Thách thức và triển vọng của ngành rau quả Việt Nam

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không (Trang 70 - 73)

- Công ty TNHH Thương mại Chế biến Thực phẩm Tân Tân

TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG 3.1 Phương hướng và triển vọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến

3.1.2.1. Thách thức và triển vọng của ngành rau quả Việt Nam

Thách thức

Sau một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đánh dấu những bước chuyển mình mạnh mẽ . Những con số kỷ lục của nền kinh tế lần lượt được lập lên: kim ngạch xuất khẩu đạt 48,83 tỷ USD với 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 60,83 tỷ USD; vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,3 tỷ USD. (Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp 12/2007). Điều này cho thấy, cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo sẽ được mở rộng ra rất lớn. Song để nắm bắt được những cơ hội này, nền kinh tế Việt Nam cũng đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có được sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Đối với nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất xuất khẩu rau quả nói riêng việc gia nhập WTO đang đặt ra những thách thức và cơ hội mới, đó là:

- Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong ngành nông sản nói chung và doanh nghiệp trong ngành rau quả nói riêng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Bởi khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu nông sản giảm xuống bình quân còn 20,9%, trợ cấp xuất khẩu nông sản bị bãi bỏ, các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu hàng hóa đặc biệt rau quả Việt Nam phải cạnh tranh với rau quả của Trung Quốc, Thái Lan vốn là những thương hiệu có tiếng trên thế giới. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản

xuất rau quả Việt Nam hiện nay lại yếu về tài chính, thiếu hiểu biết về luật lệ quốc tế nên việc thu thiệt là khó tránh khỏi.

- Gia nhập WTO, thị trường xuất nhập khẩu nông sản thế giới được tổ chức chặt chẽ, phần lớn do các hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế, nên xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia chuỗi phân phối này. Trong đó, để tham gia và chuỗi phân phối trên, rau quả Việt Nam cần đảm bảo 4 yếu tố đó là: giống cây phải có chứng chỉ xác nhận nguồn gốc và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ chu trình nông nghiệp an toàn GAP (Good Agricultural Practices); tổ chức bảo quản, sơ chế, chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đúng quy cách, mẫu mã, màu sắc theo các chứng chỉ quốc tế, số lượng cung ứng đủ để đáp ứng các đơn hàng lớn, dài hạn, chính xác về thời gian giao hàng, giá phải rẻ để yểm trợ cho cạnh tranh. Bốn yêu cầu này liên kết thành một mạch từ sản xuất đến xuất khẩu, đó là một đòi hỏi cao đối với rau quả Việt Nam hiện nay.

Triển vọng

Gia nhập WTO, thị trường rau quả sẽ được mở rộng ra 150 nước thành viên và các nước khác. Ngành rau quả sẽ có điều kiện tăng cường quan hệ, liên doanh, liên kết để học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ tiến tiến trong sản xuất, chế biến, quản lý do đó năng lực cạnh tranh của ngành rau quả Việt Nam sẽ được nâng cao, mở rộng khả năng tiếp cận và tìm kiếm đối tác cho sản phẩm.

Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới đang có xu hướng tăng dần, bình quân tăng 3,6%/ năm nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu rau quả trong đang tăng lên, tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam là rất lớn.

Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Đây thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng. Thị trường Nhật Bản vẫn là những khu vực đầy tiềm năng của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa, cà chua, thanh long, tỏi, hoa… những mặt hàng mà Việt Nam có năng lực sản xuất khá dồi dào.

Triển vọng của Việt Nam sang khu vực Bắc Mỹ là rất lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), thuế nhập khẩu đã giảm đáng kể. Ngoài ra tại khu vực này, mặc dù giá rau quả Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh lớn của rau quả các nước Achentina, Chi lê, Ecuador song trong thời gian tới rau quả Việt Nam vẫn có cơ hội mở rộng rất lớn bởi một số mặt hàng như nhãn, vải, thanh long… và sản phẩm đóng hộp là những loại hoa quả nhiệt đới rất hiếm, khó trồng ở đây trong khi phải nhập khẩu với khối lượng lớn từ một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Khu vực Châu Âu cũng đang có xu hướng tăng cường nhập khẩu các loại quả nhiệt đới trong đó Đức, Pháp, Hà Lan, Italia, Anh, Thụy Sĩ là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nga cũng là một thị trường mà Việt Nam sẽ hướng tới xuất khẩu mạnh. Bởi tại thị trường Nga, Việt Nam được hưởng chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thị trường Nga trước mắt và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau, trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường khu vực Viễn Đông của Nga. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu rau quả từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch,

bảo quản, vận chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh của rau quả Việt Nam có đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả tại Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w