Huyện Thanh Trì nằm ở phía nam Hà Nội, bắc giáp quận Hoàng Mai, đông giáp sông Hồng (bên kia sông là huyện Gia Lâm), nam giáp huyện Thường Tín (tỉnh Hà Tây), tây giáp quận Thanh Xuân. Đến tháng 6/2003:
- Diện tích đất tự nhiên: 9800 ha.
- Dân số ước: 257.000 người, số người trong độ tuổi lao động người, trong đó tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm và có việc làm ổn định rất thấp, số lao động chuyển sang các ngành nghề khác đạt 20%.
Tỷ lệ hộ giầu 30%, tỷ lệ hộ nghèo 1,1%, thu nhập 1 năm của người nông dân bình quân 300.000 đồng.
- Hiện có 15 xã và 01 thị trấn.
* Thuận lợi và khó khăn.
Thanh Trì là 1 huyện ngoại thành của đô thị lớn, lại nằm trên trục lộ giao thông chính nên có nhiều thuận lợi về giao thông, bưu điện, có thị trường lớn tiêu thụ lương thực, thực phẩm, các sản phẩm dịch vụ, thương mại phục vụ đô thị, cũng như việc sử dụng lao động nông nhàn, tạo nhiều nguồn thu cho người dân hay hưởng lợi do giá đất ven đô tăng nhanh…
Là một huyện ngoại thành nên Thanh Trì cũng có những khó khăn của huyện ngoại thành, đó là môi trường sản xuất kinh doanh không ổn định, phụ thuộc trực tiếp vào mọi sự biến động của thị trường đô thị, khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất chế biến thấp thua các doanh nghiệp nội thành,
nguồn vốn đầu tư đa dạng. Đồng thời là huyện ngoại thành còn là nơi có tình hình trật tự an ninh, tệ nạn xã hội có cơ hội phát triển…
Thanh trì là vùng đất trũng nhất của Hà Nội, là nơi có diện tích ao đầm lớn nhất so các huyện ngoại thành Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi cho Thanh Trì phát triển nghề nuôi trồng Thuỷ sản. Thanh Trì là nơi chứa nước thải của Hà Nội, tất cả các loại nước thải của thành phố Hà Nội đều theo các sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu đổ về đây, sau đó qua sông Nhuệ chảy về Hà Tây và qua hệ thống bơm tiêu đổ ra sông Hồng. Cùng với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng của đô thị và ảnh hưởng của các nhà máy sử dụng hoá chất ở Thanh Trì, của Nghĩa trang thành phố….làm cho môi trường của huyện bị ô nhiễm ngày càng nặng thêm, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện: cá chết, gia súc gia cầm dịch bệnh, tỷ lệ người bị bệnh đường hô hấp, phụ khoa cao nhất thành phố…
Về cơ sở hạ tầng: Đây là huyện có diện tích canh tác bị thu hẹp nhanh trong vòng 3 năm qua do mở đường 1B, vành đai 3, đường 70 cầu Thanh Trì, và gần đây nhất là 09 xã bị cắt về quận mới Hoàng Mai. Ngoài ra sự phát triển các khu đô thị mới như Pháp Vân… cũng làm cho hàng vạn người dân thất nghiệp, giá đất đai các xã vùng vên đô tăng nhanh, nhiều gia đình bán đất thu những khoản thu tiền lớn bất ngờ, ruộng đất canh tác bị giảm, nạn thất nghiệp tăng, tệ nạn nghiện hút có xu hướng gia tăng, phát sinh tình trạng đua đòi, ngại lao động. Mặt khác, do triển khai các dự án, người dân có tiền được đền bù nên đã tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng nguồn vốn huy động và giải toả được nhiều khoản nợ khê đọng khó đòi.
*Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì giai đoạn 2001-2004
Biểu số1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì.
Đơn vị tính: Triệu đông,%
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
Tổng giá trị các nghành KT(tr.đ) Tốc độ tăng theo giá cố định(%)
395.382 11,9 436.115 10,98 499.979 14,62 557.094 11,72 1.Tổng giá trị nông lâm thuỷ sản
-Tỷ trọng (%)
-Tốc độ tăng theo gía cố định(%)
206.827 52,3 6,9 211.640 48,5 3,1 221.879 44,4 4,9 229.350 41.4 3.5 Trong đó: +Ngành trông trọt: -Tỷ trọng(%)
-Tốc độ tăng theo giá cố định(%)
107.208 27,1 7,6 97.313 22,3 0,9 105.187 21,1 7,9 106.924 19,9 1,6 + Ngành chăn nuôi -Tỷ trọng(%)
-Tốc độ tăng theo giá cố địng(%)
65.918 16,7 7,7 72.172 16,5 12,0 73.653 14,7 2,1 76.506 13,7 3,8 + Ngành thuỷ sản
-Tốc độ tăng theo giá cố định(%)
33.701 3,2 42.155 25,7 43.039 2,4 40.145 7,5 2. Gía trị CN - TTCN - XDCB -Tỷ trọng (%)
-Tốc độ tăng theo giá cố đinh(%)
134.655 34,06 159.475 36,5 26,2 199.510 39,9 25,8 234,978 42,0 17,58 3. Giá trị TM - DV -Tỷ trọng(%)
-Tốc độ tăng theo gía cố định(%)
53.900 13,36 65.000 14,9 27,6 78.590 15,7 20,9 78.359 16,6 17,83
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện Thanh Trì
Như vậy tốc độ phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì cũng khá cao và tương đối ổn định, năm nào cũng trên 10%. Tuy nhiên đây vẫn là huyện nghèo của thành phố Hà Nội: thu ngân sách hàng năm chỉ đạt trên dưới 40 tỷ VNĐ, chưa bằng 1/3 mức chi ngân sách.
Tuy tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm dần, tốc độ tăng trưởng chậm hơn các ngành khác nhưng vẫn là thành phần chủ yếu của kinh tế huyện Thanh Trì.
- Về trồng trọt: Sản xuất ra giá trị chủ yếu cho ngành nông nghiệp, trong những năm qua cơ cấu của ngành sản xuất nông nghiệp đã có sự thay đổi nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt chậm và thất thường, do mất mùa năm 2001, do diện tích canh tác bị thu hẹp. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2001 là 7.227 ha.
Cây Lúa: diện tích lúa năm 2001 là 5.511 ha (76%) giảm xuống còn 4.848 ha ở năm 2003 do đô thị hoá và chuyển sang nuôi trông thuỷ sản. Năng suất lúa bình quân đạt 87,31 tạ/ha năm 2003 giảm 3 tạ/ha so năm 2002, do sâu bệnh và chuột phá. Sản lượng năm 2003 đạt 21.479 tấn, đã và đang sử dụng các giống lúa mới, lúa đặc sản.
Cây Ngô: diện tích trồng ngô là 466 ha, năng suất 35 ta/ha, sản lượng 1.631 tấn.
+ Diện tích rau đậu các loại 1.645 ha ( 23%) tăng 227 ha, sản lượng 6.546 tấn, trong đó: diện tích rau an toàn152 ha, diện tích hoa cây cảnh 85 ha và tăng dần diện tích lên với giống hoa mới như hoa: đông tiền, hoa ly…
+ Cây lạc có diện tích hàng năm từ 110 - 120 ha, năng suất từ 25 - 27 tạ/ha.
- Về chăn nuôi:
+ Đàn lợn tăng dần hàng năm, bình quân mỗi hộ nông dân nuôi từ 1,5- 1,8 con/năm. Đàn lợn năm 2003 có đến 41.674 con, trong đó lợn nái có khoảng 850 con, số lợn nái ngoại có khoảng 141 con, ngoài ra còn có nhiều giống lợn siêu nạc.
+ Đàn gia súc, gia cầm: có xu hướng giảm do diện tích chăn thả bị thu hẹp và diện tích đất canh tác, ao hồ bị san lấp làm đường giao thông, nhà ở, khu công nghiệp,ô nhiễm môi trường. Hiện đang triển khai thí điểm các loại vịt siêu trứng, gà Tam hoàng, gà Ai cập, ngan Pháp…
+ Phát triển đàn Trâu Bò: Bò sữa có xu hướng phát triển khá, tăng từ 62 con (năm 2000) lên 147 con (6/2003), ngoài ra còn phát triển đàn bò thịt, tổng số đàn trâu bò của huyện năm 2003 là 1.717 con, riêng xã Vạn Phúc đã có đàn bò thịt hơn 400 con.
Nuôi trồng thuỷ sản: Việc nuôi trồng thuỷ sản của Thanh Trì luôn bị đe doạ của tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Để khắc phục tình trạng này, hai năm gần đây Thanh Trì đã chuyển hướng mạnh từ nuôi quảng canh, thuỷ sản giá trị thấp sang thâm canh với các loại thuỷ sản giá trị cao, và chuyển đổi các ruộng trũng sang nuôi cá. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.030 ha. Trong đó, diện tích nuôi cá 989 ha (có 90 ha thả cá Rô phi đơn tính), diện tích nuôi tôm càng xanh đã nuôi có kết quả tốt trên 40 ha. Đang nuôi thực nghiệm cá Ba Sa. Diện tích cá chim trắng đạt gần 10 ha và cũng đang trong quá trình thử nghiệm. Một số xã vùng trũng như: Vĩnh Quỳnh, Đại áng, Tả Thanh Oai đang chuyển sang 1 lúa, 1 cá hoặc chuyên cá.
Năm 2003, huyện có 58 HTX dịch vụ nông nghiệp, trong đó có: 7 HTX xếp loại khá, 38 HTX loại trung bình, 13 HTX loại yếu. Kinh tế trang trại phát triển khá, hiện nay có 75 trang trại.
b/ Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, có tốc độ tăng trưởng khá, nhiều cơ sở sản xuất đẫ có thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Đang hình thành một số khu công nghiệp tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Vĩnh Tuy, Ngọc Hồi và đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống như: Tân Triều, Vạn Phúc.
Các ngành mũi nhọn của huyện là ngành sản xuất kim loại, công nghiệp dệt, sản xuất trang phục thuộc da, sản phẩm từ cao su, platic….Các cơ sở công nghiệp đều cũ, lạc hậu và nhỏ bé như: Phân lân Văn điển, Pin Văn điển, cơ khí Tam Hiệp, cơ khí Giải Phóng…
Thương mại và dịch vụ phát triển tương đối mạnh, phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Mạng lưới các chợ làng, xã phát triển thiếu quy hoạch, chưa hình thành các chợ đầu mối tập trung. Đến năm 2003, toàn huyện có 9 doanh nghiệp, 3 HTX kinh doanh dịch vụ và 4.214 hộ kinh doanh, trong đó có 269 hộ kinh doanh dịch vụ vận tải, 3.945 hộ kinh doanh buôn bán.
* Những tồn tại:
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói chung còn chậm.
Chưa hình thành các vung sản xuất tập trung lớn. Chưa phát triển được nhiều mô hình kinh tế trang trại. Do việc giao đất rất manh mún, người dân ngại xin thủ tục chuyển đổi đất đai, khó tập trung tích tụ đất để hình thành các vung tập trung vào kinh tế trang trại.
Đầu tư còn giàn trải, nguồn vốn đầu tư không tập trung.
Xây dựng và phê duyệt quy hoạch còn chậm, nên việc tập trung đầu tư theo quy hoạch còn hạn chế.
Hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp còn hạn chế, chưa làm tốt các khâu dịch vụ cho nông dân, chưa mở rộng đa dạng hoá các ngành nghề.
Nhìn chung, kinh tế của huyện Thanh Trì phát triển chậm so với các huyện ngoại thành, do hoàn cảnh địa lý, môi trường có nhiều khó khăn. Đây cũng là những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng và kinh tế của huyện nói chung.