Các thành phần của biểu đồ Timing Diagram

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:XÂY DỰNG SERVICE PROXY ĐỂ KIỂM CHỨNG RÀNG BUỘC THỜI GIAN TRONG WEB SERVICE COMPOSITION potx (Trang 45 - 51)

4.5.1.Các trạng thái

Trong quá trình tương tác, các thành phần có thể tồn tại trong bất cứ số lượng trạng thái nào. Các thành phần có thể gọi là ở trong một trạng thái riêng biệt khi nó tiếp nhận các sự kiện (chẳng hạn các thông điệp). Từ đó thành phần được nói ở trong trạng thái đó cho đến khi một sự kiện khác xuất hiện (chẳng hạn như sự trả về của một thông điệp).

37

Các trạng thái và các điều kiện cần phải được phân biệt với các trạng thái và điều kiện trong biểu đồ tuần tự mặc dù chúng có cùng một thao tác, chúng ta cần phải dựa trên biểu đồ trạng thái để quyết định các đối tượng nào có thể được trình bày bởi các đường lifeline.

Ta có thể không cần thể hiện đầy đủ tên của các trạng thái thành phần để có thể giữ cho kích thước của biểu đồ trong phạm vi quản lý được, mặc dù ta hoàn toàn có thể để tên đầy đủ các trạng thái thành phần theo định dạng <tên lớp>:<tên đối tượng>.

Một số các trạng thái thành phần ta thấy xuất hiện trong biểu đồ tuần tự nhưng lại không được đưa vào biểu đồ Timing Diagram là do nó được tạo ra và hủy trong vòng đời của quá trình tương tác, các thành phần này nó không có liên hệ đến các trạng thái được thay đổi và chúng không thể thêm được bất kì thông tin nào cho các thành phần.

Trong suốt quá trình mô hình hóa, chúng ta cần phải quyết định những gì nên và không nên đặt vào trong biểu đồ bằng cách trả lời câu hỏi : “Những thông tin cụ thể đó có quan trọng để hiểu những gì ta đang mô hình hóa hay không” và “Liệu thêm các thông tin đó vào có làm cho biểu đồ của ta trở nên trong sáng hơn hay không”, nếu câu trả lời là có thì ta hãy đưa các thông tin đó vào trong biểu đồ, còn không thì không đưa các thông tin đó vào để giữ biểu đồ trong phạm vi kiểm soát đơn giản nhất.

Hình 15:Minh họa các trạng thái được thể hiện trong biểu đồ Timing Diagram

4.5.2.Các sự kiện và các thông điệp

Trong biểu đồ timing diagram, các thành phần thay đổi trạng thái để đáp ứng một sự kiện. Các sự kiện có thể là các lời gọi thông điệp hoặc có thể là bất cứ thứ gì, chẳng hạn như sự trả về của một thông điệp sau khi nó đã được gọi. Trong biểu đồ timing diagram,

38

ta không cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa các thông điệp và các sự kiện như trong biểu đồ tuần tự. Điều quan trọng nhất cần phải nhớ ở đây đó chính là sự kiện xảy ra như thế nào, và cách thức nó hiển thị trên biểu đồ timing diagram để thể hiện rõ sự thay đổi trạng thái của các thành phần[10][11].

Hình dưới minh hoạ các sự kiện và các thông điệp được đặt vào biểu đồ Timing Diagram để thể hiện sự thay đổi của các trạng thái dưới sự tác động của các sự kiện đó.

Hình 16:Minh họa các sự kiện và thông điệp trong biểu đồ Timing Diagram

Trong ví dụ trên ta thấy, sự kiện 1 được thực thi trong 1 đơn vị thời gian, và được gọi bởi thành phần p1 và được nhận bởi thành phần p2.

Các thông điệp ở đây có thể là các thông điệp yêu cầu và các thông điệp trả về. Các thông điệp yêu cầu được thể hiện bằng các đường nét liền, và các thông điệp trả về được thể hiện bằng các đường nét đứt. Các thông điệp thể hiện các giao tiếp giữa các đường lifeline.

4.5.3.Thời gian

Thời gian được thể hiện theo chiều từ bên trái qua phải dọc theo trục x của biểu đồ như hình 17.

39

Hình 17:Minh họa thể hiện thời gian trong biểu đồ Timing Diagram

Đo lường thời gian có thể thực hiện theo hai cách khác nhau: chúng ta có thể sử dụng thời gian chính xác như hình minh họa trên nhưng ta cũng có thể sử dụng thời gian ước lượng như hình 18.

Hình 18:Thời gian ước lượng trong biểu đồ Timing Diagram

Trong biểu đồ timing diagram, thời gian t trình bày một khoảng thời gian ước lượng khi mà ta không biết chính xác khi nào một sự kiện xảy ra, nó có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên để đáp ứng một thông điệp hoặc một sự kiện, nhưng thời gian t là một phương pháp để tham chiếu tới khoảng thời gian mà ta không biết chính xác khi nào xảy ra. Với thời gian tham chiếu t, ta có thể chỉ ra ràng buộc thời gian tại thời điểm t.

4.5.4.Các đường State-Line

Sau khi đã thêm thời gian vào biểu đồ Timing Diagram, chúng ta cần phải hiển thị trạng thái của các thành phần theo các đơn vị thời gian đã được cung cấp. Trong biểu đồ Timing Diagram, các đường state-line là các đường được đặt thẳng hàng với mỗi trạng

40

thái thành phần để thể hiện ràng buộc thời gian thực hiện cho các trạng thái thành phần đó[13].

Hình dưới minh hoạ các đường state-line trong biểu đồ Timing Diagram

Hình 19:Minh họa các đường state-line trong biểu đồ Timing Diagram

Trong ví dụ trên, đường state-line thành phần p1 chỉ ra rằng trạng thái 1 thực thi trong 1 đơn vị thời gian, trạng thái 2 trong 3 đơn vị thời gian, và trạng thái 3 thực hiện trong 5 đơn vị thời gian (trước khi trở về trạng thái 1 để kết thúc quá trình tương tác).

4.5.5.Ràng buộc thời gian

Ràng buộc thời gian mô tả một cách chi tiết yêu cầu: cần bao nhiêu thời gian để quá trình tương tác được thực thi. Các hành động cần một số lượng thời gian nhất định để các trạng thái thành phần cần để thực thi các lời gọi và lời trả về thông điệp. Việc đưa các ràng buộc thời gian vào biểu đồ Timing diagram được thể hiện như hình 20 [10].

41

Trong ví dụ minh hoạ trên, khoảng thời gian để thực thi sự kiện 1 phải nhỏ hơn 1 giá trị thời gian ước lượng t, và thời gian để thành phần p2 bước vào trạng thái 4 phải diễn ra trong vòng 5s.

Các định dạng về ràng buộc thời gian

Ràng buộc thời gian trong biểu đồ timing diagram có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, bảng dưới đây thể hiện các định dạng có thể của ràng buộc thời gian cho các sự kiện, trạng thái trong các thành phần[10].

Định dạng Mô tả

{t…t+5s} Khoảng thời gian để thực thi phải diễn ra trong vòng 5s hoặc nhỏ hơn. {<5s} Khoảng thời gian cho các sự kiện hoặc trạng thái phải nhỏ hơn 5s. {>5s, <10s} Khoảng thời gian cho các sự kiện hoặc trạng thái có thể lớn hơn 5s

nhưng bắt buộc phải nhỏ hơn 10s.

{t} Khoảng thời gian cho các sự kiện hoặc trạng thái bắt buộc phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian t, đây là thời gian ước lượng, và t có thể là bất cứ giá trị thời gian ràng buộc nào.

{t..t*5} Khoảng thời gian cho các sự kiện hoặc trạng thái có thể bằng giá trị t nhân với 5, đây cũng là một dạng thời gian ước lượng khác.

42

CHƯƠNG 5: BÀI TOÁN NGHIÊN CỨU

Trong ba chương trước chúng tôi đã trình bày các kiến thức nền tảng về công nghệ Web Service, QoS cho Web Service và biểu đồ Timing Diagram. Trong chương này, chúng tôi sẽ tiếp cận đến việc phát triển bài toán xây dựng Web Service Proxy để đo lường thời gian đáp ứng của các Web Service Composition, và từ đó kiểm chứng ràng buộc thời gian đáp ứng của các Web Service Composition dựa trên đặc tả của biểu đồ UML Timing Diagram.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:XÂY DỰNG SERVICE PROXY ĐỂ KIỂM CHỨNG RÀNG BUỘC THỜI GIAN TRONG WEB SERVICE COMPOSITION potx (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)