Các kí hiệu của biểu đồ Timing Diagram

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:XÂY DỰNG SERVICE PROXY ĐỂ KIỂM CHỨNG RÀNG BUỘC THỜI GIAN TRONG WEB SERVICE COMPOSITION potx (Trang 43 - 45)

Biểu đồ Timing Diagrams là một dạng của biểu đồ tương tác, nó được thể hiện trong các khung với các từ khoá sd và tên của các tương tác trong phần tiêu đề trên phía góc bên trái của khung đó. Tên của các đường lifelines được viết ở bên trái của khung và có thể chạy xuyên suốt từ trái qua phải ở phía bên trên của khung vẽ đó. Chúng ta có thể thể hiện đầy đủ một biểu đồ Timing Diagram chỉ bằng một đường lifeline, nhằm thể hiện mục đích của biểu đồ này đó chính là trình bày các nguyên nhân ảnh hưởng đến các tương tác của các đường lifelines xuyên suốt qua một khoảng thời gian hơn là hiển thị việc vận

35

chuyển các thông điệp giữa các đường lifeline. Khi có nhiều hơn một đường lifeline trong biểu đồ Timing Diagram, chúng ta có thể phân tách chúng ra bởi các đường nằm ngang nhằm thể hiện việc chuyển tương tác của các đường linelife đó[10].

Biểu đồ Timing Diagram có thể được thể hiện dưới 2 dạng.

 Biểu đồ Timing Diagram có thể được thể hiện dưới dạng “Robust Diagram”, ở dạng này các trạng thái được thể hiện bằng các đường thẳng, hình dưới minh hoạ biểu đồ Timing Diagram được thể hiện dưới dạng “robust diagram”.

Hình 13:Biểu đồ Timing Diagram dưới dạng “Robus Diagram”

Trong dạng thể hiện này, các đường lifeline thể hiện các trạng thái tương đồng nhau một cách trực quan. Nó không thêm được bất kì ý nghĩa gì cho biểu đồ, cách thể hiện này chỉ đơn giản là thay đổi việc điều phối các thành thành phần được sử dụng cho biểu đồ timing diagram. Trong dạng thể hiện này của các đường lifeline, các trạng thái được liệt kê xuyên suốt trục y của biểu đồ và thời gian được thể hiện trên trục x, chúng ta cần chú ý rằng trong biểu đồ Timing Diagram không có một đơn vị thời gian cụ thể nào cho các trạng thái, tất cả việc đo lường thời gian cho các quá trình tương tác đều được đo trừu tượng trong một khoảng thời gian xác định cụ thể nào đó. Các đường nối tiếp nhau trình bày các trạng thái của các trường hợp trong từng thời điểm thời gian.

 Biểu đồ Timing Diagram có thể được thể hiện dưới dạng các trạng thái được trình bày bằng các vùng riêng biệt như Hình 14.

36

Hình 14:Biểu đồ Timing Diagram dưới dạng mở rộng

Trong dạng thể hiện này, các đường lifeline được thể hiện bằng 2 đường bao quanh các trạng thái. Trường hợp này các đường lifeline được gọi là các đường giá trị tổng quan, khi các đường lifeline giao nhau nó chỉ ra rằng điểm đó là điểm chuyển tiếp giữa các trạng thái. Dưới các đường lifeline là các ràng buộc thời gian thực hiện cho các trạng thái được chạy xuyên suốt từ trái qua phải.

Trong quá trình mô hình hoá, phụ thuộc vào mục đích mô hình hoá và số lượng các trạng thái được sử dụng để chúng ta quyết định xem nên dùng dạng biểu đồ nào. Nếu chỉ có một một đường lifeline hoặc số lượng trạng thái quá lớn thì biểu đồ dạng thứ 2 là thích hợp còn nếu số lượng đường lifeline lớn thì biểu đồ dạng 1 nên được lựa chọn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:XÂY DỰNG SERVICE PROXY ĐỂ KIỂM CHỨNG RÀNG BUỘC THỜI GIAN TRONG WEB SERVICE COMPOSITION potx (Trang 43 - 45)