2. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển
3.4.6.3. Chính sách về con người:
NH cần thực hiện triệt để văn hóa doanh nghiệp nhát là văn hóa giao tiếp với
khách hàng trong cán bộ nhân viên. Nhất thiết văn hóa NH phái có tác dụng xóa bỏ
những quan diểm lạc hậu. Dich vụ NH cũng chỉ là một hình kinh doanh và nó cũng
chịu những sức ép từ phía môi trường kinh doanh. Chỉ khi các nhân viên NH nhận
ra rằng người đem lại việc làm và thu nhập cho mình không ai khác chính là khách hàng thì họ mới góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của NHNo&PTNT Thủ Đô
một cách hiệu qủa nhất. Như vậy, NH cần thường xuyên phổ cập và nâng cao kiến
thức Marketing cho cán bộ nhân viên của mình.
Để công tác cung cấp dịch vụ đạt được đượcc mục tiêu về thời gian, nâng
cao chất lượng NH phải đầu tư nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên dặc biệt là cán bộ nhân viên có sự tiếp xúc trực tiếp với NH, bởi đội ngũ này là yếu
tố quyết định và tạo ra sự không ổn định, khó xác định về chất lượng sản phẩm dịch
vụ NH.
NH phải thường xuyên cập nhật các kiến thức, các quy định , quy trình mới
nhất về sản phẩm dịch vụ cho các nhân viên xúc tác với khách hàng. Bản thân các
cán bộ nhân viên trong NH phải là những người am hiểu về dịch vụ của NH thì mới đảm bảo phục vụ tốt khách hàng của mình.
NH cần chú trọng thu hút các nhân viên vào việc hình thành dich vụ mới.
Nội dung này đòi hỏi NH cần khuyến khích cán bộ, nhân viên tham gia góp ý, thiết
kế cho sản phẩm mới. Trong đó, ý kiến của những nhân viên làm việc trực tiếp với
nhất yêu cầu và mong nuốn của khách hàng. Do vậy, NH nên khuyến khích nhân
viên của mình thu thập thông tin và ý kiến về sản phẩm dịch vụ.
3.5.Một số kiến nghị nhằm nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của
Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô:
3.5.1.Kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN:
-Về tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật: Đây cũng là nhiệm vj trọng tâm mà ngành ngân hàng đã đề ra trong kế hoạch cũng như chương trình hội nhập kinh
tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Hoàn thiện hệ thống các quy phạm, pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng cũng là một trong những điều kiện cốt yếu bảo đảm
cho các ngân hàng họat động an toàn và có hiệu quả.
-Tăng cường quyền lực cho NHNN trong việc điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ và các hoạt động ngân hàng, nhằm đảm bảo quyền lực thực hiện các
chính sách tài chính, tiền tệ và hoạt động giám sát ngân hàng một cách có hiệu quả hơn. Vai trò quản lý, điều tiết của Ngân hàng Nhà nước cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo thế cân bằng cho sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống ngân
ahfng trong nước song song với quá trình tham gia thị trường ngành càng tăng của ngân hàng nước ngoài.
-Tăng cường các công cụ và phương pháp giám sát ngân hàng hiệu quả hơn.:Hoạt
động của hệ thống ngân hàng luôn tiềmẩn rủi ro, việc phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn là một điều kiện quan trọng để dảm, bảo thực thi các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế rủi ro. Để tăng cường khả năng phát hiện các rủi ro, NHNN có thể nghiên cứu
tiến tới việc áp dụng các biện pháp và công cụ giám sát tiên tiến trên thế giới trên cơ sở
tuân thủ các nguyên tắc giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel.
-Tăng cường tính tự chủ cho các ngân hàng: Mặc dù là đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất, song các NHTMQD cũng là đối tượng phải chịu nhiều quy định mang tính hành chính nhất trong khối các NHTM, làm mất đi sự linh hoạt
và chủ động trong việc thực hiện các quyết định kinh doanh. Điều đó thể hiện trước hết ở các hoạt động cho vay theo chỉ định, cho vay chính sách (dù các đối tượng này
đã được chuyển giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng phát triển, nhưng thực tế, các NHTMQD vẫn duy trì số dư tiền gửi theo tỷ lệ nhất định tài các tổ chức này với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thị trường). Bên cạnh đó, tính tự
chủ của các ngân hàng bị hạn chế thể hiện ở cơ chế giấy phép và các biện pháp điều hành tỷ giá, lãi suất hay phí suất còn mang tính can thiệp hành chính.
Nâng cao năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ:
-Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hệ thống ATM đa chức năng, mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử. Thực hiện rộng rãi hình thức ngân hàng tại nhà thông qua Internet để phát đi các lệnh giao dịch, đưa chữ ký điện tử váo sử dụng;
-Thiết kế các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trọn gói với những tính năng, đặc điểm phù hợp với thị hiếu của từng nhóm khác hàng riêng lẻ;
-Đầu tư và lắp đặt thiết bị với các khách hàng là những doanh nghiệp lớn để
tiến hàng giao dịch trục tiếp qua ngân hàng..
-Mở rộng các hình thức cấp tín dụng mới như mua bán, cầm cố giấy tờ có giá
trị, tài trợ theo dự án, tham gia tích cực vào thịtrường tài chính;
-Ngoài ra, nên đưa thêm một số sản phẩm, dịch vụ có nhiều tiện ích cho khách hàng như: thu hộ thuế, dich vụ bảo quản và ký gửi, dịch vụ môi giới, dịch vụ
m,ua bán nợ, dich vụ cho thuê tài chính,..
Nâng cao năng lực công nghệ: Chuẩn hóa hệ thống thông tin, phát
triển hệ thống ngân hàng bán lẻ có tính tiêu chuẩn cao, hệ thống ngân hàng bán buôn vàp phát triển tài trợ thương mại. Trong hệ thống ngân hàng máy móc thiết bị
về truyền tin cần tiếp tục hiện dại hóa công nghệ là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh được xem là tất yếu, là sự sống còn, là động lực phát triển của
mỗi tổ chức trong thành phần kinh tế. Có cạnh tranh thì mới phát hiện ra những thế
mạnh để mình phát huy, những yếu kém để khắc phục, những cơ hội để tận dụng và những thách thức cần vượt qua.. Đặc biệt , trong xu thế hội nhập, cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Ngành Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Thủ Đô nói riêng không đi ra ngoài xu thế đó. Chi nhánh cần phải thực sự có nhiều nỗ lực trong
việc đầu tư để củng cố nâng cao năng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản
lý và chất lượng nhân lực, đầu tư mua sắm và ứng dụng các công nghệ hiện đại để
phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trên thị trường.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình Kinh tế Đầu tư –PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt-NXB thống kê-
Đại học kinh tế Quốc dân
2.Các trang web của các NHTM
3.Giáo trình Ngân hàng Thuơng Mại-PGS.TS Phan thị thu Hà-NXB Thống
4.Thời báo Kinh tế