cung ứng có uy tín và chất lượng đảm bảo. Có như vậy, chất lượng sản phẩm mới được đảm bảo và ngày càng nâng cao, mang tính ổn định lấy cơ sở để đẩy mạnh thị phần của Công ty trên thị trường.

Công ty cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác đăng ký và tổ chức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, HACCP, SA8000…. Hiện nay, tiêu chuẩn kỹ thuật trở thành điều kiện cơ bản và tiên quyết để các sản phẩm xuất khẩu xâm nhập được với các thị trường nước ngoài. Các thị trường khác nhau sẽ có nhưng tiêu chuẩn riêng đối với từng loại sản phẩm như Nhật Bản có hệ thống JAS và chứng nhận về bảo vệ sinh thái. Việc đăng ký, tổ chức quản lý

chất lượng theo các tiêu chuẩn một mặt sẽ giúp Công ty có thể đẩy mạnh được sản phẩm của mình ra nước ngoài, được thị trường nước ngoài chấp nhận, mặt khác với việc đăng ký được các tiêu chuẩn quốc tế cũng đồng nghĩa sản phẩm của Công ty sẽ được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn (hàng Việt Nam chất lượng cao) từ đó tạo điều kiện cho các công ty và đối tác nước ngoài tìm đến với Công ty nhanh hơn. Với mục tiêu của Công ty tới năm 2010 là mở rộng thị trường sang thị trường Nhật Bản, Công ty nên tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sao cho phù hợp với quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản đồng thời tiến hành liên kết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm và trao đổi thêm về thông tin thị trường và nhu cầu tại thị trường Nhật Bản. Theo đó, để bước đầu xâm nhập vào thị trường Nhật Bản Công ty cần chú ý đến thủ tục xin giấy chứng nhận chất lượng JAS, Ecomark và chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu. Sản phẩm khi được đóng dấu JAS thì sẽ dễ dàng được tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản do người tiêu dùng Nhật Bản rất tin tưởng vào sự kiểm nghiệm về chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống tiêu chuẩn này. Công ty khi muốn xin giấy chứng nhận JAS thì phải đến đăng ký xin dấu tại Bộ Công thương và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản.

3.3.2.3.Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu

Công suất của nhà máy chế biến rau quả của Công ty hiện nay vẫn chưa hoạt động hết công suất thiết kế. Thiếu nguyên liệu cho sản xuất là một nguyên nhân song phải thấy rằng các sản phẩm của Công ty hiện nay còn thiếu đa dạng. Các sản phẩm chủ yếu là sản xuất theo mùa vụ, khả năng cung ứng cho thị trường hạn chế. Đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp Công ty vừa tăng được khối lượng mặt hàng cung ứng ra thị trường để mở rộng thị phần, khẳng định thương hiệu sản phẩm vừa tăng được công suất chế biến, khắc phục

được tình trạng lãnh phí nguồn lực trong những tháng nguồn nguyên liệu khan hiếm. Để mở rộng thị trường xuất khẩu đòi hỏi Công ty phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khai thác tốt các thị trường hiện có và mở rộng thêm các thị trường tiềm năng. Theo đó, bên cạnh việc nâng cao hơn nữa chất lượng của những sản phẩm truyền thống, Công ty nên tìm kiếm thêm các mặt hàng để chế biến vừa mở rộng được sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp hàng thêm cho các thị trường trước hết là các thị trường truyền thống vừa hạn chế rủi ro về kinh doanh, rủi ro do thiếu nguyên liệu từ đó ngày càng xây dựng được các mặt hàng chiến lược phù hợp với nhu cầu đa dạng tại các thị trường. Đồng thời, Công ty cần xác định các mặt hàng đưa thêm vào danh mục chế biến xuất khẩu sao cho phù hợp với khả năng của Công ty và nhu cầu có thể phát triển mặt hàng đó tại các thị trường, tránh tình trạng chạy theo nhu cầu và lợi nhuận mà mở rộng sản xuất các mặt hàng tràn lan, vừa thiếu hiệu quả, mang tính thời điểm vừa không đảm bảo chất lượng sản phẩm gây mất uy tín đối với khách hàng. Với đặc điểm là xuất khẩu rau quả chế biến, Công ty có thể mở rộng sang sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cơm dừa, thạch dừa, ớt. Đây là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng của Việt Nam đặc biệt là mặt hàng cơm dừa xuất khẩu đã được khách hàng tại nhiều nước đánh giá rất cao đồng thời Việt Nam cũng có một vùng nguyên liệu lớn để đảm bảo xuất khẩu. Đối với Công ty việc mở rộng sang sản xuất chế biến mặt hàng cơm dừa có nhiều thuận lợi bởi Công ty đã xây dựng được hệ thống chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh nên rất thuận tiện để liên hệ tìm hiểu các vùng nguyên liệu dừa tại các tỉnh Nam Bộ (nơi cung cấp dừa chủ yếu cho cả nước). Mặt khác, Công ty có một hệ thống các phương tiện vận chuyển chuyên dụng đảm bảo vận chuyển một khối lượng nguyên liệu lớn và đường dài.

3.3.2.4.Chú trọng đầu tư, tăng cường tìm hiểu về thị trường, chủ động tìm kiếm đối tác kinh doanh và quảng bá thương hiệu sản phẩm

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ và gay gắt. Sự tồn tại của một doanh nghiệp phần lớn được quyết định bởi thông tin. Sự nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đi trước một bước so với các đối thủ cạnh tranh của mình, có chiến lược phát triển thị trường hợp lý. Do đó, công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường là hết sức quan trọng đối với Công ty nhất là trong thời điểm hoạt động sản xuất chế biến của Công ty đang được mở rộng, nhu cầu về mở rộng thị trường là cần thiết. Để hoạt động xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường được hiệu quả, hàng năm Công ty cần trích một phần lợi nhuận để đầu tư cho công tác tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác kinh doanh. Trong đó cần tiến hành các công tác sau: một là thường xuyên cử cán bộ đi công tác nước ngoài tìm hiểu về thị trường và tìm đối tác kinh doanh đồng thời trao đổi và học tập kinh nghiệm phát triển thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Hai là, hoàn thiện website của Công ty để giới thiệu về công ty và sản phẩm sản xuất, xây dựng website trở thành kênh thông tin hữu hiệu nhằm quảng bá sản phẩm, tên tuổi công ty đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ba là, mở rộng hoạt động của phòng Marketing và đầu tư đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và marketing đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong quá trình tìm hiểuthị trường, Công ty cần nghiên cứu kỹ về các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản để có quy trình bảo quản và chế biến phù hợp. Công ty cần đa dạng các thông tin về thị trường để có thông tin chính xác thông qua việc mở rộng kênh thông tin tìm kiếm: qua các Bộ ban ngành, Đại sứ quan, thương vụ, Hiệp hội ngành hàng, thông qua đối tác làm ăn, tổ chức quốc tế ở Việt Nam (như JETRO của Nhật Bản)… Công ty cũng nên sử dụng một phần lợi nhuận để mua thông tin về thị trường.

Cụ thể, với mục tiêu của Công ty đến năm 2010 sẽ xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản. Đây là một thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng rau quả đồng thời được coi là một thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra. Để xuất khẩu thành công vào thị trường này, Công ty cần hiểu rõ về hệ thống bán đấu giá trên thị trường bán buôn của Nhật Bản và các chi phí phân phối để đảm bảo hàng đến tay người tiêu dùng. Công ty có thể ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị dịch vụ thực phẩm lớn để cung cấp trực tiếp sản phẩm cho họ để tham gia vào hệ thống phân phối của Nhật Bản. Trong quá trình thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác Nhật Bản điều quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến thành công là sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy, Công ty cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho khách hàng bao gồm việc giới thiệu về công ty, catalogue giới thiệu sản phẩm, mẫu mã, bảng giá, yêu cầu về lượng hàng tối thiểu, điều kiện giao hàng, khả năng cung cấp…

Bên cạnh đó, đối với các sản phẩm rau quả người Nhật Bản đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm nên Công ty cần chú ý đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, dán nhãn sản phẩm, bảo bảo độ tươi, kích cỡ, màu sắc của sản phẩm. Đồng thời, Công ty cần có chiến lược quảng cáo giới thiệu sản phẩm, thông tin đến người tiêu dùng, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm khi xâm nhập thị trường này. Xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản thành công sẽ tạo điều kiện cho Công ty mở rộng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới bởi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có nghĩa là những tiêu chuẩn kỹ thuật tại các quốc gia khác sẽ cơ bản đạt được và tạo được sự tin tưởng đối với sản phẩm. Vì vậy, khi xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản Công ty cần tiến hành kiểm tra kỹ từng lô hàng. Kinh nghiệm cho thấy, khi đã vào được thị trường Nhật Bản, chỉ một sơ xuất nhỏ trong một lô hàng do vấn đề vệ sinh thực phẩm có thể dẫn tới lô hàng bị hủy

bỏ thậm chí còn bị cấm nhập khẩu, khi đó khả năng thâm nhập trở lại của loại sản phẩm đó là rất khó.

Về quảng bá và xây dựng thương hiệu, Công ty cần nhanh chóng đăng ký xây dựng thương hiệu rau quả “AIRSERCO” đối với các cơ quan chức năng đặc biệt là thông qua Hiệp hội trái cây Việt Nam nhằm khẳng định tên tuổi, chất lượng sản phẩm trong và ngoài nước. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm phải bắt đầu tư việc đảm bảo sự ổn định và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng thương hiệu trên cơ sở tạo ra nét riêng có của sản phẩm, hương vị độc đáo của sản phẩm so với các sản phẩm của các doanh nghiệp cùng tham gia xuất khẩu mặt hàng đó để người tiêu dùng nước ngoài cũng như trong nước có sự phân biệt và nhận biết riêng đối với những sản phẩm của các công ty khác nhau. Xây dựng thương hiệu cho rau quả xuất khẩu của công ty phải luôn đi đôi với công tác quảng bá thương hiệu để sản phẩm dễ dàng và nhanh chóng xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về xây dựng và phát triển thương hiệu, cần xây dựng một quy trình cụ thể về đăng ký, phát triển quảng bá thương hiệu và dịch vụ sau bán hàng. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, công ty nên thuê các chuyên gia tư vấn đề có sự tham khảo ý kiến và xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả đặc biệt là khi xây dựng thương hiệu trên thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, để có chiến lược phát triển lâu dài Công ty cần đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống phân phối không chỉ để giới thiệu và đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà còn là phương thức quảng bá cho thương hiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty nên chủ động nối lại các quan hệ kinh doanh với các siêu thị để phân phối sản phẩm của công ty tại thị trường trong nước, tạo dựng uy tín công ty và thương hiệu sản phẩm

với người tiêu dùng, sau đó xây dựng hệ thống đại lý phân phối trên toàn quốc. Đồng thời, Công ty cần lựa chọn và tiến hành đào tạo hệ thống cán bộ tham gia vào công tác phân phối sản phẩm ra thị trường.

3.3.2.5.Tăng cường liên kết với các các doanh nghiệp rau quả để đảm bảo nguồn cung ứng trên thị trường

Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh rau quả phần lớn đều là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên khả năng tìm hiểu về thị trường nước ngoài gặp nhiều khó khăn, dễ thua thiệt tại thị trường nước ngoài. Sự thiếu liên kết của các doanh nghiệp còn gây ra tình trạng cạnh tranh nhau về thu mua nguyên liệu dẫn tới sự cạnh tranh về giá gây ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không nói riêng thường không ký được hợp đồng lớn do không có đủ khả năng cung ứng số lượng và chất lượng theo yêu cầu của phía nước ngoài. Do đó, thị phần rau quả của Việt Nam tại các thị trường vẫn chiếm thị phần nhỏ, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả không lớn. Vì vậy, Công ty cần đẩy mạnh liên kết với một số các doanh nghiệp kể cả hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Công ty có thể hợp tác với các doanh nghiệp bằng phương pháp ký hợp đồng kinh tế đối với từng vụ việc cụ thể hoặc bằng hình thức xuất khẩu ủy thác. Trong quá trình thâm nhập thị trường nước ngoài đặc biệt là những thị trường mới mở Công ty cần chủ động tiến hành liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để cùng hợp tác xuất khẩu

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w