ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
2.2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty giai đoạn 2004 –
2004 – 2007
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu rau quả theo thị trường giai đoạn 2003 – 2007 Đơn vị: nghìn USD 2003 2004 2005 2006 2007 Nga 407,498 619,283 847,818 650,517 352,903 Mông Cổ 166,040 8,258 68,201 118,585 163,037 Látvia - - - 77,132 108,159 Đức - - - - 81,799 Mỹ - - - - 74,202 Romania - - - - 88,931 Estonia - - - - 69,042 Tổng kim ngạch 573,538 627,541 916,019 846,234 938,073 (Nguồn: Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007) Giai đoạn 2003 – 2004, thị trường xuất khẩu chính của rau quả của công ty vẫn là thị trường Nga và Mông Cổ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga luôn tăng và đạt mức tăng trưởng cao: năm 2003 mức kim ngạch xuất khẩu sang Nga đạt 407,498 nghìn USD chiếm 71,04% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty, năm 2004 đạt 619,283 nghìn USD tăng 51,97% so với năm 2003 và năm 2005 đạt 847,818 nghìn USD tăng 36,9% so với năm 2004. Năm 2006, với nhiều những biến động về chính trị tại Nga nên kim ngạch xuất khẩu giảm đạt 650,517 nghìn USD giảm 23,27% so với năm 2005. Bước sang năm 2007, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của công ty tăng song kim ngạch xuất khẩu sang Nga lại giảm chỉ đạt 352,903 nghìn USD, giảm 45,75%. Nguyên nhân sự sụt giảm mạnh đó là vào năm 2007, công ty đã mở rộng thêm được một số thị trường xuất khẩu mới do đó khả năng cung ứng các mặt hàng sang thị trường Nga bị hạn chế một phần nhưng hiện Nga vẫn là thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn nhất của
công ty. (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Thị trường Mông Cổ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của công ty. Mặc dù xuất khẩu rau quả của Công ty sang Mông Cổ có năm giảm mạnh (năm 2004 đạt 8,258 nghìn USD, giảm tới 95% so với năm 2003) song đây lại là thị trường có mức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Nếu năm 2005, xuất khẩu rau quả của công ty sang thị trường này đạt 68,201 nghìn USD thì tới năm 2006 là 118,585 nghìn USD tăng 73,87% so với năm 2005 và năm 2007 là 163,037 nghìn USD tăng 37,48% so với năm 2006. Đây là thị trường được công ty dự báo là có kim ngạch tăng mạnh trong những năm tới bởi những sản phẩm của công ty sang thị trường này ngày càng được ưu chuộng. (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Thị trường Látvia cũng là một thị trường tiềm năng cho sản phẩm của công ty. Dù mới qua 2 năm xuất khẩu sang thị trường này nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng mạnh năm 2006 đạt 77,132 ngìn USD và năm 2007 đạt108,159 nghìn USD tăng 40,22% so với năm 2006. Kết quả này đã chứng minh hoạt động mở rộng của công ty bước đầu đã có những hiệu quả nhất định.
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007) Năm 2007 là năm đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác phát triển thị trường của công ty. Công ty đã mở rộng sản phẩm xuất khẩu được sang thị trường Đức, Mỹ, Romania và Estonia. Nga vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của công ty chiếm 37,62% thị phần xuất khẩu, đứng thứ hai là Mông Cổ chiếm 17,38% tiếp theo là các thị trường Látvia (11,53%), Romania (9,48%), Đức (8,72%), Mỹ (7,91%) và Estonia (7,36%).
Về chủng loại mặt hàng xuất khẩu, công ty chủ yếu xuất khẩu sang Nga những sản phẩm, dứa khoang, dưa chuột, cà chua bi; xuất khẩu sang Mông Cổ dứa khoang, dưa chuột; xuất khẩu sang thị trường Látvia dưa chuột, nấm, đậu Hà Lan.
Nước Dưa chuột
Nấm Dứa Ngô bao tử Đậu Hà Lan Cà chua Nga x x x Mông Cổ x x Đức x x x Mỹ x x Latvia x x x Romania x x x Estonia x x x
2.2.2.4.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu mở rộng thị trường của Công ty giai đoạn 2003 - 2007
Số lượng thị trường xuất khẩu (Tn)
Công thức Tn = Tn-1 + (Tm + T k – Td)
Bảng2.7: Số lượng thị trường rau quả giai đoạn 2003 – 2007
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Số thị trường ban đầu 2 2 2 2 3
Số thị trường mới mở (Tm) - - - 1 4
Số thị trường khôi phục (Tk) - - - - -
Số thị trường để mất (Td) - - - - -
Số thị trường thực 2 2 2 3 7
(Nguồn: Tổng hợp từ: Báo cáoBán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Qua bảng số liệu 2.7 ta nhận thấy, số lượng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty không đổi trong giai đoạn 2003 -2005 cho thấy hoạt động mở rộng thị trường còn kém hiệu quả, nhưng trong hai năm 2006 và 2007, số lượng thị trường tăng mạnh, năm 2006 công ty tăng thêm được 1 thị trường đó là Látvia. Năm 2007 được coi là năm thắng lợi của rau quả xuất khẩu khi công ty mở rộng được thêm 4 thị trường đó là Đức, Mỹ, Romania, Estonia, nâng tổng số thị trường hiện có năm 2007 của công ty lên 7 thị trường đặc biệt công ty không để mất thị trường nào từ năm 2006. Điều này cho thấy,
công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường của công ty đạt hiệu quả cao. Công ty vẫn giữ vững được thị trường Látvia năm 2006 đã chứng tỏ rằng sản phẩm của công ty đã được thị trường tin dùng và đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo thị trường xuất khẩu của công ty vẫn tiếp tục được mở rộng, nhất là mở rộng thị trường theo chiều sâu tại những thị trường mới mở như Đức, Mỹ.
Số lượng thị trường mới tăng bình quân
Công thức: t1 + t2 +....+ tn t =
n
Trong đó: t: tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân t1, t2 , ...tn : số lượng thị trường xuất khẩu thực hàng năm
được tính bằng số thị trường mới cộng với sộ thị trường khôi phục được và trừ đi số thị trường mà doanh nghiệp để mất trong năm tương ứng
n: số năm trong giai đoạn Theo bảng số liệu 2.7, ta có:
0 + 0 + 0 +1 +4 t (2003 - 2007) = = 1 5
t = 1>0, kết quả này cho thấy trong giai đoạn 2003 -2007, thị trường xuất khẩu rau quả của công ty được mở rộng theo chiều rộng, số thị trường tăng bình quân qua các năm là 1 thị trường. Điều này, chứng tỏ hoạt động mở rộng thị trường của công ty hiệu quả.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k)
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn là một chỉ tiêu phản ánh tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm theo chiều sâu. Chỉ tiêu này có thể
được tính theo hai cách là: tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn đối với tất cả các thị trường và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn đối với từng thị trường.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k) được tính bằng cách lấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm cần tính chia cho kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của năm trước đó
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên tất cả thị trường
Bảng2.8 : Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên tất cả thị trường Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Kim ngạch (nghìn USD) 573,538 627,541 916,019 846,234 938,073 Tốc độ tăng (k) - 1,09 1,46 0,92 1,1
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Theo kết quả tính toán ở trên ta thấy, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của năm sau cao hơn năm trước trong các năm 2004, 2005, 2007 hay hoạt động mở rộng thị trường của công ty đã phát triển theo chiều sâu, sản phẩm của công ty đã ngày càng chiếm lĩnh được thị trường. Mặc dù vậy vẫn thiếu ổn định, năm 2006 k = 0,92 tức là kim ngạch xuất khẩu năm 2006 giảm so với kim ngạch xuất khẩu năm 2005 hay hoạt động mở rộng thị trường còn kém hiệu quả. Điều này cho thấy, trong công tác mở rộng thị trường còn có nhiều bất cập cần được điều chỉnh trong thời gian tới.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên từng thị trường
Bảng 2.9: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn trên từng thị trường
Thị trường Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn (k)
2003 2004 2005 2006 2007
Mông Cổ - 0,05 8,25 1,73 1,37 Látvia - - - - 1,4 Đức - - - - - Mỹ - - - - - Romania - - - - - Estonia - - - - -
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Qua bảng ta thấy,trong những năm gần đây quy mô của thị trường Nga có xu hướng thu hẹp dần, liên tiếp trong hai năm ( 2006, 2007) kim ngạch sụt giảm nghiêm trọng, cho thấy công tác mở rộng thị trường tại thị trường Nga bắt đầu có sự bỏ ngỏ, hiệu quả hoạt động mở rộng kém hiệu quả. Ngược lại, tại thị trường Mông Cổ và Látvia kim ngạch liên tục tăng cao đặc biệt là thị trường Látvia vừa mới khai thác năm 2006 đã tăng lên, cho thấy công tác mở rộng thị trường đạt nhiều kết quả đáng mừng. Song, nhìn chung để mở rộng thị trường hơn nữa đòi hỏi công ty trong những năm tới cần có chiến lược xâm nhập thị trương hợp lý, tránh tình trạng mở rộng quá nhiều thị trường mà không tập trung phát triển chiều sâu vào những thị trường hiện có.
Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân (K)
Công thức : K = (k1.k2.... .kn )1/n
Trong đó: k1, k2,...kn là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn n: số năm
Dựa vào tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn đã tính ở bảng…. ta có tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân:
K = (1,09 . 1,46 . 0,92. 1,1)1/4 = 1,265
K=1,265>1 cho thấy trong giai đoạn 2003 -2007 kim ngạch xuất khẩu bình quân của công ty có xu hướng tăng lên, có nghĩa là quy mô thị trường
của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, công tác mở rộng thị trường nhìn chung hiệu quả
Dựa vào bảng số liệu 2.8 cùng với cách tình như trên ta có:
Bảng 2.10: Tốc độ tăng quy mô thị trường bình quân trên từng thị trường
Thị trường Nga Mông Cổ Látvia Đức Mỹ Romania Estonia
Tốc độ (K) 0,96 0,99 1,4 - - - -
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng năm 2004 – 2007)
Hiện tại công ty có 7 thị trường xuất khẩu rau quả nhưng hai thị trường Nga và Mông Cổ là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty lại có tốc độ tăng quy mô thị trường nhỏ hơn 1. Do đó có thể thấy rằng khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty theo chiều rộng hiệu quả hơn khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu.