Các nhà cung cấp dịch vụ trên nền web có thể tuỳ vào nhu cầu về từng loại dịch vụ mà có phương pháp cung cấp chất lượng dịch vụ web khác nhau. Hiện tại hai phương
31
pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ đang được sử dụng rộng rãi đó là cân bằng tải và sử dụng bộ nhớ đệm. Hai phương pháp này đều có khả năng thực thi tốt tại cả mức độ đó là Web Server và các ứng dụng của Web server. Phương pháp cân bằng tải thể hiện qua mức độ ưu tiên của lưu lượng và đảm bảo mỗi yêu cầu đều được giải quyết một cách thích hợp tuỳ vào mức độ tài nguyên đối với yêu cầu đó[6].
Các nhà cung cấp dịch vụ web có thể dựa vào mô hình top-down để nhận dạng các luồng yêu cầu được gửi đến, từ đó phân loại các loại Web Service traffic bằng label của các traffic đó, bao gồm các traffic cho các dịch vụ ứng dụng khác nhau xuất phát từ các nguồn khác nhau. Dựa trên các luồng traffic đó mà các nhà cung cấp dịch vụ web đưa ra yêu cầu QoS cho từng loại traffic. Điều này sẽ giúp cho việc hiểu được khả năng yêu cầu để cung cấp một chất lượng dịch vụ tốt cho các luồng traffic đồng thời có thể xây dựng được một kế hoạch cung cấp chất lượng dịch vụ trong tương lai, ví dụ như xác định chuỗi các yêu cầu liên tiếp để phân cụm ra các server phục vụ.
Mỗi một yêu cầu nghiệp vụ khác nhau cũng sẽ có các yêu cầu về QoS khác nhau cho từng loại nghiệp vụ, việc dựa trên khả năng mô hình hoá của QoS có thể đảm bảo tiếp cận về mức độ QoS cho các ứng dụng và khách hàng khác nhau. Lấy ví dụ : một Web Service cung cấp các dịch vụ đa phương tiện thì thường yêu cầu QoS thiên về thông lượng tốt, tuy nhiên với các Web Service cung cấp các dịch vụ ngân hàng thì yêu cầu QoS thường thiên về đảm bảo độ an toàn cho các transaction.
32
CHƯƠNG 4: BIỂU ĐỒ TIMING DIAGRAM
Trong các chương trước, chúng tôi đã đề cập đến công nghệ Web Service và phương pháp tiếp cận để cung cấp chất lượng dịch vụ cho các Web Service. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày về một loại biểu đồ UML dùng để đặc tả ràng buộc thời gian đáp ứng của các đối tượng đó là biểu đồ UML 2.0 Timing Diagram.