Định hướng phát triển của BHXH Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009 (Trang 51 - 53)

- Thường xuyên cập nhật kịp thời lên mạng nội bộ dữ liệu quá trình đóng của

3.1.Định hướng phát triển của BHXH Việt Nam đến năm

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU Ở VIỆT NAM

3.1.Định hướng phát triển của BHXH Việt Nam đến năm

3.1.1 Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát mà toàn ngành đặt ra là: Đảm bảo quyền bình đẳng tham gia BHXH đối với tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người lao động tham gia BHXH. Từ đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Các mục tiêu được cụ thể như sau:

Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý thu và chi trả các chế độ BHXH cho kịp thời và nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, trên cơ sở từng bước mở rộng các chế độ trợ cấp BHXH để đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động và hòa nhập với quốc tế. Với nguyên tắc thu là thu đúng, thu đủ còn thực hiện chi trả đúng đối tượng, kịp thời, đầy đủ.

Giảm dần nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước, tăng tích lũy của BHXH để tiến tới cân đối thu - chi quỹ BHXH. Theo quy định của Nhà nước thì những người lao động nghỉ hưu trước năm 1995 thì do NSNN đảm bảo và khi quỹ BHXH thâm hụt thì NSNN hỗ trợ một phần.

Nâng cao năng lực quản lý của BHXH Việt Nam theo hướng tinh, gọn bộ máy, hoạt động có hiệu quả nhằm đáp ứng sự phát triển của ngành và không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín phục vụ người tham gia BHXH.

Đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính trong toàn ngành. Chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ người dân. Đây cũng là một việc cần làm ngay để tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhanh gọn các công việc của dân.

Bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHXH, BHYT bằng cách: tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH, BHYT từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, BHYT. Thực hiện chi đúng, đủ và kịp thời, giảm dần nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước, bảo đảm cân đối quỹ lâu dài, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn, chu đáo hơn cho người lao động khi tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Tiền tồn tích của Quỹ bảo hiểm xã hội được đầu tư để bảo tồn và tăng trưởng đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuyên truyền, phổ biến chính sách, các quy định pháp luật về BHYT, BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chế độ

chính sách BHXH, BHYT. Đây là một nội dung quan trọng nhằm làm cho mọi người hiểu biết được bản chất cũng như nguyên tắc hoạt động của BHXH, BHYT là đóng và hưởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro. Mặt khác làm rõ bản chất của BHXH, BHYT, quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể của người tham gia, cũng có nghĩa là làm cho mọi người hiểu và phân biệt được sự giống nhau, khác nhau giữa BHXH, BHYT với các hình thức bảo hiểm thương mại khác.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình thực hiện BHXH, BHYT. Đặc biệt, trong quy trình cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”.

Tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009 (Trang 51 - 53)