Bao gồm nguyên giá bình quân tài sản cố định, doanh thu thuần, hao mòn vô hình, rủi ro, vốn lu động bình quân trong kỳ.
- Nguyên giá bình quân tài sản cố định: là nhân tố có quan hệ ngợc chiều với hiệu suất sử dụng tài sản cố định (trong điều kiện các nhân tố khác không đổi). Khi nguyên giá bình quân tài sản cố định tăng thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm và ngợc lại.
- Doanh thu thuần: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, doanh thu thuần sẽ tỷ lệ thuận với sức sản xuất của tài sản cố định (sức sinh lợi của tài sản cố định). Nếu doanh thu thuần trong kỳ tăng lên sẽ làm cho thời gian của một vòng luân chuyển vốn lu động giảm, tốc độ luân chuyển vốn lu động tăng và ng- ợc lại.
- Hao mòn vô hình: đây là một nguyên nhân đáng kể tạo nên sự chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách. Nhất là trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến cho tài sản cố định thờng xuyên đối mặt với nguy cơ bị hao mòn vô hình nhanh chóng.
- Rủi ro: trong qúa trình sản xuất kinh doanh,doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro gây thiệt hại, h hỏng làm giảm khả năng sản xuất tài sản cố định. Đây có thể là khủng hoảng kinh tế, thiên tai, chiến tranh,...
- Vốn lu động trong kỳ: là nhân tố có quan hệ tỷ lệ nghịch với tốc độ luân chuyển của vốn lu động. Khi vốn lu động bình quân tham gia luân chuyển trong kỳ tăng, thời gian của vòng luân chuyển dài thì tốc độ luân chuyển chậm và ngợc lại. Đây
là một vấn đề quan trọng gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ của vòng luân chuyển nhỏ, vòng vốn quay nhanh, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh, nhằm tái tạo mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngợc lại, nếu thời gian của vòng luân chuyển dài sẽ là gánh nặng gây ứ động vốn, tăng lãi trả các khoản vay nợ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiêp.
-Lạm phát: nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền bị giảm sút. Nếu doanh nghiệp không có những biện pháp quản lý kịp thời thì vốn lu động sẽ mất dần theo sự trợt giá của tiền tệ.